Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình chọn giống và nhân giống - chương 4 pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
89
Chương IV
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC
CỦA VẬT NUÔI
4.1 Khái niệm về sinh trưởng và phát dục
4.1.1 Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị
hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận
và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước.
Từ định nghĩa trên, có thể nói sinh trưởng như là kết quả của sự tác
động tương hỗ của các hệ thống tổ chức và chức năng của cơ thể. Sinh
trưởng là tổng thể của các quá trình xẩy ra đồng thời của việc tăng lên về
mặt số lượng, thể tích bề mặt và kích thước, khối lượng của từng phần
cũng như toàn bộ cơ thể con vật.
Lee (1898) cho rằng sinh trưởng bao gồm các quá trình: tế bào
phân chia, thể tích tăng lên và hình thành các chất giữa các tế bào mà hai
quá trình đầu là quan trọng nhất.
Somangaozen (1935) cho rằng: “Sự phát triển của cơ thể sống là ở
chổ tăng lên về khối lượng của các phần hoạt động trong cơ thể, từ đó mà
năng lượng tự do trong cơ thể tăng lên. Sự phát triển được thực hiện qua
việc tăng lên các chiều, sự sinh sản của tế bào và các chất khác giữa các tế
bào”. Tất nhiên quá trình phát triển là kết quả của diễn biến trao đổi chất
trên cơ sở dinh dưỡng. Do trao đổi chất mà có điều kiện để tế bào sinh sôi
nảy nở và các chất giữa các tế bào hình thành. Các phần mới hình thành
lại lập tức đi vào quĩ đạo trao đổi chất nói chung, lại trở thành nguồn gốc
hiện lên các khối lượng mới của vật chất sống.
Gatner, 1922 cho rằng: quá trình sinh trưởng trước hết là do kết
quả của phân chia tế bào, tăng thể tích của tế bào tạo nên sự sống. Như
vậy sự sinh trưởng của sinh vật phải thông qua 3 quá trình:
- Phân chia tế bào bằng hình thức nguyên nhiễm để tăng số lượng tế
bào.
- Tăng thể tích của tế bào bằng quá trình sinh tổng hợp các chất trong
tế bào, đặc biệt là quá trình sinh tổng hợp protein xẩy ra tại riboxom.
- Tăng thể tích giữa các tế bào bằng cách tăng cường tổng hợp các
chất gian bào.
Về mặt sinh học như trên đã nói sự sinh trưởng được xem như là một
90
sự tổng hợp protein, cho nên người ta thường lấy việc tăng trọng lượng,
khối lượng làm chỉ tiêu tăng trưởng. Tăng trưởng thực sự là các tế bào mô
cơ có tăng thêm khối lượng, số lượng và kích thước các chiều. Sự tăng
trưởng được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi cơ thể đã
trưởng thành, được chia làm hai giai đoạn chính là giai đoạn trong bào thai
và giai đoạn ngoài thai. Thông thường tế bào phân chia mạnh ở giai đoạn
phôi thai phát triển. Tế bào tăng thể tích và các chất hình thành là cả một
giai đoạn từ phôi thai đến khi cơ thể hết lớn. Davenport (1899) viết rằng:
“...Sự sinh trưởng của cơ thể là tăng thể tích. Ðây không phải là phát triển
và phát dục. Ðây cũng không phải là tăng khối lượng, mặc dù tăng khối
lượng là một đặc trưng của sinh trưởng. Sinh trưởng tức là tăng các chiều
và có như thế là do hình thành các chất mới qua sự tổng hợp của plasmatức là nguồn nguyên liệu của đồng hóa - hoặc sự sinh trưởng cũng có thể
thực hiện được qua hấp thu. Sự tăng lên này có thể nhất thời hoặc cũng có
thể mãi mãi.” Như vậy cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình
chính: tế bào sinh sản và phát triển, trong đó sự phát triển của tế bào là
chính, vì nếu chỉ có sinh sản mà các tế bào con không lớn dần lên thì
không thể tăng thể khối của toàn cơ thể.
Tất cả những đặc tính của vật nuôi, dù về ngoại hình, thể chất hay sản
xuất, đều không phải có sẵn hoàn toàn trong các tế bào sinh duc; trong
phôi tử cũng không phải có đầy đủ ngay. Khi hình thành phôi thai, vẫn
tiếp xuất hiện, hình thành, hoàn chỉnh trong quá trình sinh trưởng của con
vật. Các đặc tính của các bộ phận hình thành trong quá trình sinh trưởng
tuy là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di truyền từ bố mẹ, nhưng
hoạt động mạnh hay yếu, hoàn chỉnh hay không còn do tác động của môi
trường.
4.1.2 Sự phát dục của vật nuôi
Phát dục là quá trình thay đổi về chất lượng, tức là tăng thêm, hoàn
chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể vật nuôi.
Như chúng ta đã biết, cơ thể bắt đầu từ trứng được thụ tinh phải
trải qua một con đường phức tạp mới đến giai đoạn trưởng thành. Con
đường phức tạp đó tuy thế là cả một sự nhịp nhàng, đồng bộ trong đó cấu
tạo và hoạt động của các phần, bảo đảm cho toàn bộ cơ thể có đầy đủ sinh
lực, trật tự trong sinh hoạt tổng thể. Trong sinh hoạt tổng thể đó, mối liên
quan giữa các bộ phận chính là kết quả của sự phát triển. Sự phát triển
không phải chỉ ở việc tăng chiều ngang, chiều dài, mà còn ở chổ chức
năng hoạt động, tính cách hoạt động của các bộ phận.
Cơ thể động vật không chỉ tăng chiều cao, chiều ngang, khối lượng
mà còn có sự thay đổi, tăng cường chức năng hoạt động, tính cách hoạt