Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình bệnh học trẻ em
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỆNH HỌC TRẳ EM
I NGUYÊN
iỌC LIỆU
m
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC sư PHẠM
LÊ THỊ MAI HOA
Giáo trình
BỆNH HỌC TRỄ EM
• t
(Dùng cho sinh viên ngành S ư phạm M ẩm non)
(In lần thứ mười)
NHÀ XUẤT BÀN ĐẠI HỌC SƯPHẠM
m
U N I V E R S I T Y OF E D U C A T I O N P U B L I S H I N G H O U S E
GlAO TRlNH BỆNH HỌC TRẺ EM
Lê Thị Mai Hoa
Sách được xuát bản theo chỉ đạo biên soạn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
phục vụ công tác đào tạo.
•' V f • ĩ ■ Bản quyển xuất ban thuộc vé Nhà x u it bản Đại học Sư phạm.
Mọi hlnh thức iao chép toần bô.ha^ môt phán hoăccáỊt hình thức phát hành
mầ không cá ịự ẹho p ^ p trƯỚG bàkjj văn bản
của Nhè xuất bản Đại học Sư phạm đéụ là vi phạm pháp luật.
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quỷ vị độc giả
để sách ngày càng hoàn thiệrì hơn. Mọi góp ý vể sách, liên hệ vể bàn tháo và dịch vụ bàn quyển
xin vui lòng gửi về địa chỉ email: [email protected]
Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế: ISBN 978-604-54-3072-9
2
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đẩu...................................................................................................................................5
Phần A. LÍ THUYẾT................................................................................................................... 7
Chương I. Đại cương vế bệnh trẻ em .................................................................................7
I. Tầm quan trọng của môn học và một số khái niệm về phòng bệnh.......................... 7
II. Sự tăng trưởng thể chất và phát triển tâm vận động ở trẻ em....................................8
III. Đặc điểm bệnh lí của trẻ em qua các thời kì phát triển............................................ 16
IV. Tình hình bệnh, tật và tử vong ở trẻ em ..................................................................20
V. Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em........................................................... ......22
VI. Theo dõi sức khoẻ và phòng dịch............................................................................ 26
Câu hỏi ôn tập chương 1..........................................................................................................31
Chương II. Các bệnh thường gặp ở trẻ em..................................................................... 32
I. Các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa.................................................32
II. Bệnh thuộc hệ tiêu hóa.............................................................................................. 49
III. Các bệnh thuộc hệ hô hấp....................................................................................... 64
IV. Các bệnh thuộc hệ tiết niệu..................................................................................... 77
V. Bệnh thấp tim .............................................................................................................82
Câu hỏi ôn tập chương II........................................................................................................ 86
Chương III. Các bệnh chuyên khoa................................................................................. 87
I. Bệnh về mắt.................................................................................................................87
II. Bệnh sâu răng.............................................................................................................90
III. Bệnh ngoài da............................................................................................................93
Câu hỏi ôn tập chương III................................................................................................... 100
Chướng IV. Bệnh truyền nhiễm ở trẻ e m ......................................................................101
I. Đại cương về bệnh truyền nhiễm..............................................................................101
II. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp........................................................................ 104
Câu hỏi ôn tập chương IV .................................................................................................... 126
Chương V. Thuốc và cách sử dụng thuốc cho trẻ e m ...............................................127
I. Đại cương về thuốc....................................................................................................127
II. Cách dùng thuốc cho trẻ em ................................................................................... 129
Câu hỏi ôn tập chương V .................................................................................................... 133
Chương VI. Phòng và xử trí ban dầu m ột số bệnh và tai nan thường gặp
ở trẻ em .....................................................................’....................................... 134
I. Phòng và xử tri ban đầu một số bệnh thường gặp...................................................... 134
II. Một số kĩ năng phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ố m ...................................................138
III. Bảo đảm an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường g ặ p ................................140
IV. Cách phòng tránh và xử trí ban đầu một số tai nạn.................................................143
Câu hỏi ôn tập chương VI..................................................................................................... 153
Chương VII. Giáo dục phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm n o n ............154
I. Mục tiêu giáo dục phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non................ 154
II. Nội dung giáo dục phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non..............154
III. Phương pháp giáo dục phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mẩm non.... 155
IV. Hình thức tổ chức giáo dục phòng bệnh và đảm bảo an toàn
cho trẻ mầm n o n ...........................................................................................................157
V. Một số hoại động cụ th ể .............................................................................................. 159
VI. Một số lưu ý trong chăm sóc - giáo dục trẻ khuyết tậ t..........................................161
Cáu hỏi ôn tập chương VII.......................................................................................................... 162
Phần B. THỰC HÀNH...................................................................................................................163
I. Pha dung dịch Oresol...................................................................................................... 163
II. Nấu nước cháo m uối...................................................................................................... 164
III. Cấp cúu ngừng thở và ngừng tim.................................................................................164
Tài liệu tham khảo........................................................................................................................ 166
4
LỜI NÓI ĐẨU
Chúng tôi biên soạn cuốn G iáo trình bệnh học trẻ em nhằm đáp ứng
nhu cầu của sinh viên đại học ngành Giáo dục M ầm non hiện nay.
