Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình bệnh lao
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
.000001951
JC VÀ ĐÀO TẠO
HÁI NGUYÊN
HOÀNG HẢ (chủ biên)
NGUYỄN QUANG Ẩ m - PHƯƠNG THỊ NGỌC - CHU THỊ MÃO
GIÁO TRÌNH
BỆNH LAO
; *** m , - r
GUYẺN
: LIỆU
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI H Ọ C Q U Ố C G IA HÀ NỘI
BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ ÀO TẠO
___________ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN___________
_TS. HOÀNG HÀ (chủ biên)
BS.CKII NGUYỄN QUANG Ẩm - ThS. PHƯƠNG THỊ NGỌC
ThS. CHƯ THỊ MÃO
GIÁO TRÌNH
BỆNH LAO
N H À XU ẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘ I
SÁCH ĐƯỢC XUẤT BẢN BỞI s ự TÀI TRỢ CỦA Dự ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2
MỤC LỤC
Trang
ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH BỆNH LAO HIỆN NAY
TSẾ Hoàng H à................................................................................................................7
CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG LAO QUỐC GIA
TS. Hoàng Hà..............................................................................................................11
VI KHUẨN LAO
TS. Hoàng Hà..............................................................................................................20
LAO Sơ NHIỀM
BS.CKII Nguyễn Quang Ẩ m ....................................................................................26
LAO PHỔI
ThS. Phương Thị N g ọ c .............................................................................................. 33
LAO MÀNG PHỔI
ThS. Chu Thị M ã o .......................................................................................................46
LAO MÀNG NÃO
ThS. Chu Thị M ã o ....................................................................................................... 54
LAO MÀNG BỤNG
ThS. Chu Thị M ã o ....................................................................................................... 62
LAO HẠCH
ThS. Chu Thị M ã o ........................................................................................................70
LAO XƯƠNG KHỚP
TSễ Hoàng H à...............................................................................................................77
LAO TIẾT NIỆU - SINH DỤC
TS. Hoàng H à...............................................................................................................85
3
BỆNH LAO VÀ NHIỄM HIV/AIDS
TS. Hoàng Hà............................. ................................ 91
ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO
ThS. Phưong Thị N g ọ c ................................... ............................................97
XỬ TRÍ HO RA MÁU
ThS. Phương Thị N g ọ c .............................................................................................111
XỬ TRÍ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔl
ThS. Phưong Thị N g ọ c .............................................................................................117
PHÒNG BỆNH LAO
ThS. Chu Thị M ã o .....................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................129
4
LỜI GIỚI THIỆU
Biên soạn tập giáo trình là sự cố gắng của tập thể cán bộ giảng viên Bộ môn Lao
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên nhàm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy,
đồng thời để phục vụ cho học tập của sinh viên Y khoa hệ Bác sĩ Đa khoa.
Sách bao gồm hai nội dung chính về Chương trình chổng lao quốc gia và Bệnh
học các bệnh lao. Các tác giả đã chú trọng trình bày những điểm cơ bản nằm trong
chương trình đại học, ngoài ra còn đưa thêm các thông tin cập nhật trong nước và
trên thế giới về tình hình dịch tễ lao, các chiến lược phòng chống bệnh lao, bệnh lao
kháng thuốc và bệnh lao ở người nhiễm HIV. Giáo trình được viết ngắn gọn, cơ bản,
dễ hiểu, nhằm đáp ứng yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực hiện nay.
Đây là tài liệu học tập dành cho sinh viên Y khoa, bên cạnh đó chúng tôi hy
vọng cuốn sách này cũng có ích cho các cán bộ đang công tác trong chuyên khoa
lao, bệnh phổi và các bạn đồng nghiệp.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong biên soạn, nhưng giáo trình này có thể còn
nhũng thiếu sótử Chúng tôi rất mong các bạn đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý
kiến để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.
