Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Trần Thị Bích Phương ; Đoàn Thanh Hà người hướng dẫn khoa học
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1519

Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Trần Thị Bích Phương ; Đoàn Thanh Hà người hướng dẫn khoa học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ BÍCH PHƯƠNG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN

LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ BÍCH PHƯƠNG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN

LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Đoàn Thanh Hà

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một

trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả

nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây

hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn

đầy đủ trong luận văn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Bích Phương

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, tận tâm truyền

đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Ngân hàng

TPHCM. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đoàn Thanh Hà,

người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận văn

này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn, đồng nghiệp và gia đình đã

động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và thực hiện luận

văn.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của tất cả mọi người

đã dành cho tôi.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Bích Phương

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN .................................4

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......4

1.1. KHÁI NIỆM RỦI RO VÀ CÁC LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..............................................................4

1.1.1. Khái niệm rủi ro .....................................................................................................4

1.1.2. Các loại rủi ro.........................................................................................................5

1.2. QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........6

1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro thanh khoản ...................................................................6

1.2.2. Phân loại rủi ro thanh khoản ..................................................................................6

1.2.3. Sự cần thiết quản lý rủi ro thanh khoản .................................................................7

1.2.4. Mục tiêu quản lý rủi ro thanh khoản......................................................................9

1.2.5. Nội dung quản lý rủi ro thanh khoản ...................................................................10

1.3. TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN THEO BASEL...............26

1.3.1. Khái niệm chung về Basel I, II, III ......................................................................26

1.3.2. Sự cần thiết quản lý rủi ro thanh khoản theo chuẩn Basel tại Việt Nam .............28

1.3.3. Nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro thanh khoản theo Basel..............................28

CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................31

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN..........................................31

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG.............................31

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TPBANK TÁC

ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI TPBANK ..........................31

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của TPBank...................................................31

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của TPBank ..............................................31

2.1.3. Những tác động đến năng lực quản lý rủi ro thanh khoản tại TPBank từ đặc điểm

tổ chức, hoạt động và phát triển của ngân hàng.............................................................32

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI TPBANK ..............33

2.2.1. Mô hình quản lý rủi ro tại TPBank ......................................................................33

2.2.2. Quy trình quản lý rủi ro thanh khoản tại TPBank................................................37

2.2.3. Đo lường rủi ro thanh khoản................................................................................39

2.2.4. Các biện pháp kỹ thuật quản lý khả năng thanh khoản của TPBank...................45

2.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI TPBANK ....................49

2.3.1. Kết quả hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại TPBank..................................49

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại TPBank50

CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................59

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ.............59

RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...........................59

CỔ PHẦN TIÊN PHONG...........................................................................................59

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN VÀ GIẢI PHÁP

PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA TPBANK..................59

3.1.1. Định hướng phát triển chung của TPBank...........................................................59

3.1.2. Định hướng hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại TPBank...........................61

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN

TẠI TPBANK................................................................................................................61

3.2.1. Xây dựng một chương trình quản lý rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống .....61

3.2.2. Đo lường và giám sát trạng thái thanh khoản trong ngân hàng ...........................68

3.2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng để tránh mất vốn và giảm uy tín của ngân hàng..71

3.2.4. Đảm bảo nguồn thông tin được công bố ra ngoài................................................72

3.2.5. Lập kế hoạch dự phòng cho tình huống xấu nhất, TPBank cần xây dựng các kế

hoạch đối phó với khủng hoảng thanh khoản ................................................................73

3.2.6. Tăng cường kiểm soát nội bộ trong quản lý rủi ro thanh khoản..........................75

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ............................................................................................77

3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ và cơ quan Nhà nước .............................................77

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ..............................................................78

KẾT LUẬN...................................................................................................................83