N ội dung giáo trình cung cấp m ột số kiến thức cơ bản, những kĩ năng
cần thiết dể sinh viên sau khi ra trường có thể áp dụng vào việc tổ chức
phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ ở tất cả các đối tượng m ầm non và ở
các độ tuổi khác nhau. Đ ồng thời giáo trình còn cung cấp kiến thức, k ĩ năng
về giáo dục phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ m ầm non để đáp ứng
việc đổi m ới chương trình chăm sóc - giáo dục m ầm non.
Trong quá trình biên soạn, dù đã rất cố gắng, song giáo trình khó tránh
khỏi những thiếu sót. V ì vậy, chúng tôi rất m ong sự góp ý của các nhà
chuyên m òn, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc gần xa để khi tái bản nội dung
cuốn sách được tốt hơn.
T ác giả
5
Phần A
LÍ THUYẾT
Chương I
ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRẺ EM
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN HỌC VÀ MỘT s ố KHÁI NIỆM
VỂ PHÒNG BỆNH
1. Tầm quan trọng của môn Bệnh học trẻ em
Trẻ bị bệnh không những ảnh hưởng tới tính mạng, tới sự phát triển về thể chất
mà còn ảnh hường tới sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Để đảm bảo cho trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ thì
nhiệm vụ cần thiết đối với giáo viên mầm non, các nhà chuyên môn khác và cả các
bậc cha mẹ, những cán bộ mẩm non phải hiểu biết các đặc điểm sinh lí, bệnh lí và
tâm vận động của các thời kì phát triển cơ thể trẻ em và ứng dụng vào việc chăm
sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khòe trẻ em và giáo dục trề.
Sinh viên ngành Mẩm non phải được trang bị những kiến thức, kĩ năng cẩn
thiết về bệnh trẻ em, đảm bảo an toàn cho trẻ đế từ đó có thể áp dụng vào việc tổ
chức phòng bệnh, đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn, phát hiện bệnh sớm, biết
xử lí bước đẩu và chăm sóc khi trẻ bị ốm, bị tai nạn cho trẻ ở tất cả các đối tượng
mầm non và ờ các độ tuổi khác nhau. Đồng thời giáo trình còn cung cấp kiến thức,
kĩ năng về giáo dục phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non để đáp ứng
với việc đổi mới chương trình chăm sóc - giáo dục mẩm non. Vì vậy, việc đưa
môn “Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non " vào chương trình chăm
sóc — giáo dục trẻ em của ngành Mầm non là một yêu cầu cấp bách, bức thiết.
2. Khái niệm vể bệnh trẻ em
Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang lớn và đang trưởng thành. Đó là hai quá trình
sinh học cơ bản của trẻ. Khái niệm lớn chỉ sự tăng về kích thước, số lượng. Khái
niệm trường thành chỉ sự hoàn hảo về chức năng, thay đổi về chất lượng.
