Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình bệnh truyền nhiễm - Chương 4
MIỄN PHÍ
Số trang
33
Kích thước
541.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1563

Giáo trình bệnh truyền nhiễm - Chương 4

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương 4

PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

I. Các phương pháp phòng bệnh truyền nhiễm

1. Nguyên tắc chung của công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm

Nguyên lý công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là vận dụng những kiến

thức về ba pha của chu trình truyền lây mầm bệnh và các giai đoạn của quá trình sinh

dịch vào công tác thực tiễn.

Bệnh truyền nhiễm xảy ra được là do ba khâu của quá trình sinh dịch: nguồn

bệnh, các nhân tố trung gian truyền bệnh và động vật cảm thụ, và sự liên hệ giữa ba khâu

đó. Thiếu một trong ba khâu hoặc thiếu sự liên hệ giữa hai trong ba khâu đó thì dịch

không xảy ra được.

Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình sinh

dịch. Nhân tố trung gian truyền bệnh nối liền nguồn bệnh với cơ thể cảm thụ làm cho quá

trình sinh dịch thực hiện thuận lợi. Động vật cảm thụ là yếu tố làm cho dịch biểu hiện ra,

đồng thời nó lại biến thành nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên, được

thúc đẩy mạnh hơn.

Trên cơ sở phân tích vai trò và sự liên hệ giữa các khâu trên, công tác phòng

chống bệnh truyền nhiễm phải nhằm thực hiện cho được việc xóa bỏ một hoặc nhiều

khâu, hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu với nhau trong quá trình sinh dịch. Chỉ cần

cắt đứt một khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa những hai khâu, cũng đủ làm cho quá trình

sinh dịch không thực hiện được. Đó là nguyên lý cơ bản của mọi biện pháp phòng chống

bệnh. Đương nhiên, chỉ giải quyết được một cách căn bản việc đó khi nhận thức của con

người được nâng cao.

Khi chưa có dịch các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm đều nhằm đề phòng

dịch xuất hiện. Chủ chăn nuôi, chủ động vật chuyên chở phải chấp hành các yêu cầu thực

hiện các biện pháp phòng dịch được quy định trong Pháp lệnh thú y, các Nghị định thi

hành Pháp lệnh và Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho động vật, trong đó việc xây dựng

vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức và cơ quan quản

lý nhà nước liên quan ngành chăn nuôi. Các cá nhân và tổ chức chăn nuôi động vật phải

đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và phải chấp hành các quy định

của pháp luật về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Các tổ chức, cá

nhân có hoạt động liên quan vùng an toàn dịch bệnh động vật phải chấp hành các quy

định của pháp luật về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Chính phủ có

chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của

động vật, nhằm bảo đảm hiệu quả khống chế và thanh toán các dịch bệnh nguy hiểm của

động vật và những bệnh từ động vật lây sang người, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu động vật

và sản phẩm động vật, bảo đảm giảm dần số ổ dịch, số động vật mắc bệnh, tiến tới thanh

toán dịch bệnh. Trong việc xây dựng chương trình này Chính phủ có chỉ đạo các các bộ,

ngành có liên quan phối hợp Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản trong việc xây

dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật. Bộ Nông

nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản xây dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh

toán dịch bệnh động vật trình Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chương trình.

Các cơ quan quản lý nhà nước về thú y ở trung ương (Cục Thú y đối với dịch bệnh động

vật trên cạn và Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản đối với dịch

bệnh động vật dưới nước và lưỡng cư), UBND các cấp, Chi cục Thú y và Chi cục Quản

lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, các tổ chức và cá nhân chăn nuôi động

vật tùy theo quyền hạn và trách nhiệm của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện,

thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện, tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến

hướng dẫn và thực hiện các biện pháp khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật.

