Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp khai thông nguồn vốn tín dụng đối với việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
MIỄN PHÍ
Số trang
72
Kích thước
397.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1055

Giải pháp khai thông nguồn vốn tín dụng đối với việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp bách của đề tài:

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc cạnh tranh trong nền kinh tế

nói chung, lĩnh vực ngân hàng nói riêng ngày càng mạnh mẽ. Nếu không bắt

nhịp với xu thế đó các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ không tồn tại trên

thị trường hiện nay. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng nước

ngoài với tiềm lực vốn lớn, trang thiết bị kỹ thuật với công nghệ hiện đại,

trình độ quản lý chuyên sâu cũng như phong cách làm việc nhanh chóng và

hiệu quả đã và đang thu hút được không chỉ đối tượng khách hàng là các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổng công ty Nhà nước mà còn

cả các DNVVN. Do vậy các ngân hàng thương mại Việt Nam đang đứng

trước thử thách lớn để đứng vững trên thị trường và giữ thị phần tiềm năng

trong nước.

DNVVN chiếm số đông trong tổng doanh nghiệp ở Việt Nam. Hiện

nay, số lượng DNVVN là 240000, chiếm 96% doanh nghiệp của cả nước. Với

sự gia tăng liên tục về số lượng và hoạt động ngày càng hiệu quả, Các

DNVVN được đánh giá là một trong những động lực chính thức đẩy nền kinh

tế phát triển, khuyến khích quá trình tư nhân hóa và phát triển kỹ năng kinh

doanh. Mặc dù với quy mô không lớn nhưng cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt và

thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường. DNVVN đã giải

quyết công ăn việc làm cho người lao động, đa dạng hóa các hoạt động kinh

tế và đóng góp lớn vào GDP và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Chính vì vậy, các DNVVN không chỉ trở thành mối quan tâm hàng đầu của

các nhà lập chính sách mà còn là mối quan tâm chủ đạo đối với các ngân hàng

thương mại Việt Nam khi thiết lập đối tượng khách hàng mục tiêu. Đây là đối

tượng khách hàng tiềm năng của ngân hàng mà nếu có sự quan tâm đầu tư

đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho DNVVN dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín

dụng của ngân hàng.

1

Chuyên đề thực tập

Vấn đề bất cập hiện nay, các DNVVN đang gặp phải rất nhiều khó

khăn về vốn. Số DNVVN được vay vốn từ ngân hàng rất hạn chế (đặc biệt là

doanh nghiệp dân doanh) bởi một phần do bản thân doanh nghiệp và một

phần từ phía ngân hàng. Trong 100 hồ sơ vay vốn tại ngân hàng ngẫu nhiên

của các DNVVN thì chỉ có khoảng từ 35 – 40 hồ sơ có thể được chấp nhận

cấp vốn. Như vậy, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng thương mại của các

DNVVN vẫn còn nhiều hạn chế.Nhu cầu về vốn của DNVVN rất lớn và

không ngừng tăng lên mà các ngân hàng thì yêu cầu tài sản thế chấp cao,

khiến DNVVN không đáp ứng được. Điều này không hề lợi cho cả ngân hàng

lẫn doanh nghiệp. Doanh nghiệp không có vốn để sản xuất kinh doanh và

ngân hàng không mở rộng được thị phần, lợi nhuận cũng không cao, từ đó

kéo theo nền kinh tế kém phát triển. Trước tình hình đó, buộc các ngân

hàng thương mại Việt Nam phải xây dựng chiến lược kinh doanh để thu hút

khách hàng, xác định cho mình đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp để có

những giải pháp nhằm không ngừng phát triển mối quan hệ với khách hàng,

tạo uy tín trong lòng khách hàng.

Xuất phát từ thực trạng trên, sau một thời gian thực tập tại phòng giao

dịch số 5 - Nguyễn Du - MB, và được tìm hiểu những chủ trương chính sách

của MB. Bởi vậy, em đã chọn đề tài “Giải pháp khai thông nguồn vốn tín

dụng đối với việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội”

làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình.