Tập thể tác giả
5
ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH
BỆNH LAO HIỆN NAY
Bệnh lao đã tồn tại cùng loài người rất lâu, khoảng 150.000 - 200.000 năm, một
bệnh dịch đáng ra chỉ thuộc về quá khứ nhưng ngày nay vẫn đang gia tăng. Mặc cho
mọi cố gắng của con người trong việc kiểm soát và khống chế bệnh lao, hàng năm
vẫn có 8 - 9 triệu trường hợp lao mới và 2 triệu người bị chết do căn bệnh này. Tỷ lệ
mắc lao trên thế giới vẫn tiếp tục tăng 1% mỗi năm. Trong khoảng 100 - 150 năm
gần đây vi khuẩn lao đã dần phát triển trong hầu hết các khu vực trên trái đất.
1. ĐẶC ĐIÊM CỦA BỆNH LAO
1.1. Bệnh lao là loại bệnh nhiễm khuẩn • • •
Năm 1882, Robert Kock đã xác định qua kính hiển vi một loài vi sinh vật gây
bệnh lao cho con người, và chúng được gọi tên là vi khuẩn lao.
1.2. Bệnh lao có tính chất lây truyền
Những người bệnh lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn lao trong đờm luôn có nguy
cơ lan truyền bệnh lao cho người xung quanh. Bệnh lao lây truyền chủ yếu qua
đường hô hấp do người lành hít phải các hạt đờm nhỏ (vi hạt) có chứa vi khuẩn lao.
l ề3ề Bệnh lao là bệnh mang tính chất xã hội
Các thống kê y tế cho thấy bệnh lao tăng hay giảm phụ thuộc rất lớn vào sự phát
triển kinh tế, xã hội. Bệnh lao gặp nhiều ở những khu vực có đời sống thấp, thiên tai,
chiến tranh, xung đột chính trị kéo dài. Có đến 95% số bệnh nhân lao tập trung ở các
nước đang phát triển.
1.4ề Bệnh lao diễn biến qua 2 giai đoạn
- Giai đoạn lao nhiễm: Là lần đầu tiên vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể chủ
yếu theo đường hô hấp vào tận phế nang gây tổn thương viêm phế nang. Sau khoảng
3 tuần đến một tháng, dưới tác động của vi khuẩn lao, cơ thể có sự chuyển biến về
mặt sinh học, hình thành dị ứng và miễn dịch đối với vi khuẩn lao, người bị lây ở
trong tình trạng nhiễm lao.
7
- Giai đoạn lao bệnh: Còn gọi là lao thứ phát sau lao sơ nhiễm. Đa sô người bị
lây trong tình trạng nhiễm lao mà không trở thành lao bệnh. Chi có khoảng 10% sô
lao nhiêm chuyển thành lao bệnh. Bệnh lao chỉ xảy ra khi có sự mất thăng băng giữa
khả năng gây bệnh của vi khuẩn lao và sức đề kháng của cơ thể.
1.5ẽ Lao là bệnh có thể phòng và điều trị được
Trẻ em được tiêm vắcxin BCG (Bacille Calmette Guérin) sẽ có khả năng tạo
miễn dịch chống lại vi khuẩn lao. Hiện nay phác đồ hóa trị liệu có thê điêu trị khỏi
hầu hết các thể lao thông thường.
2. CÁC CHỈ SỐ DỊCH TẺ TRONG LAO
2.1. Chỉ số tồng số bệnh nhân lao
p (Prevalence) là số bệnh nhân lao được quản lý tại một thời điểm hay kết thúc
một cuộc điều tra thông thường vào ngày 31/12 hàng năm, chỉ sổ này tính trên
100.000 dân. Chỉ số này bao gồm các loại:
Tổng số bệnh nhân lao các thế.
Tổng số bệnh nhân lao phổi.
Tổng số bệnh nhân lao ngoài phổi.
2.2. Chỉ số tử vong do lao
M (Mortality) là số tử vong ở những bệnh nhân lao được điều trị tính trong một
năm và trên 100.000 dân.
2.3. Chỉ số lao mói
I (Incidence) Là sổ bệnh nhân lao mới được phát hiện trong 1 năm bao gôm:
- Lao phổi AFB (acid fast bacilli) (+) mới.
- Lao phổi nuôi cấy có vi khuân.
- Lao phổi AFB (-).
- Lao ngoài phổi.
