Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục trung học phổ thông ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương giai đoạn 1986-2014
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MẠC ANH TUÂN
GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 1986-2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Thái Nguyên - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MẠC ANH TUÂN
GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 1986-2014
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Thu Thuỷ
Thái Nguyên - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
Mạc Anh Tuân
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, tập thể
và cá nhân. Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Sở Giáo dục và đào tạo
tỉnh Hải Dương; thư viện tỉnh Hải Dương; Phòng thống kê Ủy ban nhân dân
huyện Kinh Môn; Ban Tuyên giáo huyện Ủy Kinh Môn; Các trường THPT
trong huyện.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
PGS.TS Hà Thị Thu Thủy đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo
trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, các thầy cô
trong khoa Lịch sử trường Đại học sử phạm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều
kiện về mọi mặt để tôi yên tâm học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân đã luôn động
viên, chia sẻ tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
Mạc Anh Tuân
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan.......................................................................................................i
Lời cảm ơn .........................................................................................................ii
Mục lục .............................................................................................................iii
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt .....................................................................iv
Danh mục các bảng............................................................................................. v
Danh mục các hình, biểu đồ...............................................................................vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 3
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu............................ 7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu............................................... 8
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 9
6. Bố cục của luận văn.................................................................................10
Chương 1. GIÁO DỤC THPT Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI
DƯƠNG TRƯỚC NĂM 1986 .......................................................................11
1.1. Khái quát về huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương....................................11
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.....................................................11
1.1.2. Sự thay đổi địa giới hành chính và tên gọi .......................................14
1.1.3. Lịch sử truyền thống........................................................................15
1.1.4. Tình hình kinh tế .............................................................................17
1.1.5. Tình hình văn hóa, xã hội ................................................................20
1.2. Giáo dục ở huyện Kinh Môn trước năm 1986 .......................................21
1.2.1. Giáo dục huyện Kinh Môn thời Pháp thuộc .....................................21
1.2.2. Giáo dục huyện Kinh Môn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến
năm 1985...................................................................................................23
Tiểu kết chương 1........................................................................................38
iv
Chương 2. GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN KINH MÔN
TỈNH HẢI DƯƠNG ( 1986 - 1996)...............................................................39
2.1. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất nhà trường, số lượng học sinh, đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục THPT .............................................43
2.2. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội.....................51
Tiểu kết chương 2........................................................................................53
Chương 3. GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN KINH MÔN
GIAI ĐOẠN 1997-2014 .................................................................................54
3.1 Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất nhà trường, số lượng học sinh, đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục THPT .............................................54
3.2. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội.....................68
Tiểu kết chương 3........................................................................................73
Chương 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN
KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG (1986-2014) ............................................74
4.1. Về quy mô phát triển ............................................................................74
4.2. Về xây dựng cơ sở vật chất ...................................................................75
4.3. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh..................................77
4.5. Về chất lượng giáo dục .........................................................................79
4.6. Những tồn tại cần khắc phục.................................................................85
Tiểu kết chương 4........................................................................................87
KẾT LUẬN ....................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................92
PHỤ LỤC.......................................................................................................97
iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ cái viết tắt Nội dung
1. ATGT An toàn giao thông
2. CNXH Chủ nghĩa xã hội
3. ĐCSVN Đảng Cộng Sản Việt Nam
4. ĐH Đại học
5. GD-ĐT Giáo dục và đào tạo
6. CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
7. KHCN Khoa học công nghệ
8. KT-XH Kinh tế – xã hội
9. ThS Thạc sĩ
10. THCS Trung học cơ sở
11. THPT Trung học phổ thông