2. Mục đích nghiên cứu:

Chuyên đề nghiên cứu thực trạng từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ

cũng như từ phía ngân hàng hiện nay để từ đó thấy được những hạn chế và

nguyên nhân trong tín dụng đối với DNVVN.

Nghiên cứu những chỉ tiêu chung về khai thông nguồn vốn tín dụng đối

với DNVVN, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động khai thông nguồn vốn tín

dụng đối với DNVVN tại ngân hàng.

2

Chuyên đề thực tập

Cuối cùng, chuyên đề sẽ đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp

phần khai thông nguồn vốn tín dụng cho các DNVVN tại MB.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng khai thông nguồn vốn tín dụng đối

với DNVVN tại MB.

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại MB trên

địa bàn Hà Nội.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, chuyên đề sử dụng các phương pháp

nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và thực tiễn như: Phương pháp tư

duy biện chứng, suy luận logic và kết hợp phương pháp duy vật lịch sử sử

dụng số liệu thực tế để luận giải thông qua các phương pháp : So sánh, thống

kê, tổng hợp, phân tích…

5. Kết cấu của chuyên đề:

Chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng đối với DNVVN

tại MHTM.

Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN trên địa bàn Hà

Nội tại MB từ năm 2006 đến năm 2008.

Chương 3: Giải pháp khai thông nguồn vốn tín dụng đối với DNVVN trên địa

bàn Hà Nội tại MB.

Vì thời gian thực tập không nhiều và kiến thức thực tế còn hạn hẹp nên

chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong sự đóng

góp của thầy và các anh chị cán bộ phòng giao dịch số 5 - Nguyễn Du – MB

cùng những ai quan tâm đến đề tài này để giúp cho chuyên đề được hoàn

thiện hơn.

3

Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT

ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA

VÀ NHỎ TẠI NHTM

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHTM:

1.1. Khái niệm:

NHTM là một tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế, là doanh nghiệp

đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Một tổ chức cung ứng

vốn chủ yếu và hữu hiệu. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức

năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Có rất

nhiều khái niệm về NHTM, nhưng khái niệm có thể nói là chung nhất là:

NHTM là tổ chức tài chính cung cấp một doanh mục các dịch vụ tài chính đa

dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện

nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào khác

trong nền kinh tế.

1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM:

a. Huy động vốn:

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ

vốn kinh doanh của NHTM. Đây là hoạt động đóng một vai trò quan trọng

ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động, đến khả năng mở rộng kinh doanh của

ngân hàng. Vốn huy động của NHTM dưới hình thức bằng tiền tệ (nội tệ và

ngoại tệ) và bằng vàng được hình thành từ hai bộ phận là vốn huy động từ

tiền gửi và vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá.

- Vốn huy động từ tiền gửi:

Để huy động vốn, các NHTM đã cung cấp rất nhiều loại tiền gửi khác

nhau cho khách hàng lựa chọn. Các NHTM nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh

tế, tiền gửi của dân cư và tiền gửi khác.

4

Chuyên đề thực tập

+ Tiền gửi của tổ chức kinh tế gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền

gửi có kỳ hạn.

+ Tiền gửi của dân cư gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh

toán.

+ Tiền gửi khác như: Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, tiền gửi

của Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của tổ chức đoàn thể xã

hội…

Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi thanh toán và

tiết kiệm của khách hàng. Đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng sử dụng

cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác.

- Vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá:

Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua phát hành giấy tờ có

giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi… Các

kỳ phiếu và trái phiếu này có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền mặt khi

cần, bằng cách bán chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại

ngân hàng. Với cách huy động này ngân hàng có thể tập trung được một khối

lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và chủ động sử dụng. Hình thức này được

sử dụng khi ngân hàng đã tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn với thời

hạn giải ngân nhanh của khách hàng. Tuy nhiên, khi cần nóng thì ngân hàng

có thể vay thêm NHTM, vay các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường

vốn…

b. Hoạt động sử dụng vốn:

Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau

của ngân hàng, trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quan

trọng.

- Cho vay: là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả, có lãi

suất và thời hạn nhất định. Quan hệ này phải được thỏa thuận dựa theo

nguyên tắc giữa người đi vay và người cho vay.

5

Chuyên đề thực tập

Đây là hoạt động vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và chiếm tỷ

trọng lớn nhất trong các loại tài sản của NHTM. Mục đích của cho vay nhằm

đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, thông qua đó để tìm kiếm lợi

nhuận.

+ Cho vay gồm: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng và tài trợ dự

án.

+ Cho vay thương mại: Đây là hình thức ngân hàng cho vay đối với

những người bán, sau đó chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay

trực tiếp đối với khác hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở

rộng hoạt động sản xuất.

+ Cho vay tiêu dùng: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi

tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn

chính quan trọng giúp khách hàng trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình

và xe cộ… Bên cạnh đó những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế có thể được

tài trợ bởi cho vay tiêu dùng. Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so

với lãi suất cho vay thương mại.

+ Cho vay dự án: Các ngân hàng tài trợ cho xây dựng những nhà máy

mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao.

Nhưng hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro. Để đảm bảo an toàn

trong hiệu quả và cho vay, tránh rủi ro đổ vỡ đối với từng ngân hàng và hệ

thống các tổ chức tín dụng thì các NHTM đã đưa ra các biện pháp đảm bảo

trong cho vay, phòng ngừa rủi ro là cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho

vay không bảo đảm bằng tài sản. Đây là điều kiện rang buộc đối với mỗi

khách hàng khi đến vay vốn ngân hàng.

- Đầu tư: Ngân hàng thường đầu tư bằng cách nắm giữ chứng khoán và

tham gia góp vốn với các tổ chức khác như: hùn vốn vào các ngân hàng liên

doanh, các công ty... Nhưng chứng khoán mà ngân hàng nắm là chứng khoán

Chính phủ, chứng khoán của các ngân hàng khác, các công ty tài chính và

6

Chuyên đề thực tập

chứng khoán của các công ty khác. Ngân hàng giữ chứng khoán vì chúng đem

lại thu nhập cao và có thể bán đi để gia tăng ngân quỹ khi cần thiết. Chứng

khoán thường chia thành chứng khoán thanh khoản và kém thanh khoản.

Chứng khoán có tính thanh khoản cao là chứng khoán an toàn, dễ bán, ít giảm

giá nhưng có sinh lời thấp; còn chứng khoán kém thanh khoản thì có mức độ

rủi ro cao nhưng đem lại tỷ lệ sinh lời cao. Ngân hàng nên nắm giữ hợp lý

loại chứng khoán và đầu tư sao cho hiệu quả để vừa sinh lời vừa đảm bảo tính

thanh khoản khi có lượng tiền mặt rút ra.

c. Các hoạt động khác:

- Mua bán ngoại tệ:

Đây là một trong những dịch vụ đầu tiên mà ngân hàng thực hiện, tức

là mua một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong

thị trường tài chính hiện nay mua bán ngoại tệ thường là do các ngân hàng lớn

nhất thực hiện. Bởi vì những giao dịch này có mức độ rủi ro cao, yêu cầu phải

có trình độ chuyên môm cao.

- Bảo quản vật có giá:

Bên cạnh hoạt động nhận tiền gửi và cho vay, các ngân hàng thực hiện

việc lưu giữ vàng và các vật có giá trị khác cho khách hàng. Ngân hàng giữ

vàng và giao cho khách hàng tờ biên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng

phát hành). Giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền gửi để thanh toán các

khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành. Lợi ích của việc

sử dụng phương tiện thanh toán bắng giấy thay cho bằng kim loại đã khuyến

khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để đổi lấy giấy chứng nhận của

ngân hàng. Đây là hình thức đầu tiên của giấy bạc ngân hàng.

- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán:

Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền

mặt. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần rut ngắn

thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân vì tính an toàn

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!