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................84

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Nguyên nghĩa

ALCO Ủy ban Quản lý tài sản nợ, tài sản có của NHTM

ASU Phòng hỗ trợ ALCO

DTBB Dự trữ bắt buộc

ĐVKD Đơn vị kinh doanh

ERC Hội đồng xử lý tình trạng khẩn cấp

HĐQT Hội đồng quản trị

MMC Khối Nguồn vốn và Thị trường tài chính

MRM Phòng Quản trị rủi ro thị trường

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NLP Trạng thái thanh khoản

QTRR Quản trị rủi ro

RM Khối Quản trị rủi ro

RRTK Rủi ro thanh khoản

RRTT Rủi ro thị trường

TCTD Tổ chức tín dụng

TGĐ Tổng giám đốc

TMCP Thương mại cổ phần

TTTT Thị trường tiền tệ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Bảng các lãi suất theo quy định của NHNN ..........................................8

Bảng 1.2: Qui định giới hạn một số tỷ lệ an toàn thanh khoản ..........................21

Bảng 2.1: Bảng tỷ lệ rút vốn (run-off) đối với tiền gửi không kỳ hạn dự kiến vào

các ngày/ dải kỳ hạn tiếp theo ................................................................................40

Bảng 2.2: Bảng tỷ lệ rút vốn (run-off) đối với tiền gửi có kỳ hạn dự kiến vào các

ngày/ dải kỳ hạn tiếp theo.......................................................................................41

Bảng 3.1: Bảng phân bổ tiếp quĩ các điểm giao dịch tại TP HCM.....................76

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Tiên Phong ..................................32

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Khối Quản trị Rủi ro TPBank...................................35

Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý rủi ro thanh khoản tại TPBank............................37

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ an toán vốn tối thiểu CAR.......................................................42

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn......................43

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng cho vay trung dài hạn......................................44

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn ..............................................................44

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tài sản có tính lỏng cao .........................................................46

Biều đồ 2.6: Giá trị vay các TCTD khác của TPBank.........................................47

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu phân loại khoản vay các TCTD 2016 và 2017....................48

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngành ngân hàng nhiều năm trở lại đây đã và đang là “Mạch máu của nền kinh

tế” với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. Và khi các ngân hàng có xu thế hội nhập

ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới thì vấn đề quản trị rủi

ro (QTRR) được các nhà điều hành đặt mối quan tâm lên hàng đầu, có ý nghĩa cấp

bách cả về lý luận và thực tiễn.

Trong các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, rủi ro thanh khoản (RRTK)

được coi là một trong những rủi ro trọng yếu. Nó không chỉ tác động tiêu cực đến lợi

nhuận hay uy tín của ngân hàng mà nghiêm trọng hơn là có thể dẫn tới việc sụp đổ

của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trong hơn hai thập kỷ qua, hệ thống Ngân hàng

thương mại (NHTM) trên thế giới đã có bước phát triển mới cả về lượng và chất, theo

đó RRTK cũng nhận được nhiều sự quan tâm và chú trọng hơn trong công tác quản

trị tại mỗi NHTM. So với những ngân hàng có quy mô lớn, các ngân hàng nhỏ có khả

năng xảy ra rủi ro về thanh khoản cao hơn. Tuy nhiên, với sự hạn chế về quy mô vốn

cũng như nguồn nhân lực, các khó khăn khác như: thời gian tích lũy, chất lượng, sự

đồng nhất về thông tin khách hàng do đó, các ngân hàng nhỏ dường như đang gặp rất

nhiều rào cản khi thực hiện chuẩn hóa về quy trình quản trị rủi ro thanh khoản.