Vì vậy, yêu cầu cơ bản về sức khỏe trẻ là được lớn và trưởng thành tới mức
tối đa.
7
ở trẻ khỏe m ạnh bình thường, các hệ cơ quan hoạt động theo những chức
năng nhất định và ở những chỉ số cho phép.
T rẻ bị bệnh lù sự lớn và sự trưởng thành của cơ th ể trẻ bị rối loạn, quá trình
sinh học của trẻ không được bình thường.
Ví dụ:
- Để đánh giá sự phát triển thể chất, người ta có thể dựa vào cân nặng qua các
độ tuổi cùa trẻ:
+ Ở trẻ sơ sinh đủ tháng trọng lượng trung bình từ 2,5kg đến 3kg, nếu trọng
lượng duới 2,5kg coi như trẻ đẻ non, đẻ yếu hay suy dinh dưỡng bào thai.
+ Trong năm đẩu, khi trẻ 5 - 6 tháng, trọng lượng gấp đôi khi đẻ, n íu dưới
mức đó là trẻ suy dinh dưỡng.
- Hệ tiêu hóa có chức năng tiêu hóa thức ăn, thải các chất cặn bã ra ngoài.
Nhưng khi ăn vào thức ăn không được tiêu hóa, trẻ nôn trớ, đại tiện phán sống
hoặc số lẩn đại tiện trong ngày nhiều hcm... đó là trẻ đã bị bệnh vể đường tiêu hóa.
- Hoặc chức năng của các cơ quan khác như của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn khi
nhịp thở nhanh, nhịp tim nhanh theo độ tuổi coi như trẻ đã bị bệnh,...
3. Khái niệm phòng bệnh trẻ em
Bảo vệ sức khỏe gồm 4 khâu: tăng cường sức khỏe, phòng ngừa, chữa bệnh và
phục hồi chức năng. Ngành Giáo dục Mầm non có trách nhiệm trực tiếp chăm sóc sức
khỏe trẻ em, trong đó việc tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật là quan trọng.
Phòng ngừa bệnh là tổ chức và thực hiện các biện pháp dự phòng cho trẻ
không mắc bệnh như: nuôi dưỡng đẩy đủ, tiêm chủng, luyện tập sức khỏe, vệ sinh
môi trường. Muốn vậy, cần phải hướng dẫn cho các bậc cha mẹ, xã hội cách chăm
sóc giáo dục sức khòe cho trẻ. Đ ó là theo dõi sự phát triển của trẻ, phát hiện bệnh
sớm, cải thiện cuộc sống, tổ chức sinh hoạt tinh thần thoải mái, hạn chế được trẻ
hư hỏng. Những trẻ tật nguyền hội nhập được với xã hội. Không ngừng nâng cao
kĩ thuật, chất lượng chăm sóc, xử lí cấp cứu tại các trường mầm non để giảm bớt tỉ
lệ tử vong và di chứng, đem lại hạnh phúc cho trẻ em, gia đình và xã hội.
II. S ự TÃNG TRƯỞNG THỂ CHẤT VÀ PHÁT TRIEN t â m v ậ n đ ộ n g
ở TRÈ EM
1. Đặc điếm chung về cơ thể trẻ em
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, vì vậy tăng trường là m ột đặc
điém sinh học cơ bản cùa trẻ em. Nghiên cứu tăng trường được xem là khoa học
cơ bản của Nhi khoa.
Tăng trường (growth) là một khái niệm bao gồm quá trình lớn và phát triển.
Quá trình lớn chỉ sự tãng khối lượng do sự tăng sinh và phì đại của tế bào, còn quá
trình phát triển chỉ sự biệt hóa về hình thái và sự trường thành về chức năng của
các bộ phận và hệ thống trong cơ thể. Hay nói một cách khác, có hai loại tăng
trường: tăng trưởng về thể chất hay thân thể và tăng trường về chức năng. Hai quá
trình này có mối liên quan mật thiết với nhau, nhưng thời điểm trường thành (chín
muồi) không giống nhau.
