Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giảm nghèo bền vững ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ TÂM
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ TÂM
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nhung
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và không
sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng
mình. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả
trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực
chưa từng được ai công bố trước đây. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về
tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Tâm
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nhung, người đã hướng dẫn và giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, các thầy cô
giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND huyện Định Hóa, phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Định Hóa, phòng Tài Nguyên - Môi
trường huyện Định Hóa, UBND các xã Bảo Linh, Linh Thông, Sơn Phú đã tạo
điều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu phục vụ cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và cung cấp cho tôi những kinh nghiệm quý
báu để tôi có thể hoàn thành luận văn trong thời gian quy định.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Tâm
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC.........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................vii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
4. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 4
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG....... 6
1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững...................................................... 6
1.1.1. Lý luận chung về nghèo và chuẩn nghèo tại Việt Nam.......................... 6
1.1.2. Lý luận chung về giảm nghèo bền vững ............................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn về giảm nghèo bền vững................................................. 18
1.2.1. Kinh nghiệm của thế giới và bài học đối với Việt Nam ....................... 18
1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và bài học đối với
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 25
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 34
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 34
2.2. Chọn địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 35
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 35
2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 36
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 37
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................. 38
iv
Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................. 42
3.1. Khái quát về huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên .................................... 42
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 42
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 46
3.2. Thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh
Thái Nguyên.......................................................................................... 50
3.2.1. Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015.................................................. 50
3.2.2 Kết quả thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Định
Hóa giai đoạn 2011-2015...................................................................... 68
3.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến nghèo, nguyện vọng của hộ nghèo trên địa
bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên ................................................ 71
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.................................................................. 78
3.3.1 Cơ chế chính sách của nhà nước, của địa phương ................................. 79
3.3.2. Sự phối hợp của các ban ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức chính
trị xã hội trong tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững ...................... 79
3.3.3 Nguồn lực xóa đói giảm nghèo .............................................................. 80
3.3.4 Ý thức vươn lên thoát nghèo.................................................................. 80
3.4 Đánh giá thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh
Thái Nguyên........................................................................................... 80
3.4.1 Những kết quả đạt được ......................................................................... 81
3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .................................................... 82
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................ 84
4.1. Mục tiêu và nguồn lực giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Định
Hóa tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020..................................................... 84
v
4.1.1. Mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020.................................................................... 84
4.1.2 Nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo huyện Định Hóa giai
đoạn 2016-2020....................................................................................... 85
4.2. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 87
4.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về công
tác giảm nghèo bền vững ........................................................................ 87
4.2.2 Nhóm giải pháp về hỗ trợ, tăng thu nhập cho hộ nghèo ........................ 88
4.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ, tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản ................................................................. 92
