Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Pháp Thực Hiện Nhóm Tiêu Chí Về Kinh Tế Và Tổ Chức Sản Xuất Trong Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Thạch Thất Thành Phố Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, và có kế
thừa các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Lệ Quyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình của Khoa Đào tạo sau Đại học - Trường đại học Lâm Nghiệp,
Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện; Đảng ủy và Ủy ban nhân dân các xã và
đông đảo bà con nhân dân huyện Thạch Thất - Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong Bộ môn
Kinh tế - Khoa Đào tạo sau Đại học - Trường đại học Lâm Nghiệp, đặc
biệt là Tiến sĩ Ngô Văn Hải, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các
phòng, ban chuyên môn thuộc Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất;
xin cảm ơn Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã và bà con nhân dân đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lệ Quyên
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ..................................................................................................i
Lời cảm ơn .....................................................................................................ii
Mục lục .........................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................. v
Danh mục các bảng ....................................................................................... vi
Danh mục các hình.......................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN NHÓM
TIÊU CHÍ KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CHƯƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI..................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận. .......................................................................................... 4
1.1.1.Các khái niệm liên quan ........................................................................ 4
1.1.2. Tổng quan về Chương trình xây dựng nông thôn mới........................... 6
1.1.2.Hệ thống tiêu chí đánh giá ................................................................... 15
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế và tổ chức sản xuất trong Chương
trình xây dựng nông thôn mới ...................................................................... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 19
1.2.1. Kinh nghiệm nước ngoài về thực hiện tiêu chí kinh tế và tổ chức sản
xuất trong phát triển nông thôn..................................................................... 19
1.2.2. Kinh nghiệm trong nước về thực hiện tiêu chí kinh tế và tổ chức sản
xuất .............................................................................................................. 28
1.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho huyện Thạch Thất 30
1.4. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ........................................................... 30
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 34
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Thạch Thất ................................................ 34
iv
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 34
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................... 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 43
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 43
2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu, tài liệu.................................. 45
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 46
3.1. Thực trạng tình hình thực hiện các tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất . 46
3.1.1 Đánh giá chung tình hình thực hiện 19 tiêu chí NTM và 4 tiêu chí kinh
tế - tổ chức SX của cả huyện Thạch Thất ..................................................... 46
3.1.2.Thực trạng tổ chức chương trình xây dựng Nông thôn mới của 3 xã điều
tra................................................................................................................. 48
3.1.3.Thực trạng thực hiện các tiêu chí Kinh tế - tổ chúc SX của 3 xã điều tra.
..................................................................................................................... 54
3.1.4.Tổng hợp tình hình thực hiện nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức SX...... 62
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các tiêu chí kinh tế và tổ chức
sản xuất........................................................................................................ 67
3.2.1 Các nhân tố khách quan....................................................................... 67
3.2.2. Các nhân tố chủ quan.......................................................................... 69
3.2.3. Phân tích ma trận SWOT.................................................................... 76
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy phấn đấu thực hiện các tiêu chí kinh tế & sản
xuất trong chương trình xây dựng NTM ở huyện Thạch Thất trong giai đoạn
tới................................................................................................................. 79
3.3.1. Quan điểm, đinh hướng của TP, huyện.............................................. 79
3.3.2. Giải pháp thúc đẩy phấn đấu thực hiện các tiêu chí kinh tế & sản xuất
trong CT xây dựng NTM ở huyện Thạch Thất trong giai đoạn tới................ 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
KT - XH Kinh tế xã hội
NTM Nông thôn mới
XDNTM Xây dựng nông thôn mới
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
SXNN Sản xuất nông nghiệp
LĐNT Lao động nông thôn
MTQG Mục tiêu quốc gia
KHKT Khoa học kỹ thuật
GTSX Giá trị sản xuất
HTX Hợp tác xã
CN-TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
DĐĐT Dồn điền đổi thửa
HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp
TC Tiêu chí
QH Quy hoạch
MTQG Mục tiêu quốc gia
HND Hội nông dân
HPN Hội phụ nữ
NLN Nông lâm nghiệp
LĐ Lao động
TDND Tín dụng nhân dân
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1.1 Tiêu chí chuẩn theo vùng 10
2.1 Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Thạch Thất năm 2015 36
2.2 Tình hình dân số huyện Thạch Thất 39
2.3 Số lượng mẫu điều tra ở các xã 44
3.1 Tình hình thực hiện các tiêu chí NTM của các xã trong
huyện Thạch Thất qua các năm 46
3.2 Số xã đạt các tiêu chí về KT-XH và phát triển sản xuất
trong toàn huyện qua 4 năm (2012 - 2015) 48
3.3. Một số thông tin cơ bản của 3 xã Điều tra 49
3.4 Tổng hợp trình độ cán bộ chủ chốt 3 xã điều tra 50
3.5 Kết quả xây dựng nông thôn mới ở xã điều tra 51
3.6 Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản
xuất ở xã điều tra qua các năm 53
3.7 Tình hình chủ hộ nông dân điều tra năm 2015 55
3.8 Thu nhập bình quân của các hộ ND các xã điều tra 56
3.9 Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Thạch thất và các xã
điều tra
57
3.10 Cơ cấu lao động theo ngành nghề của các xã điều tra 58
3.11 Tổng hợp các loại hình tổ hợp tác, HTX 60
3.12 Mức độ phấn đấu thực hiện nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ
chức sản xuất ở các xã điều tra
66
3.13 Đánh giá của hộ nông dân về hệ thống thủy lợi phục vụ
sản xuất nông nghiệp của địa phương
67
3.14 Nông dân đánh giá về chất lượng lãnh đạo của cán bộ cấp
thôn, xã 69
3.15 Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến sản xuất của hộ
nông dân 03 xã điều tra năm 2015 71
3.16 Ý kiến của cán bộ xã thôn nguyên nhân ảnh hưởng điều
kiện bên ngoài đến sản xuất của hộ nông dân 72
3.17 Sự tham gia và đánh giá của hộ nông dân đối với các
chương trình dạy nghề của 03 xã điều tra 74
3.18 Phân tích ma trận SWOT 76
3.19 Dự kiến đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
cho hộ nông dân đến năm 2020 85
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
3.1 Tỷ lệ lao động có việc làm theo ngành nghề tại 03 xã điều tra 59
3.2 Đánh giá của hộ nông dân về hệ thống thủy lợi phục vụ sản
xuất nông nghiệp của 03 xã
68
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chương trình xây dựng nông thôn mới của Việt Nam đã và đang
được triển khai thực hiện rộng khắp trong cả nước. Bộ mặt nông thôn đã
có những thay đổi rõ rệt, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) được
phát triển, đời sống vật chất và tinh thần người dân được cải thiện và
không ngừng nâng lên. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đồng đều, chỉ đạo,
phối hợp thực hiện chưa thực sự hiệu quả, đầu tư còn phân tán, dàn trải
nên kết quả còn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được so với các yêu cầu
đặt ra. Đồng thời quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn, hạn chế
và vướng mắc cần sớm được giải quyết.