1.1. S ự tăng trưởng th ể chất ở trẻ em
1.1.1 .T rè sơ sinh
Chiều cao cùa trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới đẻ là 50 ± 1,6cm đối với con trai và
49,8 ± l,5cm đối với con gái. Cân nặng của trẻ trai là 3100 ± 350g và trẻ gái là
3060 ± 340 (theo số liệu điều tra năm 1995).
Cân nặng và chiều cao của con dạ thường lớn hơn con so và con trai thường
lớn hơn con gái.
Sau sinh, cân nặng thường giảm đi khoảng 6 - 8% trọng lượng lúc mới sinh,
nghĩa là khoảng 150 - 300g, và sẽ đạt được cân nặng ban đầu vào ngày thứ 10 sau
đẻ. Trẻ đẻ non thì tỉ lệ sút cân nhiều hơn và sự phục hổi chậm hơn.
1.1.2. Trong năm đầu
Cán nặng và chiều cao tiếp tục tăng nhanh, nhất là trong ba tháng đầu, sau đó
chậm dẩn.
* Cân nặng
Tăng gấp đôi vào tháng thứ 4 và 5, và gấp 3 vào cuối năm. Trong 6 tháng đầu,
mỗi tháng cân nặng tăng trung bình là 700g/tháng, nhưng 6 tháng sau chỉ tăng
được 250g/tháng.
* Chiêu cao
Cũng như cân nặng, trong ba tháng đầu, mỗi tháng chiều cao cùa trẻ tăng được
từ 3,5 - 3cm, ba tháng tiếp theo tăng từ 2cm/tháng, còn sáu tháng cuối chỉ tăng được
từ 1,5 - lcm mỗi tháng.
Như vậy đến cuối năm, chiều cao cùa trẻ trai đạt được 74,54 ± 2,3cm và trẻ
gái được 73,35 ± 2,89cm.
1.1.3. Tre’ trên 1 tuổi
* Từ 2 - 10 tuổi đối vói trẻ gái và từ 2 - 12 tuổi đối với trẻ trai cân nặng tăng
chậm, trung bình mỗi nãm tăng được l,5kg.
9
Cân nặng trẻ gái thường nhẹ hơn trẻ trai khoảng lkg. Nhưng từ 12 - 14 tuổi,
cân nặng trẻ gái lớn hơn trẻ trai, do có sự tăng trưởng nhảy vọt của tuổi vị thành niên
ở trẻ gái (tuổi vị thành niên ở trẻ gái thường đến sóm hơn trẻ trai từ 1 đến 2 năm).
Trong giai đoạn nhảy vọt này, cân nặng tăng trung bình từ 3 - 3,5kg, đối với
trẻ gái đỉnh cao là 4kg/năm . Còn đối với trẻ trai là 4 - 4,5kg/năm và đỉnh cao là
5kg/năm.
Sau giai đoạn này tốc độ tăng chậm dần.
* Cũng tương tự như sự phát triển cân nặng, tốc độ tăng chiều cao từ năm thứ
hai trở đi chậm hơn năm đầu, mỗi nãm tăng từ 7,5 - 6,5cm và sau đó mỏi năm
tăng được 4cm đối với trẻ gái và 4,5cm đối với trẻ trai, cho đến giai đoạn dậy thì
lại có sự tăng vọt. Trong giai đoạn này chiều cao tăng trung bình là 5,5cm và đỉnh
cao là 9cm/năm đối với nam và 5cm /nãm và đỉnh cao là 8cm/năm đối với nữ, sau
đó tốc độ tăng chiều cao giảm nhanh.
Để ước tính chiều cao cho trẻ em > 1 tuổi, có thể áp dụng công thức sau:
X (cm) = 75 + 5 (N - 1)
(X: chiều cao, N: số tuổi tính theo năm)
Về cân nặng, trẻ từ 2 - 10 tuổi, tính theo cóng thức:
X (kg) = 9 + 1,5 (N - 1)
(X: cân nặng tính bằng kg, N: sô' tuổi tính theo năm).