Khi dịch đã xuất hiện, muốn phòng bệnh lây lan rộng thì cần thực hiện các biện

pháp chống dịch nhằm dập tắt dịch, bao gồm, một mặt, tiêu diệt nguồn bệnh (điều trị

bệnh cho các động vật bệnh hoặc giết hủy hay giết mổ bắt buộc động vật bệnh) và, mặt

khác, phòng bệnh cho các động vật chưa mắc bệnh. Các biện pháp phòng dịch và biện

pháp chống dịch liên quan mật thiết với nhau. Các biện pháp tiêu diệt nguồn bệnh một

mặt là để thanh toán dịch nhưng đồng thời cũng bảo đảm cho động vật khỏe không bị lây

bệnh nên phòng ngừa dịch lan rộng. Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm ở nước ta

đã được quy định trong Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho gia súc và gia cầm trước đây

và Pháp lệnh thú y hiện nay, cũng như các văn bản liên quan do Nhà nước ban hành.

Để thực hiện các biện pháp phòng dịch cần thực hiện những biện pháp tổng hợp

tác động đến nhiều khâu của quá trình phát sinh dịch: đối với nguồn bệnh (vật mang

trùng khi chưa có dịch, cũng như vật mang trùng và vật bệnh khi có dịch), đối với đường

truyền lây và đối với động vật mẫn cảm.

2. Đối sách đối với nguồn bệnh

2.1. Với vật mang trùng

Đối với nguồn bệnh phải tiêu diệt hoặc hạn chế nguồn bệnh gieo rắc mầm bệnh ra

ngoài. Khi chưa có dịch phát ra, nguồn bệnh chỉ có thể là những vật mang trùng. Khi đó,

đối với vật mang trùng cần phải thực hiện các biện pháp dưới đây.

Phát hiện sớm, chủ động và tích cực. Phải có kế hoạch định kỳ phát hiện vật

mang trùng. Phát hiện động vật mang trùng rất khó. Có thể dùng phương pháp vi sinh vật

học để xét nghiệm các chất bài tiết, bài xuất,... nhưng kết quả thường không chắc chắn vì

con vật mang trùng chỉ bài xuất mầm bệnh một cách định kỳ. Có thể dùng phương pháp

huyết thanh học phát hiện kháng thể và kháng nguyên đặc hiệu trong một khoảng thời

gian nhất định. Tuy nhiên, cần chú ý rằng các phản ứng huyết thanh học phát hiện kháng

thể tuy dễ thực hiện nhưng kết quả thường khó giải thích. Phát hiện kháng nguyên đặc

hiệu thường dễ giải thích hơn nhưng việc thực hiện thường khó hơn do phản ứng thường

có độ nhạy thấp hơn và sự bài xuất mầm bệnh (kháng nguyên) từ vật sống mang trùng

không phải khi nào cũng xảy ra. Mầm bệnh có thể phát hiện một cách tương đối chắc

chắn hơn nhờ phương pháp chẩn đoán dị ứng đối với những bệnh có phản ứng dị ứng như

lao, tỵ thư, sẩy thai truyền nhiễm,... Phương pháp cho kết quả nhanh và nhạy hơn cả là

các phương pháp phân tích axit nucleic đặc hiệu mầm bệnh (PCR, RT-PCR, PCR￾RFLP,...) nhưng cũng còn nhiều trở ngại do sự bài xuất mầm bệnh từ vật mang trùng

không ổn định, xét nghiệm lại đòi hỏi tuyệt đối không được bị ô nhiễm từ những xét

nghiệm cũ trước đó và, vì vậy, thường đắt tiền. Vì vậy, phát hiện kháng nguyên bằng các

phản ứng huyết thanh học trực tiếp từ bệnh phẩm hoặc từ lứa cấy vi sinh vật mầm bệnh

đã được phân lập còn tiếp tục có thể là biện pháp được lựa chọn trong điều kiện hiện nay.