Tại Việt Nam, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn đã được

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng bước triển khai thông qua việc sửa đổi và ban

hành mới các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Ngân

hàng Nhà nước (NHNN) đã chọn 10 ngân hàng thương mại đầu tiên triển khai thí

điểm hiệp ước Basel II trong giai đoạn từ cuối năm 2015 đến 2018 bao gồm: VPBank,

VIB, Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, BIDV, Techcombank, Maritime Bank,

MB, ACB (Theo: Công văn số 1601 ngày 17/3/2014 của NHNN yêu cầu các ngân

hàng triển khai Basel II ở mức độ tiêu chuẩn). Bên cạnh đó, NHNN đã ban hành hành

lang pháp lý về các chỉ số an toàn trong hoạt động quản lý RRTK là: Thông tư

36/2014/TT-NHNN ban hành ngày ngày 20 tháng 11 năm 2014 Quy định các giới

hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước

2

ngoài và các văn bản sửa đổi bổ sung (bao gồm Thông tư 06/2016/TT-NHNN, Thông

tư 19/2017/TT-NHNN, Thông tư 16/2018/TT-NHNN); Thông tư số 02/2013/TT￾NHNN ban hành ngày 21/01/2013 về Phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp

trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động

của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi bổ sung (bao

gồm Thông tư 12/2013/TT-NHNN, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN); Thông tư

41/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2016 Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với

ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; Thông tư 13/2018/TT-NHNN ban hành

ngày 18/05/2018 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại,

chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều này, một lần nữa khẳng định lại về mức độ

cấp thiết của việc quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng trên hệ thống.

Xuất phát từ nhận thức này, trong thời gian làm việc tại Hội sở chính Ngân

hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Tiên Phong cùng với việc nghiên cứu lý luận

và thực tiễn, em đã lựa chọn đề tài là: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động Quản lý

rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản liên quan tới hoạt động quản lý rủi ro

thanh khoản trong hệ thống NHTM.

Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân

hàng TMCP Tiên Phong.

Trên cơ sở đánh giá thực tiễn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt

động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Tiên Phong.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động quản lý rủi ro của một NHTM rất phong phú, song do thời gian

và kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu hoạt động quản lý

RRTK tại ngân hàng TMCP Tiên Phong.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu bộ chỉ số, chỉ tiêu định tính và định lượng

3

đo lường mức độ an toàn hoạt động, an toàn thanh khoản và kết quả kinh doanh của

ngân hàng TMCP Tiên Phong trong giai đoạn từ năm 2013 đến hết quý 2 năm 2018.

4. Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng các phương pháp thống kê số liệu kết hợp với phân tích tổng

hợp, so sánh đối chiếu với các quy định của NHNN với thực tế quản lý rủi ro thanh khoản

ở Ngân hàng TMCP Tiên Phong và đặc biệt sử dụng nhiều tới lý luận và chính sách

quản lý RRTK trong ngân hàng để rút ra kết luận và những giải pháp chủ yếu. Trong

quá trình nghiên cứu, tác giả có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn đồng thời có

tham khảo một số tài liệu, công trình nghiên cứu của một số tác giả trong nước liên

quan đến nội dung đề tài.

Nguồn số liệu mà bài viết sử dụng được tổng hợp từ các Thông tư quy định của

NHNN và từ Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài luận văn gồm có những phần sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro thanh khoản trong hoạt động

kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương

mại cổ phần Tiên Phong.

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh

khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong.

4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. KHÁI NIỆM RỦI RO VÀ CÁC LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm rủi ro

Theo điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010, Ngân hàng Thương

mại được hiểu: là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân

hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu

lợi nhuận. Do đặc thù hoạt động kinh doanh đa dạng, nên ngân hàng là ngành nghề

chứa đựng nhiều rủi ro.

Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong đợi

mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực

tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được

một nghĩa vụ tài chính nhất định.

Từ khái niệm trên, có thể thấy một vài đặc điểm của rủi ro trong kinh doanh

ngân hàng như sau:

- Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau

trong một phạm vi nhất định, lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì rủi ro càng lớn.

- Khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trưng

của rủi ro là:

 Mức độ tổn thất: được hiểu là mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra.

 Tần suất xuất hiện rủi ro: được hiểu là số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất

hiện/tổng số trường hợp đồng khả năng.

- Rủi ro bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan do đó chúng ta không thể

nào loại trừ được hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác động

của chúng gây ra.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!