Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

“Giám định và bồi thường trong BH hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam”
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề án Kinh tế phát triển
LỜI MỞ ĐẨU
Bất kì một cá nhân hay một tổ chức nào muốn sinh hoạt hay sản xuất
thì đều cần phải có đất đai, nhà ở, các công trình xây dựng... hay còn gọi là
bất động sản. Vậy, bất động sản là gì? Theo Bộ luật dân sự của Nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “bất động sản là những tài sản không di
dời được bào gồm: đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai,
kể cả các tài sản gắng liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; các tài sản
khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do luật pháp quy đinh”. Khi xã
hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về nhà ở, đất đai…càng ngày càng cao.
Chính điều này đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển
của thị trường bất động sản. Thị trường bất động sản chính là sự tổng hoà
các giao dịch dân sự về bất động sản tại một địa bàn nhất định, trong một
thời gian nhất định. Thị trường bất động sản là nhân tố quan trọng góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia và nâng
cao đời sống của tầng lớp dân cư. Có vai trò trong việc góp phần thúc đẩy
sản xuất, huy động vốn cho đầu tư phát triển, là một cách để khai thác
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, góp phần mở rộng thị trường và quan
hệ đối ngoại, nâng cao đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến sự phát triển của
xã hội, thúc đẩy đổi mới chính sách nhà đất, đổi mới quản lý đất đai, quản
lý bất động sản. Quá trình hội nhập kinh tế của các quốc gia đòi hỏi phải có
thị trường bất động sản phát triển để đáp ứng nhu cầu về đất đai, bất động
sản phục vụ cho các hoạt động hợp tác kinh tế, đặc biệt đối với các nước
đang phát triển, đất đai là một nguồn vốn quan trọng để liên doanh với các
đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, việc huy động vốn trong thị trường bất động
sản không phải là một vấn đề đơn giản. Thị trường bất động sản ở nước ta
trong những năm gần đây cũng khá là sôi động nhưng không ổn định do
nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ lí do chính đó là các doanh nghiệp gặp khó
khăn trong vấn đề huy động vốn. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài : "Vốn
Nguyễn Thị Thu Huyền - KTPT 47B 1
Đề án Kinh tế phát triển
đầu tư cho thị trường bất động sản ở Việt Nam” để nêu lên tình hình vốn
trên thị trường bất động sản ở nước ta và một số những giải pháp cụ thể.
Nội dung đề án gồm: 3 chương
Chương I: Vốn đầu tư trên thị trường bất động sản
Chương II: Vốn đầu tư trên thị trường bất động sản ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp huy động và phân bổ hiệu quả vốn đầu tư cho thị
trường bất động sản ở Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn Tiến Sĩ Phạm Ngọc Linh đã giúp đỡ em
hoàn thành bài viết này!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Huyền
Nguyễn Thị Thu Huyền - KTPT 47B 2
Đề án Kinh tế phát triển
CHƯƠNG 1
VỐN ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
1. Vốn đầu tư là gì?
Theo nghĩa chung nhất hoạt động đầu tư được hiểu là các hoạt động
làm tăng thêm (bao gồm cả nghĩa khôi phục) quy mô của tài sản quốc gia.
Trong đó, tài sản quốc gia thường được chia thành hai nhóm là tài sản quốc
gia sản xuất (gọi là vốn sản xuất) và tài sản quốc gia phi sản xuất. Việc
nghiên cứu vấn đề đầu tư với tư cách là yếu tố nguồn lực cho tăng trưởng
kinh tế chỉ đặt ra khuôn khổ các hoạt động đầu tư vốn sản xuất tức là bộ
phận vốn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và dịch vụ của nền kinh
tế.
Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ giá trị các tư liệu sản xuất được hình
thành từ các hoạt động đầu tư nhằm bảo đảm tái sản xuất giản đơn và tái
sản xuất mở rộng tài sản sản xuất của quốc gia.
Trong đó, vốn đầu tư sản xuất lại được chia thành vốn đầu tư vào tài
sản cố định và vốn đầu tư vào tài sản lưu động.
- Vốn đầu tư tài sản cố định ngoài việc đáp ứng nhu cầu bù đắp hao
mòn trong quá trình hoạt động của tài sản cố định mà nó còn đảm bảo các
yêu cầu của quá trình mở rộng quy mô, dung lượng của nền kinh tế và yêu
cầu cải tiến, hiện đại hoá phù hợp với yêu cầu của sự phát triển.
- Vốn đầu tư vào tài sản lưu động một mặt đảm bảo các yêu cầu dự
trữ thường xuyên, ổn định các yếu tố sinh hoạt hàng ngày như cơm ăn,
nước uống…hay những nhu cầu dự trữ nguyên, nhiên liệu…Mặt khác, nó
giúp cho các nhà đầu tư tăng, giảm mức dự trữ hàng hoá tồn kho theo sự
biến động của giá cả, một hiện tượng đặc trưng trong nền kinh tế thị
trường.
Như vậy, hoạt động đẩu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để
phục hồi năng lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới hay đó là
Nguyễn Thị Thu Huyền - KTPT 47B 3