12. TW Trung ương
13. XHCN Xã hội chủ nghĩa
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số chia theo các xã/thị trấn huyện
Kinh Môn năm 2014....................................................................... 13
Bảng 1.2: Giá trị sản xuất một số ngành kinh tế chủ đạo ở huyện Kinh Môn
2010-2014 ...................................................................................... 18
Bảng 2.1. Thống kê số lượng trường, lớp, học sinh, giáo viên và quản lý huyện
Kim Môn giai đoạn 1986-1996....................................................... 44
Bảng 2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý THPT huyện Kinh Môn giai
đoạn 1986-1996.............................................................................. 50
Bảng 3.1. Thống kê số lượng trường, lớp, học sinh, giáo viên và quản lý
huyện Kinh Môn giai đoạn 1996 - 2014.......................................... 55
Bảng 3.2. Quy mô học sinh THPT phân theo trường và khối lớp năm học
2013-2014 ...................................................................................... 60
Bảng 3.3. Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh THPT
huyện Kinh Môn theo năm học giai đoạn 1996-2014...................... 61
Bảng 3.4: Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông lưu ban, bỏ học từ năm 2010-2014... 62
Bảng 3.5. Số lượng học sinh tốt nghiệp, đạt giải trong các kỳ thi học sinh
giỏi huyện Kinh Môn theo năm học giai đoạn 1996-2014............... 63
Bảng 4.1. Quy mô học sinh THPT phân theo trường và khối lớp năm học
2013-2014 ...................................................................................... 85
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương
Bản đồ hành chính huyện Kinh Môn
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ phát triển số lượng học sinh và đội ngũ giáo viên giai
đoạn từ 1986-1996. .....................................................................45
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phát triển về số lượng học sinh và đội ngũ giáo viên
trong giai đoạn từ 1996 -2014 .....................................................56
Hình 3.1. Bản đồ phân bố các trường Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương ......................58
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tri thức là nguồn tài nguyên rất đặc biệt, khác với những nguồn tài
nguyên khác, tri thức là vô hạn, càng khai thác càng giàu lên, càng cho đi càng
thu về nhiều hơn. Muốn phát triển bền vững phải dựa trên nền tảng tri thức và
muốn lĩnh hội được tri thức buộc con người phải thông qua giáo dục. Đây là
phương thức để gia tăng hàm lượng tri thức cho con người. Mặt khác, con
người vừa là trung tâm của mọi sự phát triển, vừa là mục tiêu, động lực của sự
phát triển. C.Mác quan niệm rằng, con người không chỉ là lực lượng làm chủ tự
nhiên một cách thực sự và có ý nghĩa, không chỉ là chủ thể của hoạt động sản
xuất vật chất mà còn là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong
lực lượng sản xuất của xã hội. Khi nguồn lực con người được coi là yếu tố
quyết định tới sự phát triển của mỗi quốc gia thì phát triển giáo dục và đào tạo
là phương tiện chủ yếu để quyết định chất lượng con người, là nền tảng của
chiến lược con người. GD-ĐT giữ vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự
phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Lịch sử đã chứng minh trên thế giới có rất
nhiều quốc gia đạt được nhiều thành tựu to lớn trong tiến trình phát triển do
sớm nhận thức và xây dựng chiến lược giáo dục hợp lý (Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Xin-ga-po). Với tư cách là động lực cho sự phát triển, GD-ĐT chuẩn bị cho con
người sự phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực, cho lợi ích hiện tại và
tương lai của đất nước, hướng con người tới chân-thiện-mỹ.
Ở Việt Nam, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định vai trò to
lớn của GD-ĐT “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì
phải trồng người” hay “Không có giáo dục, không có cán bộ, không có cán bộ
thì không nói gì đến kinh tế văn hóa” [26, tr. 123]. Người căn dặn thế hệ trẻ
“Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc việt Nam có bước
tới đài vinh quang sánh vai cùng với các cường quốc năm châu được hay không
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”[ 25, tr. 33]. Lời dạy
2
của Người chứa đựng toàn bộ giá trị chân lý của thời đại mang tên Người. Để
không bị tụt hậu, để xây dựng và phát triển thành công một đất nước độc lập tự
do theo định hướng XHCN thì rất cần phải nhận thức rõ về vị trí, vai trò của
GD-ĐT. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và xây dựng đất nước, Đảng và
Nhà nước ta luôn khẳng định GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, có vai trò chính
yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với
các chính sách phát triển KT-XH khác. Trong các kỳ đại hội, ĐCSVN luôn
nhấn mạnh và khẳng định vai trò to lớn của GD-ĐT. Đại hội XII (01/2016),
Đảng ta tiếp tục khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn
với thực tiễn. Phát triển GD-ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, với tiến bộ KHCN, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
và thị trường lao động”. Đây là quan điểm định hướng cho phát triển GD-ĐT ở
nước ta thời gian tới, là kết quả của thành tựu nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn 30 năm đổi mới lĩnh vực GD-ĐT (1986-2016).
Kinh Môn là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hải Dương. Đây là
một huyện miền núi với 24 xã và 1 thị trấn với diện tích 16,349 km2
; dân số
166,484 người (1995) [5, tr. 11]. Sau gần 30 năm đổi mới, sự nghiệp GD-ĐT của
huyện đạt được nhiều thành tựu, mạng lưới quy mô trường lớp phát triển mạnh,
xóa được xã trắng về giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học
và chống mù chữ năm 1995, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở năm 1998. Chất
lượng giáo dục của huyện từng bước được nâng lên. Hệ thống các trường phổ
thông được mở rộng và nâng cấp. Đến năm 2007, Kinh Môn có 06 trường THPT
(04 trường công lập và 02 trường tư thục mới thành lập). Đây là huyện có tổng
số trường THPT nhiều nhất trong toàn tỉnh. Mặc dù hệ thống trường lớp khá
phát triển, từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương, song chất
lượng GD-ĐT còn khiêm tốn, chưa có tính bền vững và đột phá.