4.2.4 Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, trợ giúp người có công và
các đối tượng người yếu thế.................................................................... 94
4.2.5 Thực hiện hiệu quả các dự án thành phần của chương trình giảm nghèo........ 95
KẾT LUẬN...................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 97
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 99
vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ
1 BHYT Bảo hiểm y tế
2 BLĐTBXH Bộ Lao động-Thương bình và Xã hội
3 CP Chính phủ
4 DTTS Dân tộc thiểu số
5 ĐVT Đơn vị tính
6 LĐ Lao động
7 MTTQ Mặt trận tổ quốc
8 NĐ Nghị định
9 NTM Nông thôn mới
10 NXB Nhà xuất bản
11 NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
12 QĐ Quyết định
13 TT Thông tư
14 TTg Thủ tướng chính phủ
15 THCS Trung học cơ sở
16 THPT Trung học phổ thông
17 UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc
18 UBND Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ .... 7
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Định Hóa năm 2015 ................ 44
Bảng 3.2 Kết quả hỗ trợ về y tế cho người nghèo trên địa bàn huyện Định
Hóa giai đoạn 2011-2015........................................................ 51
Bảng 3.3 Kết quả cho vay vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo trên địa
bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015............................. 52
Bảng 3.4 Kết quả công tác dạy nghề cho người nghèo trên địa bàn huyện
Định Hóa giai đoạn 2011-2015............................................... 53
Bảng 3.5 Kết quả hoạt động khuyến nông và hỗ trợ phát triển sản xuất cho
người nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015 55
Bảng 3.6 Kết quả hoạt động hỗ trợ về giáo dục, đào tạo cho người nghèo
trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015................ 58
Bảng 3.7 Kết quả hoạt động hỗ trợ về nhà ở cho người nghèo trên địa bàn
huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015.................................... 60
Bảng 3.8 Kết quả thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo
trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015................ 61
Bảng 3.9 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho người nghèo
trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015................ 62
Bảng 3.10 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng
khó khăn trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015..... 63
Bảng 3.11 Kết quả thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Định
Hóa giai đoạn 2011-2015........................................................ 64
Bảng 3.12 Kết quả thực hiện Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo
trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015................ 65
Bảng 3.13: Tình hình giảm nghèo huyện Định Hóa giai đoạn 2011-
2015......................................................................................... 68
viii
Bảng 3.14: Tỷ lệ hộ nghèo huyện Định Hóa chia theo đơn vị hành chính
giai đoạn 2011-2015 ............................................................... 69
Bảng 3.15: Tình hình giảm nghèo ở xã Bảo Linh, Linh Thông, Sơn Phú
giai đoạn 2011-2015 ............................................................... 71
Bảng 3.16: Tình hình chung của nhóm hộ điều tra................................. 73
Bảng 3.17: Tổng hợp nguyên nhân nghèo đói của hộ ............................ 75
Bảng 3.18: Tổng hợp nguyện vọng của hộ nghèo .................................. 77
Bảng 3.19: Tổng hợp nguyên nhân thoát nghèo của hộ nghèo............... 78
Bảng 4.1: Nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững huyện
Định Hóa giai đoạn 2016-2020............................................... 86
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang đổi thay mạnh mẽ, xu thế hội
nhập và toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Trong bối
cảnh đó, nhiều nước, nhiều quốc gia, dân tộc đang có nhiều cơ hội đổi thay và
phát triển, có nhiều điều kiện để xây dựng một xã hội có nền kinh tế tăng trưởng
cao và nhanh. Tuy nhiên cũng có rất nhiều quốc gia, dân tộc đang gặp phải
thách thức to lớn như bất ổn xã hội, thất nghiệp và đói nghèo nên đòi hỏi các
quốc gia phải quan tâm hàng đầu đến phát triển một xã hội công bằng, dân chủ
và tiến bộ.
Đây chính là đòi hỏi khách quan của việc xây dựng một xã hội phồn vinh
trong hiện tại và tương lai. Chính vì lẽ đó, nếu thiếu một trong hai mặt (kinh tế
và xã hội) nêu trên thì xã hội khó có thể phát triển được hoặc phát triển không
toàn diện, không bền vững. Do đó, xóa đói giảm nghèo là chiến lược quan trọng
của nhiều quốc gia.
Đối với Việt Nam, xóa đói giảm nghèo ở nước ta đã đạt được những
bước tiến quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 59% năm 1993 (theo chuẩn
nghèo cũ) xuống còn hơn 6,0% vào năm 2015 (theo chuẩn nghèo mới giai đoạn
2011-2015). Riêng các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a giảm bình quân
5%/năm, từ 48,39% năm 2012 xuống còn 33,53% năm 2015. Nhiều nước và tổ
chức quốc tế khác cũng đánh giá cao, coi Việt Nam là "một điểm sáng thành
công" trong xóa đói giảm nghèo. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới
(Food and Agriculture Organization of the United Nations - FAO) cũng vinh
danh công nhận thành tích nổi bật trong xóa đói, giảm nghèo cho 38 quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng nằm trong nhóm
18 quốc gia được trao bằng khen chứng nhận việc sớm đạt được Mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ 1 (MDG1) - giảm một nửa số người bị đói vào năm 2015,
cũng như mục tiêu tương tự nhưng có phần tham vọng hơn được đề ra tại Hội