1.1.4. Biểu đồ tăng trưởng (growth chart)
Để đánh giá sự phát triển cơ thể trẻ em thì việc theo dõi cân nặng, chiều cao liên
tục từ lúc lọt lòng cho đến lúc trưởng thành là rất quan trọng. Tuy nhiên cân nặng là
chỉ tiêu thay đổi nhanh, phản ánh được tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em,
cho nên người ta sử dụng biểu đồ cân nặng. Để có thể so sánh tình trạng dinh dưỡng
của trẻ em của các nước, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo các nước sử dụng
thống nhất một biểu đổ cân nặng chuẩn dựa theo số liệu của Trung tâm Quốc gia
Thống kê Sức khỏe của Hoa Kì (NCHS - National Center for Health Statistics).
Hiện nay đường biểu diễn cân nặng của trẻ em nước ta nằm trong khoảng từ X
đến X - 2SD của biểu đồ cân nặng chuẩn. Điều này phản ánh tình trạng dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cùa nước ta tuy có tốt hơn nhưng vẫn còn đáng lo ngại.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
Quá trình tăng trưởng cùa trẻ em chịu ảnh hưởng tương tác của hai yếu tố cơ
bản là di truyền và môi trường.
10
* Di truyền:
- Giới, chủng tộc.
- Các yếu tố gen.
- Các bất thường bẩm sinh.
* Môi trường:
- Trước sinh.
- Bà mẹ.
- Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Khí hậu, mùa.
- Hoạt động thể chất.
- Dinh dưỡng.
- Đô thị hóa.
- Các stress tâm lí.
* Nội tiết: Hormon các tuyến giáp, tụy, thượng thận, sinh dục, tuyến yên.
* Bệnh tật: Các bệnh về chuyển hóa, thận, thần kinh, nội tiết, hô hấp, tim
mạch, tiêu hóa... đều ảnh hường đến sự tăng trường.
* Khuynh hướng th ế tục (secular trend): Là xu hướng tăng trưởng theo thời gian.
2. Sự phát triển tâm thần vận động ờ trẻ em
Các bậc cha mẹ và những người nuôi trẻ phải có kiến thức về sự phát triển tâm
thần vận động của trẻ em thì mới đánh giá được mức độ chậm phát triển, đánh giá
các lệch lạc vé sự phát triển.
2.1. Các yếu tó ảnh hưởng đến sự phái triển tám thần vận động của trẻ
* Yếu tô'bên trong:
Sự phát triển tàm vận động trẻ em diễn biến song song với sự trưởng thành cùa
hệ thần kinh trung ương và cơ thể nói chung.
Khi sinh ra, hệ thần kinh kém phát triển nhất so với các cơ quan khác. Sự
trưởng thành được tiếp tục trong ba năm đầu. Trẻ sơ sinh, não chưa trường thành vì
các tế bào thần kinh chưa được myelin hóa. Quá trình myelin hóa hình thành sự
phát triển tinh thần vận động. Thần kinh thuần thục một bưàc thì xuất hiện một
khả năng mới như biết đi, biết chạy, biết phân biệt phải, trái.
11
* Yếu tố bén ngoài:
Trẻ lớn lên trong môi trường xã hội, gia đình. Môi trường có ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển. Trẻ lớn lên trong môi trường nghèo nàn không phát triển bằng
trẻ trong môi trường phong phú. Sự tương tác giữa thể chất và môi trường xã hội
góp phần phát triển và làm tỉ mỉ hóa các sợi đuôi gai của tế bào thần kinh.
Nhiều thí nghiệm đã cho thấy quá trình học tập liên quan đến quá trình tàng
trưởng của sợi đuôi gai.
Thông qua sự tác động của môi trường, hành vi sẽ phát triển. Hành vi góp
phẩn phát triển nhân cách bao gồm khả năng tính toán, giao tiếp, giải quyết vấn
đề, vận động tinh vi. Chuỗi phát triển được kích thích hoặc ức chế thông qua tác
dụng lẫn nhau của trẻ và môi trường.