Cách ly triệt để những con vật đã phát hiện có mang trùng. Ở nhiều nước, những

con vật có phản ứng dương với bệnh lao, sẩy thai truyền nhiễm, tỵ thư được tập trung

thành đàn và nuôi riêng trong những trang trại cách ly. Nếu số lượng động vật mang

trùng ít thì có thể giết thịt. Việc cách ly con vật mang trùng với con khỏe ở nước ta còn

gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các cơ sở chăn nuôi tập trung bắt buộc phải có khu

chuồng nuôi cách ly. Nông hộ có thể vận dụng biện pháp cách ly gián tiếp như khi mua

thịt chợ đưa về nhà trong mọi trường hợp loại bỏ một cách triệt để lá hoặc giấy bao gói

hoặc thực phẩm nguồn gốc động vật khác mua từ chợ,... khỏi sự tiếp xúc với gia súc, gia

cầm của mình. Cần nghi ngờ rằng thịt có thể được lấy từ động vật không sạch bệnh.

Điều trị dự phòng những con vật mang trùng, nhất là những động vật quý đắt tiền.

Một số con vật mang trùng có khi có thể tự nhiên lành bệnh (bệnh sẩy thai truyền nhiễm),

một số có thể phát hiện triệu chứng và phải xử lý. Với những bệnh thường có hiện tượng

mang trùng, nếu không có phương pháp tốt để phát hiện mầm bệnh khi động vật còn sống

thì cần có biện pháp giải quyết ngay những con mắc bệnh khi xảy ra dịch (giết mổ bắt

buộc). Đối với những con mang trùng là dã thú hoặc côn trùng, ve bét,... thì phải dùng

mọi biện pháp tiêu diệt và có biện pháp ngăn ngừa chúng tiếp xúc với gia súc, gia cầm.

Với động vật mang trùng một số bệnh truyền nhiễm có tính lây thấp, ẩn tính và có

thể tái phát bất thường do genom virut tái tổ hợp vào nhiễm sắc thể ký chủ (như bệnh

bạch huyết bò,...) và những biện pháp điều trị không đưa lại kết quả mà chỉ làm duy trì

mầm bệnh (hay nguồn bệnh) trong tập đoàn thì cần thực hiện biện pháp giết mổ dần (giết

hủy chậm) và không sử dụng động vật vào mục đích lấy giống.

2.2. Các biện pháp đối với ổ dịch

Các biện pháp chống dịch truyền nhiễm được thực hiện ở ổ dịch thường nhằm

mục đích tiêu diệt nguồn bệnh, đồng thời phòng ngừa mầm bệnh lây lan sang những động

vật khỏe, không cho ổ dịch lan rộng hoặc khởi nguồn ổ dịch khác.

Các biện pháp chống dịch bao gồm phát hiện bệnh, tiêu diệt nguồn bệnh (điều trị

hoặc giết hủy động vật bệnh, hoặc áp dụng song song cả hai biện pháp), làm suy yếu hoặc

tiêu diệt các nhân tố trung gian truyền bệnh và làm tăng sức đề kháng của cơ thể động

vật. Các biện pháp đó cần được thực hiện khẩn trương, cùng một lúc thì mới đạt mục đích

dập tắt dịch.

a. Đối với động vật bệnh

Phải phát hiện sớm, khai báo nhanh, cách ly kịp thời và điều trị triệt để hoặc giết

hủy hay giết mổ bắt buộc theo hướng dẫn của chuyên môn thú y.

Phát hiện bệnh sớm: Phải dùng mọi biện pháp chẩn đoán để phát hiện bệnh đúng

và sớm. Nếu chẩn đoán còn nghi ngờ, chưa có điều kiện xác định bệnh chắc chắn thì

cũng phải có kết luận sơ bộ chẩn đoán và có biện pháp đề phòng bệnh lây lan. Nguyên

tắc cần tuân thủ đối với dịch bệnh truyền nhiễm là một khi có con vật sốt chưa rõ nguyên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!