Thạch Thất là một huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, khu vực
nông thôn chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình công nghiệp hóa và đô thị
hóa, tăng trưởng chưa đồng đều giữa các xã về ngành nghề truyền thống,
nguồn tài nguyên và lợi thế thị trường tùy theo vị trí địa lý khác nhau. Do vậy
trong thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền huyện Thạch Thất luôn quan tâm
sát sao, nỗ lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn
mới trong toàn huyện và đã thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Tuy nhiên, thực tế quá trình thực hiện cho thấy hầu hết các địa phương trong
huyện đều đang đầu tư dàn trải và chú trọng nhiều vào việc thực hiện các
công việc xây dựng cơ bản mà chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc triển
khai các giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân địa
phương. Trong khi đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy đã đúng
hướng nhưng diễn ra còn chậm, phát triển thiếu quy hoạch, sản xuất nông
nghiệp vẫn còn manh mún, hiệu quả thấp; việc khôi phục và phát triển lại các
làng nghề truyền thống gặp nhiều khó khăn, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản
xuất còn hạn chế; vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao động gặp
2
khó khăn. Điều này dẫn đến kinh tế ở một số xã phát triển chưa vững chắc,
không có chiều sâu, chất lượng và hiệu quả chưa cao, quan hệ hợp tác trong
sản xuất kinh doanh còn hạn chế từ đó đã làm suy giảm “nội sinh” trong quá
trình xây dựng nông thôn mới của địa phương. Để chương trình Nông thôn
mới có những giải pháp kịp thời khắc phục các hạn chế để đẩy nhanh quá
trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên đã
đặt ra , chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp thực hiện nhóm
tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất trong Chương trình xây dựng nông
thôn mới ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trang tình hình thực hiện nhóm tiêu chí
kinh tế và tổ chức sản xuát trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng
nông thôn mới tại huyện Thạch Thất - Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp
thực hiện có hiệu quả các tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất tại địa bàn
huyện Thạch Thất - Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về xây dựng nông
thôn mới:
- Phân tích, đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện chương nhóm tiêu
chí về kinh tế và tổ chức sản xuất trong chương trình xây dựng nông thôn mới
tại Huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.
- Đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nhóm
tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất trong Chương trình xây dựng nông thôn
mới ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện nhóm tiêu chí về kinh
tế và tổ chức sản xuất trong Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện
3
Thạch Thất giai đoạn 2016-2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề thực hiện nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất trong quá
trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Thất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện nhóm
tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong quá trình xây dựng nông thôn mới
3.2.2. Phạm vi về không gian
Địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
Phân tích đánh giá thực trạng từ năm 2012 đến năm 2015.
4. Nội dung chính của luận văn
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện nhóm tiêu chí kinh tế và tổ
chức sản xuất trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Thực trạng thực hiện nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất
trong Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Thất, thành phố
Hà Nội giai đoạn 2012 - 2015.
- Giải pháp thực hiện nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất trong
Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Thất giai đoạn 2016 -
2020.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN NHÓM
TIÊU CHÍ KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1.Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Nông thôn
Hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn
Có quan điểm cho rằng, khi xem xét nông thôn thường dùng chỉ tiêu
mật độ dân số: mật độ dân cư ở nông thôn thấp hơn thành thị.
Có quan điểm khác lại cho rằng, khi xem xét nông thôn, thường dựa
vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng: vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng
không phát triển bằng thành thị.
Quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm
nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là
từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Những ý kiến này thường chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng
nước nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế áp dụng cho
từng nền kinh tế. Bản thân khái niệm nông thôn cũng mang tính chất tương
đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã
hội của các quốc gia trên thế giới.
Tóm lại: Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản
xuất nông nghiệp và nông dân chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn là vùng sinh
sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân, tập hợp dân cư này
tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường trong một
thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác