Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (2).DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời nói đầu
Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra tại Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến đổi to lớn.
Cột mốc đánh dấu sự thay đổi lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam chính là việc Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO trong
năm 2007 sau quá trình chuẩn bị 11 năm với hơn 200 cuộc đàm phán. Gia nhập vào
WTO cũng có nghĩa là Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào
sân chơi chung của thế giới, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Một
trong những thách thức to lớn mà Việt Nam sẽ gặp phải đó là sức ép cạnh tranh của
các doanh nghiệp nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng theo qui định chung khi gia
nhập vào ngôi nhà WTO. Đứng trước tình hình sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh
khi hội nhập, khối doanh nghiệp Việt Nam nói chung và hệ thống các doanh nghiệp
nhà nước nói riêng đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém như: công nghệ lạc hậu, tài sản
manh mún, cơ chế quản lý cứng nhắc, trình độ quản lý thấp kém, tinh thần người lao
động sa sút.... Nói chung phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đều lâm vào tình trạng
khủng hoảng, trì trệ, làm ăn cầm chừng.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có
nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu vực kinh tế Nhà nước
như: cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước, sắp xếp chuyển lại các doanh
nghiệp Nhà nước theo mô hình công ty mẹ-con, công ty trách nhiệm hữu hạn hay
thực hiện các hình thức bán khoán, cho thuê, hay giải thể các doanh nghiệp làm ăn
không hiệu quả... trong đó cổ phần hoá được coi là giải pháp hàng đầu, có khả năng
mang lại lợi ích hài hoà cho Nhà nước cũng như cho nhiều bộ phận xã hội khác.
Đứng trước xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, đòi
hỏi Việt nam phải có những chuyển biến mạnh mẽ cả về kinh tế và chính trị , như vậy
sẽ chủ động trong vấn đề hội nhập và quan hệ quốc tế với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Công cuộc chuyển đổi doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh
nghiệp nhà nước nói riêng là điều kiện bắt buộc không chỉ để có thể cạnh tranh được
với các doanh nghiệp nước ngoài mà còn để có thể tham gia sân chơi theo đúng điều
lệ từ WTO. Việc cải cách hệ thống pháp luật theo hướng phù hợp với qui định của
WTO là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Do đó bộ luật doanh
nghiệp Việt Nam đã được ban hành vào các năm 1999, 2003 và 2005 đã có những tác
động to lớn trong công cuộc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, công
1
cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là cổ phần hóa diễn ra dù đã đạt
được những thành tựu nhất định xong vẫn còn diễn ra chậm và khó có thể hoàn thành
theo đúng mốc thời gian khi luật doanh nghiệp nhà nước năm 2005 sẽ hết hiệu lực
vào ngày 1-7-2010 trong khi vẫn còn khoảng 1507 doanh nghiệp nhà nước đang tồn
tại. Đứng trước khó khăn đó chính phủ đã ban hành nghị quyết chuyển đổi những
doanh nghiệp đang tồn tại sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên để
giải tỏa áp lực về mặt thời gian. Sau đó khối doanh nghiệp vẫn được hướng đến mục
tiêu cổ phần hóa như đã định. Chính vì vậy thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi
doanh nghiệp nhà nước đã trở thành một mục tiêu vô cùng quan trọng và cần thiết đối
với nền kinh tế Việt Nam trong thời điểm này.
Với những lí do nêu trên em xin mạnh dạn trình bày những quan điểm, nghiên
cứu trong chuyên đề thực tập với đề tài: “Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và
chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.”
Chuyên đề thực tập của em gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
Phần II: Thực trạng cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Phần III: Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở
Việt Nam.
Trong khuôn khổ bài viết, mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, sưu tầm tài liệu và
nghiên cứu về đề tài trên xong em vẫn không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Vì
vậy em rất mong có được sự chỉ bảo của thầy cô để chuyên đề thực tập của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn cùng các cô bác, anh
chị trong ban cải cách và phát triển doanh nghiệp thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh
tế trung ương đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành
chuyên đề thực tập này.
2
Phần I: Cơ sở lý luận về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh
nghiệp nhà nước
I. Cơ sở lý luận về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
1. Cổ phần hóa
Cho đến nay, trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận. Khi nền kinh tế thị trường phát triển
kéo theo hạn chế là sự cạnh tranh khốc liệt và bất bình về mặt xã hội tăng lên. Để
giảm bớt và kìm hãm những hạn chế trên, đồng thời thực hiện chức năng quản lý của
mình, Nhà nước sử dụng một công cụ hữu hiệu là bộ phận kinh tế Nhà nước, mà
trung tâm là các doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng việc lạm dụng quá mức sự can thiệp
của khu vực kinh tế Nhà nước sẽ kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh
tế. Từ đó vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để vừa phát triển kinh tế, vừa phát triển xã
hội đồng thời vai trò quản lý của Nhà nước vẫn được giữ vững.
Một hiện tượng kinh tế nổi bật trên toàn thế giới trong những năm 1980 là sự
chuyển đổi sở hữu Nhà nước : Chỉ tính từ năm 1984 đễn năm 1991, trên toàn thế giới
đã có trên 250 tỷ USD tài sản Nhà nước được đem bán.Chỉ riêng năm 1991 chiếm
khoảng 50 tỷ USD. Đến nay đã có hàng trăm nước phát triển trên thể giới đều xây
dựng và thực hiện cổ phần hoá một cách tích cực. Do đó, việc cổ phần hoá được coi
như là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục sự yếu kém trong kinh doanh của bộ
phận doanh nghiệp Nhà nước.Vậy cổ phần hoá là gì, vai trò, đặc điểm của nó ra sao,
mà nhiều nước trên thế giới sử dụng nó trong công tác quản lý kinh tế như vậy.
Theo tài liệu của hầu hết các học giả nước ngoài thì việc xem xét vấn đề cổ
phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đều đặt nó trong một quá trình rộng lớn hơn đó là
quá trình Tư nhân hoá. Tư nhân hoá theo như định nghĩa của Liên Hợp Quốc là sự
biến đổi tương quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một
nước ưu tiên thị trường. Theo cách hiểu này thì toàn bộ các chính sách, thể chế, luật
lệ nhằm khuyến khích, mở rộng, phát triển khu vực kinh tế tư nhân hay các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt quyền sở hữu và sự can thiệp trực tiếp của
Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế tế cơ sở, giành cho thị
trường vai trò điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh đáng kể thông qua tự do hoá
giá cả, tự do lựa chọn đối tác và nghành nghề kinh doanh.
Xét về mặt hình thức, thì cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc Nhà
nước bán một phần hay toàn bộ giá trị tài sản của mình cho các cá nhân hay tổ chức
3
kinh tế trong hoặc ngoài nước, hoặc bán trực tiếp cho cán bộ, công nhân của chính
doanh nghiệp Nhà nước thông qua đấu thầu công khai, hay thông qua thị trường
chứng khoán để hình thành lên các Công ty TNHH hay Công ty Cổ phần.
Như vậy cổ phần hoá chính là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu
-chuyển hình thức kinh doanh từ một chủ sở hữu là doanh nghiệp Nhà nước thành
công ty Cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp
với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được nhu cầu của kinh doanh hiện đại.
Từ quan niệm trên, kết hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta, có thể đưa ra khái
niệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là: việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở
hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh nghiệp đa
sở hữu), chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước
sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp.
2. Nội dung của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
2.1. Đối tượng cổ phần hóa
Xuất phát từ thể chế chính trị, lịch sử, để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện
kinh tế nước ta, đối tượng thực hiện cổ phần hoá là những doanh nghiệp Nhà nước
hội tụ đủ 3 điều kiện: có quy mô vừa và nhỏ; không thuộc diện Nhà nước giữ 100%
vốn đầu tư; có phương án kinh doanh hiệu quả hoặc tuy trước mắt có khó khăn
nhưng triển vọng tốt.
Trong 3 điều kiện này, điều kiện thứ 2 (doanh nghiệp không thuộc diện Nhà
nước giữ 100% vốn đầu tư) được coi là quan trọng nhất bởi những doanh nghiệp Nhà
nước giữ 100% vốn đầu tư là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, là đòn bẩy kinh
tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định theo đúng định hướng XHCN.
2.2. Về lựa chọn hình thức tiến hành Cổ phần hóa
Theo quy định thì có 4 hình thức Cổ phần hoá, Ban cổ phần hoá sẽ lựa chọn
một hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và người lao động. Các
hình thức đó là: giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát
hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp; bán một phần giá trị
thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp; tách một bộ phận của doanh nghiệp để
cổ phần hoá; bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để
chuyển thành công ty cổ phần.
2.3. Xác định giá trị doanh nghiệp
4
Đây là một khâu quan trọng và thường chiếm nhiều thời gian, công sức nhất
trong quá trình Cổ phần hoá. Có 2 nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp được đưa
ra, đó là:
Giá trị thực tế là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm
cổ phần hoá mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Người mua và
người bán cổ phần sẽ thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, đôi bên cùng có lợi. Tại
các nước có nền kinh tế phát triển, thoả thuận này diễn ra trên thị trường chứng
khoán, còn ở nước ta thoả thuận có thể diễn ra thông qua các công ty môi giới, kiểm
toán( đã diễn ra trên thị trường chứng khoán nhưng chưa phổ biến). Trên cơ sở xác
định được giá trị thực tế của doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại
doanh nghiệp sẽ là phần còn lại của giá trị thực tế sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải
trả.
Cơ sở xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp đó là số liệu trong sổ sách kế
toán của doanh nghiệp tại thời điểm Cổ phần hoá và giá trị thực tế của tài sản tại
doanh nghiệp được xác định trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật,
nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá thị trường tại thời điểm Cổ phần hoá.
Nguyên tắc này được đặt ra để đảm bảo tính khách quan trong việc xác định giá trị
doanh nghiệp.
Thực tế việc Cổ phần hoá các doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp đăng
ký Cổ phần hoá thường có xu hướng định thấp giá trị doanh nghiệp, thông qua việc
khai báo không chính xác như khai thấp giá trị TSCĐ của doanh nghiệp, khai không
đúng lượng vốn…từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc định giá trị doanh nghiệp và gây
thiệt hại cho Nhà nước. Ngược lại, hiện tượng cơ quan kiểm toán định giá cao hơn
giá trị thực của doanh nghiệp lại có thể làm thiệt hại cho người mua cổ phần.
2.4. Về việc xác định đối tượng mua cổ phần và cơ cấu phân chia cổ phần
Các đối tượng được phép mua cổ phần đó là: các tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, công dân Việt Nam, người nước ngoài định cư ở Việt Nam trong đó cná bộ công
nhân viên tại các doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng được ưu tiên mua cổ phần.
Về số lượng cổ phần được mua có quy định như sau:
- Loại doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt: Một pháp
nhân được mua không quá 10%, một cá nhân được mua không quá 5% tổng số cổ
phần của doanh nghiệp.
5
- Loại doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt:
Một pháp nhân được mua không quá 20%, một cá nhân được mua không quá 10%
tổng số cổ phần của doanh nghiệp.
- Loại doanh nghiệp Nhà nước không tham gia cổ phần: không hạn chế số lượng cổ
phần lần đầu mỗi pháp nhân và cá nhân được mua nhưng phải đảm bảo số cổ đông
tối thiểu theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.
Trên đây là mức quy định cụ thể về đối tượng mua cũng như mức mua cổ
phần, tuy nhiên nghị định 44/CP đã có sự điều chỉnh nhằm khuyến khích việc mua cổ
phần. Cụ thể là mọi người mua cổ phần sẽ được vay một cổ phiếu khi mua một cổ
phiếu bằng tiền mặt. Với người lao động, họ sẽ được Nhà nước bán cổ phần với mức
giá thấp hơn 30% so với giá bán cho các đối tượng khác, mỗi năm làm việc tại doanh
nghiệp được mua tối đa 10 cổ phần. Đối với người lao động nghèo trong doanh
nghiệp cổ phần hoá, ngoài việc được mua cổ phần ưu đãi họ còn được hoãn trả tiền
mua cổ phần trong 3 năm đầu mà vẫn được hưởng cổ tức, số tiền này sẽ trả dần trong
10 năm không phải trả lãi.
3. Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
3.1. Khái niệm về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
Đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một trong những trọng tâm và là lĩnh vực
cải cách nhạy cảm, khó khăn nhất của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Đó là vì đây không phải là vấn đề kinh tế mà
còn là vấn đề mang tính tư tư tưởng, chính trị, xã hội và tâm lý. Đổi mới doanh
nghiệp nhà nước thường có 2 nội dung chủ yếu là giảm qui mô khu vực doanh nghiệp
nhà nước và cải cách thể chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt sử dụng vốn nhà nước đầu
tư vào doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước
còn lại.
Có hai cách tiếp cận trong công tác tiến hành đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
Cách thứ nhất đó là tư nhân hóa nhanh chóng hầu hết các doanh nghiệp nhà nước và
cách thứ hai đó là vừa tiến hành từng bước quá trình cổ phần hóa, đa dạng hóa sở
hữu, vừa chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo chế độ công ty hiện
đại. Đây cũng chính là cách thức mà Việt Nam đang tiến hành áp dụng. Việc chuyển
đổi doanh nghiệp sang hoạt động theo chế độ công ty hiện đại đã được chính phủ
thông qua trong nghị định số 95/2006 và theo qui định của luật doanh nghiệp năm
2005 các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành
viên hoạt động theo luật doanh nghiệp.
6
Có thể hiểu khái niệm chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển
doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sang hoạt động theo mô hình công ty trong đó
không thay đổi bản chất sở hữu mà chỉ thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp
nhà nước. Vốn của các doanh nghiệp này vẫn do nhà nước nắm giữ 100% nhưng
doanh nghiệp được chủ động hơn, quyền hạn, nghĩa vụ, tổ chức, quản lý sau chuyển
đổi sẽ tương tự như các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp. Việc chuyển
đổi doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty không chỉ là giải pháp để giải tỏa
sức ép chuyển đổi doanh nghiệp mà còn là phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động và phát triển khu vực doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, hoạt động theo thị
trường để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững và nâng cao hiệu quả
của toàn bộ nền kinh tế.
3.2. Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
3.2.1. Chuyển đổi DNNN sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con
Công ty mẹ- công ty con là loại hình liên kết mới mang bản chất đầu tư hoặc
liên kết tài chính giữa các doanh nghiệp sau khi cơ cấu lại các đơn vị thành viên tổng
công ty, hoặc cơ cấu lại các đơn vị thuộc các công ty nhà nước độc lập quy mô lớn,
hoặc doanh nghiệp thành viên của tổng công ty. Kết quả của quá trình này là các
công ty tự đầu tư, góp vốn mua cổ phần của nhau hoặc của các doanh nghiệp khác
ngoài tổng công ty, dẫn đến hình thành loại doanh nghiệp chi phối doanh nghiệp
khác. Hiện nay hầu hết các tổng công ty đều đã và đang đẩy mạnh đa dạng hóa sở
hữu các đơn vị thành viên, có tổng công ty đã cổ phần hóa hơn 50% đơn vị thành
viên của mình. Trong cơ cấu của tổng công ty này có loại hình công ty nhà nước qui
mô lớn( là công ty mẹ) nắm giữ quyền chi phối công ty khác( là công ty con). Bên
cạnh đó cũng có các doanh nghiệp độc lập ngoài tổng công ty, thậm chí doanh nghiệp
thành viên của tổng công ty cũng thực hiện các hoạt động đầu tư, góp vốn mua cổ
phần tương tự và trở thành công ty mẹ- công ty con.
Hiện nay có hai con đường để các tổng công ty và công ty nhà nước độc lập
chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Một số doanh nghiệp
chuyển đổi theo đề án do Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Trong khi đó, nhiều doanh
nghiệp đã hoạt động theo mô hình này một cách thực chất, không bằng giải pháp
hành chính chuyển đổi mà thông qua nhiều biện pháp kinh tế khác nhau như đầu tư
vào các doanh nghiệp, cổ phần hóa và đa dạng hóa đơn vị sở hữu thành viên, mua cổ
phần hoặc góp vốn, trong đó tổng công ty hoặc công ty nhà nước độc lập giữ cổ
phần, vốn góp chi phối.
7