Chỉ số Lao phổi AFB(+) mới là chỉ số quan trọng nhất vỉ nó cho biết mức độ và
xu hướng diễn biến của bệnh lao. Các giá trị cho từng mức độ diễn giải như sau:
+ Khi AFB (+) mới là 100/100.000 dân: bệnh lao khu vực đó lưu hành nặng nề.
+ Khi AFB (+) mới là 25-100/100.000 dân: bệnh lao khu vực đó lun hành ít
nặng nề.
+ Khi AFB (+) mới là < 25/100.000 dân: bệnh lao khu vực đó lưu hành thấp.
8
2.4. Chỉ số nguy cơ nhiễm lao hàng năm
ARTI (Annual Risk Tuberculosis Infection). Chỉ số này lấy được sau khi điều
tra thử test Tuberculine cho một nhóm tuổi trẻ em không được tiêm chủng BCG.
ARTI phản ánh dịch tễ lao một cách khách quan và chính xác nhất. Từ ARTI người
ta ước tính được số lao phổi AFB (+) mới hàng năm. Theo ước tính của Tổ chức Y
tế thế giới (TCYTTG) khi ARTI là 1% thì IM (+) = 50AFB (+>/100.000 dân. Dựa
vào chỉ số này có thể ước tính được tình hình bệnh lao ở từng khu vực cũng như trên
toàn thế giới.
2ễ5. Chỉ số lao màng não
Đây là chỉ số dịch tễ có giá trị để xác định công tác phát hiện nguồn lây và điều
trị tới nguy cơ nhiễm lao và hiệu quả bảo vệ của BCG.
Sổ trẻ bị LMN 0 - 4 tuổi
Chi số lao màng não r ------------------------------------------- X 100.000
Số trẻ 0 - 4 tuổi
* Ngoài ra còn một sổ các chỉ số lao khác góp phần đánh giá đầy đủ tình hình
dịch tễ lao:
- Chỉ số lao tái phát.
- Chi số lao thất bại hóa trị liệu.
- Chi số lao kháng thuốc.
- Chỉ số lao phối hợp với HIV/AIDSằ
3. TÌNH HÌNH BỆNH LAO HIỆN NAY
3ẵl. Tình hình bệnh lao trên thế giói
Đến năm 1882, Robert Koch tìm ra nguyên nhân gây bệnh - vi khuẩn lao.
Nhưng phải sau hơn 50 năm (sau đại chiến thế giới lần thứ 2), một số thuốc có tác
dụng tiêu diệt vi khuẩn lao như Streptomycin mới được phát hiện. Một giai đoạn mới
trong công cuộc chinh phục bệnh lao thực sự có hiệu lực khi các thuốc chống lao
đặc hiệu lần lượt ra đời: Rimifon (1952), Rifampicine (1970). Sau nửa thế kỷ có
thuốc chống lao, loài người tưởng ràng có thể thanh toán bệnh lao một cách dễ dàng,
nhưng thực tế đã trả lời không phải như vậy. Năm 1993, TCYTTG thông báo khẩn
cấp toàn cầu là: Bệnh lao đang quay trở lại với tương lai”.
Năn 2006, TCYTTG ước tính tình hình dịch tễ bệnh lao như sau:
- 1/3 dân số thế giới (khoảng 2,2 tỷ) đã nhiễm lao.
- 9,2 triệu người mắc lao mới xuất hiện tương đương tỷ lệ 139/100.000 dân.
9
- 14,4 triệu người bệnh lao cũ và lao mới lưu hành.
4,1 triệu người bệnh lao phổi AFB (+), (tương đương 62/100.000 dàn) bao
gồm 0,7 triệu trường hợp HIV (+)Ế
-1 ,7 triệu người chêt do lao, trong đó 0,2 triệu người nhiễm HIV.
- 98% số người chết ở các nước đang phát triểnử
- 0,5 triệu trường hợp mắc lao kháng đa thuốc.
- Sô người bệnh lao tập trung chủ yếu ở các nước Án Độ, Trung Quốc,
Indonesia, Nam Phi và Nigeria.
Có nhiều nguyên nhân làm bệnh lao gia tăng, đó là:
(1) Sự xuất hiện của đại dịch HIV/AIDS.
(2) Tình hình vi khuẩn lao kháng thuốc gia tăng.
(3) Tình trạng nghèo đói, phân hoá giàu nghèo trong các cộng đồng dân cư.
(4) Sự lãng quên mang tính chủ quan của loài người tưởng ràng có thể khống
chế được bệnh lao khi có các thuốc chống lao mới.
(5) Tình trạng di dân tự do giữa các vùng miền trong nhiều lãnh thổ.
(6) Sự xuống cấp của hệ thống y tế do chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai.
3.2. Tình hình bênh lao ở Viêt Nam • •
Năn 2006, Dự án phòng, chống bệnh lao Quốc gia phối hợp với TCYTTG ước
chì số dịch tễ bệnh lao như sau:
- Dân số: 86,2 triệu dân
- Tỷ lệ người bệnh lao mới các thể: 173/100.000 dân
- Tỷ lệ người bệnh lao phổi AFB (+) mới: 77/100.000 dân
- Tỷ lệ hiện mắc các thể: 225/100.000 dân
- Tỷ lệ từ vong do lao: 23/100.000 dân
- Tỷ lệ người bệnh lao mới nhiễm HIV: 5,0%
- Tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh lao mới: 2,7%
- Tỷ lệ kháng đa thuốc ờ người bệnh lao đã điều trị: 19%
Hiện nay Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 nước có tỷ lệ lao cao trên toàn cầu.
Trong khu vực Tây - Thái Bình Dương, Việt Nam là nước đứng thứ 3 sau Trung
Quốc và Philippines về số lượng bệnh nhân đang lưu hành và sổ bệnh nhân mới xuất
hiện hàng năm. Nguy cơ nhiễm lao hàng năm ờ nước ta hiện nay là 1,7%, trong đó ờ
phía Bắc 1,2%, phía Nam 2,2%, khoảng 44% dân số đã bị nhiễm lao. Bệnh lao ở
nước ta xếp vào mức trung bình cao so với toàn câu.
10
CHƯƠNG TRÌNH CHốNG LAO QUỐC GIA
1. HỆ THỐNG CHỐNG LAO VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Từ 1957, những hoạt động chống lao bẳt đầu triển khai trên qui mô nhỏ, Viện
chống lao Trung ương ra đời.
Năm 1979, Chương trình chống lao cấp 1 được hình thành với 10 điểm hoạt
động cơ bản. 1980 hệ thống chống lao trên toàn quốc được hình thành ở 4 cấp trung
ương, tinh, huyện, xã.
Năm 1986, Chương trình chống lao cấp 2 (chương trình chổng lao mới) hình
thành theo nguyên lý của Hiệp hội chống lao Quốc tế. Chiến lược điều trị ngắn ngày
có kiểm soát (DOTS) đã bắt đầu được triển khai từ năm 1992 và tới năm 1999 đã
phủ khắp toàn quốc với phác đồ ngắn hạn 8 tháng (2SHRZ/6HE).
Năm 1995, Chương trình chổng lao chính thức trở thành một trong các chương
trình mục tiêu quốc gia với sự đầu tư mạnh mẽ của chính phủ.
Năm 1997, Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) đã đạt được mục tiêu
của TCYTTG là phát hiện >70% số lao phổi có nguồn lây ước tính mới xuất hiện
hàng năm (AFB+) trong cộng đồng và điều trị khỏi cho >85% sổ đã phát hiện và
duy trì được chi tiêu này trong nhiều năm.
2. CHIẾN LƯỢC CHỐNG LAO TOÀN CẦU
2.1. Tầm nhìn
Mọi nồ lực của cộng đồng chống lao trên toàn cầu nhàm hướng đến "Một thế
giới không còn bệnh lao".
2.2. Mục đích
Giảm nhanh gánh nặng bệnh lao trên toàn cầu đến năm 2015 để đạt được mục
tiêu thiên niên kỷ.
2.3. Mục tiêu
- Đảm bảo sự tiếp cận rộng rãi cho nhân dân đến dịch vụ chẩn đoán điều trị lao
với chất lượng cao.
11