Những cử chỉ, lời nói của cha mẹ và những người xung quanh đều ảnh hường
đến sự trưởng thành của trẻ. M ỗi trẻ em có m ột nhịp độ trưởng thành riêng nhưng
cũng có một mức độ trung bình chung cho tất cả. Từng phần hoạt động, cảm tính,
trí tuệ... trong thực tế cuộc sống nội tâm của trẻ có một sự thống nhất.
Quá trình phát triển hình thái, m yelin hóa, tác dụng của môi trường, trẻ đi qua
chặng đường phức tạp để hình thành hành vi, nhân cách, sự phát triển này tương tự
ở tất cả các dàn tộc.
2.2. Phát triển tàm thần vận động qua các lứa tuổi
Để đánh giá phát triển tâm thần vận động, chúng ta có thể khảo sát, theo dõi 4
khía cạnh:
- Các động tác vận động.
- Sự khéo léo kết hợp các động tấc.
- Sự phát triển về lời nói.
- Quan hệ của trẻ đối với người và môi trường xung quanh.
* T rẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh hoạt động chù yếu do các phản xạ, về vận động còn m ang tính
chất hổn loạn do trung tâm dưới vỏ chi phối.
- Không chủ động được mọi động tác, có những vận động tự phát, không trật
tự, không phối hợp, xuất hiện đột ngột cả hai bên và không giống nhau.
- Trẻ có phản xạ tự nhiên như phản xạ bú, phản xạ nấm tay, phản xạ bắt chộp
(khi vỏ tay vào thành giường nơi trẻ nằm, trẻ sẽ giật mình, hai tay dang ra rồi ôm
choàng vào thân còn được gọi là phản xạ Mọro), phản xạ bước đi.
12
- Tư thế nằm ngửa, đấu gối và khuỷu tay gấp cong, hông gấp và dạng ra ngoài.
- Tư thế nằm sấp, chậu hông giơ cao, đáu gối gấp dưới bụng.
- Tư thế treo ngang bụng thì đẩu rũ hoàn toàn.
Lúc 2 - 3 tuần tuổi, trẻ có thể nhìn người mẹ, có thể có hiện tượng lác mắt
sinh lí.
* Trẻ 2 - 3 thúng
Trẻ biết nhìn mặt người mỉm cười, hóng chuyện khi được nói chuyện, mắt biết
nhìn theo vật sáng di động.
- Ớ tư thế nằm sấp, trẻ có thể ngẩng được đẩu lừng lúc, khung chậu duỗi rộng,
hông duỗi gần hoàn toàn.
- Trẻ phát âm líu lo.
- Ó trẻ, cảm giác từ bên trong (nội cảm) nhạy hơn ngoại cảm nhiều.
* Trẻ 4 - 5 tháng
ở tuổi này rất nhanh nhẹn, theo dõi, thích cười đùa với người xung quanh,
thích chơi trò chơi, hướng VỂ tiếng nói hoặc tiếng động.
- Thích đạp, vùng vẫy tay chân.
- Lẫy được từ ngửa sang sấp, nằm sấp thì ngẩng được đầu lâu hơn, lẫy từ sấp
sang ngửa lúc 5 tháng.
- Có thể phát âm một vài phụ âm.
- Ngồi được khi có người đỡ nách.
Trong cả năm đầu, bộ phận tiếp xúc chú yếu là môi miệng được dùng không
chỉ để bú, để ăn mà còn để thăm dò mọi vật.
* Tre’6 tháng
- Trẻ 6 tháng biết đưa tay với những đồ vật trông thấy, nhưng ngón tay dính
quặp với vật trẻ nắm, cầm đổ chơi bằng lòng bàn tay.
- Bắt đẩu ngồi được một mình nhưng dễ đổ, chưa vững.
- Trẻ bắt đẩu bập bẹ hai âm thanh, bắt đầu nhận biết mặt người quen.
* Trẻ 7 — 9 tháng
- Tự ngồi được vũng vàng.
- Gặp người lạ trẻ có phản ứng, không chịu cho bế và có khi còn khóc.
- Trẻ có thể tự cầm bánh đưa vào miệng ăn, đưa đổ vật từ tay này sang tay kia,
biết vẫy tay chào, vỗ tay hoan hô.
13