Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giao tiếp trong hoạt động quản trị, kinh doanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Th.s Nguyễn Thị Thu Hiền
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MARKETING TP. HCM
2
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC.
1. Kiến thức.
- SV được trang bị những vấn đề lí luận cơ bản về giao tiếp, đặc
biệt là giao tiếp trong kinh doanh.
- Sinh viên nhận thức đúng về tầm quan trọng, vai trò của giao
tiếp trong kinh doanh.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng lắng nghe, kỹ
năng trình bày trước đám đông, kỹ năng phỏng vấn và trả
lời phỏng vấn…
- Có khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng về giao tiếp
trong cuộc sống, học tập, và công việc, KD đạt hiệu quả hơn.
3. Thái độ.
- Biết tự đánh giá được điểm mạnh, hạn chế trong GT của bản
thân và đề ra những biện pháp để hoàn thiện.
- Có thái độ tích cực đổi mới trong GT để đạt hiệu quả tốt hơn.
3
NỘI DUNG
Chương I. Những vấn đề chung về giao tiếp.
1. Khái niệm về giao tiếp.
2. Tầm quan trọng của giao tiếp.
3. Nguyên nhân của giao tiếp thất bại.
Chương II. Các hình thức giao tiếp.
1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói. (trực tiếp và gián tiếp)
2. Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết
3. Giao tiếp phi ngôn ngữ
Chương III. Các yếu tố để giao tiếp có hiệu quả.
1. Xác định mục đích của giao tiếp.
2. Xác định đối tượng của giao tiếp.
3. Chuẩn bị nội dung cuộc giao tiếp.
4. Lựa chọn phương pháp giao tiếp.
5. Lựa chọn thời gian giao tiếp.
6. Lựa chọn địa điểm giao tiếp.
4
Chương IV. Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh.
1. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp.
2. Nguyên tắc biết lắng nghe.
3. NT trao đổi dân chủ, có lí có tình, không dùng quyền áp chế.
4. Nguyên tắc biết thông cảm với hoàn cảnh của đối tượng GT.
5. Nguyên tắc biết chấp nhận nhau trong giao tiếp.
Chương V. Các kỹ năng cơ bản của giao tiếp.
1. Kỹ năng nói.
2. Kỹ năng viết.
3. Kỹ năng lắng nghe.
4. Kỹ năng trình bày trước công chúng.
5. Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
Chương VI. Nghệ thuật giao tiếp nơi công sở.
1. Giao tiếp với khách hàng.
2. Giao tiếp với cấp trên.
3. Giao tiếp với đồng nghiệp.
4. Giao tiếp với cấp dưới.
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ALLAN PEASE. Ngôn ngữ của cử chỉ, và ý nghĩa của cử chỉ
trong giao tiếp. Nhà xuất bản Đà Nẵng 1995.
2. BRANDON TOROPOV. Nghệ thuật giao tiếp hữu hiệu nơi
công sở. Nhà xuất bản Trẻ .2001
3. DALE CARNEGIE. Đắc nhân tâm bí quyết thành công.
Nguyễn Hiến Lê dịch. Nhà xuất bản Văn Hoá 2006
4. Ths Nguyễn Thị Thu Hiền. Tâm lí học quản trị kinh doanh.
Nhà xuất bản Thống Kê. 2000.
5. Ths Nguyễn Thị Thu Hiền. Giao tiếp trong kinh doanh.
Trường Đại Học bán công Marketing. TP Hổ Chí Minh. 2005
6. Ths Nguyễn Thị Thu Hiền. Nghệ thuật thương lượng, đàm
phán trong kinh doanh. Trung tâm phát triển khoa học kinh tế
- Viện nghiên cứu châu Á. 2007
7. Đại học HARVARD. Giao tiếp thương mại. NXB Tổng hợp
TP. HCM 2006.
6
THẢO LUẬN:
Hãy nêu ra những điều mà bạn cho rằng con
người thích nghe và những điều mà họ không
thích nghe trong khi giao tiếp.
7
1 KHÁI NIỆM:
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người,
qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về
cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua
lại với nhau
I. GIAO TiẾP LÀ GÌ ?
Người
gửi
Thông
điệp
Kênh n Người
nhận
Phản hồi
Nhieãu
8
SƠ ÐỒ MÔ HÌNH GIAO TIẾP :
- Thông tin là nội dung của GT.
- Con nguời : nguời gửi, nguời nhận
- Phản hồi có 2 dạng :
+ Phản hồi duới dạng hành dộng.
+ Phản hồi duới dạng lời nói.
Nguời gửi
Nguời nhận
Thông tin
Phản hồi
Nguời nhận
Nguời gửi
9
BÀI TẬP : Nếu là người tuyển dụng sinh viên đã tốt nghiệp vào
làm việc, bạn hãy xếp các yếu tố, kỹ năng theo tầm quan trọng
1=>10
Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản
Kinh nghiệm việc làm
Tay nghề kỹ thuật
Tính bền bỉ, qủa quyết
Kỹ năng giao tiếp bằng miệng
Mức độ nhiệt tình
Tư cách đĩnh đạc
Nhiều bằng cấp chuyên môn.
Trang phục chỉnh tề
Tính cách cá tính
TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIAO TIẾP
10
Nghiên cứu các nhà quản trị nhân sự tại 175 Cty lớn nhất ở Mỹ
về tầm quan trọng của các yếu tố giúp SV kiếm việc làm:
Thứ bậc NHÂN TỐ/ KỸ NĂNG
1. Kỹ năng giao tiếp bằng miệng
2. Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản
3. Kinh nghiệm việc làm
4. Mức độ nhiệt tình
5. Tay nghề kỹ thuật
6. Tính bền bỉ, qủa quyết
7. Trang phục chỉnh tề
8. Tính cách cá tính
9. Tư cách đĩnh đạc
10. Nhiều bằng cấp chuyên môn.
11
TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIAO TIẾP
+ Con người dành 70% số thời gian thức để giao tiếp
+ Là mối quan hệ giữa người và người, giúp con người hiểu
nhau
Trước khi quen nhau
A B
Sau khi quen nhau
12
+ Giúp con người không chỉ hiểu người khác mà còn hiểu
chính bản thân mình
I
khu vực tự
do hoặc mở
(chung)
IV
khu vực
không nhận
biết được
III
khu vực
bí mật
(riêng)
II
khu vực mù
Tự nhận biết
được mình
Không tự nhận
biết được mình
Người khác nhận
biết được
Người khác không
nhận biết được
Cửa sổ JOHARI
13
+ Là phương tiện để bộc lộ nhân cách.
+ Nhân cách con người được hình thành và phát triển trong
giao tiếp
+ Giao tiếp tốt là một trong những yếu tố quan trọng
giúp bạn thành công.
+ Giao tiếp tốt sẽ tạo sự đoàn kết, tạo các mối quan hệ gần
gũi, thân mật, tạo BKKTL tốt đẹp, thuận lợi trong tập
thể.Làm giảm những thất vọng
+ Tăng năng suất lao dộng
14
NGUYÊN NHÂN VIỆC GIAO TIẾP LẠI THẤT BẠI ?
TH 1 :Người QL tiệm bánh điện thoại về cơ sở SX cách đó
gần 40km trong nỗi thất vọng tràn trề. Hôm nay cô đã nhận
được 50 chiếc bánh đặt đặc biệt từ cơ sở SX. Cô chắc chắn
là hôm qua cô ÐT chỉ đặt 15 chiếc. Bánh này rất dể hỏng,
được làm theo đơn đặt hàng đặc biệt (giá cao) nên rất khó
bán. Nếu không bán đuợc trong ngày hôm sau phải huỷ.
TH 2 : Một Cty gửi thư chào hàng một sản phẩm bảo hiểm
tới một số lượng lớn khách hàng. Một số người trong danh
sách những người nhận thư đã chết. Ðiều này làm đau lòng
những người thân trong gia đình họ và đã gây ảnh hưởng
xấu đến hình ảnh của công ty.
15
TH 3 : Cty mỹ phẩm đã quảng cáo SP của mình trong thời
gian giữa 2 trận đấu bóng đá quốc tế trên truyền hình vào
đêm cuối tuần vì đó là chương trình có nhiều người xem. Sau
1 tháng quảng cáo, doanh số bán hàng không tăng.
TH 4 : Một nhà máy dệt dự định diễn tập PCCC qui mô lớn
nhưng chỉ thông báo đến các trưởng bộ phận. Sẽ gửi danh
sách những nhân viên quan trọng của từng bộ phận, những
người được ở lại vị trí của mình trong khi diễn tập vì lí do an
toàn và để tránh thất thoát SP đến các bộ phận.
Vào ngày diễn tập, một trưởng bộ phận do không nhận được
danh sách những người cần ở lại nên đã quyết định cả 40
nhân viên của mình đều quan trọng nên ở nguyên vị trí
không đi sơ tán. Ðiều này làm cả cuộc diễn tập thất bại và
phải tổ chức cuộc diễn tập khác tốn khá nhiều kinh phí.