Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Thực Thi Chính Sách Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Thuộc Diện Tái Định Cư Khu Kinh Tế Nghi Sơn Tỉnh Thanh Hóa
PREMIUM
Số trang
160
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1392

Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Thực Thi Chính Sách Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Thuộc Diện Tái Định Cư Khu Kinh Tế Nghi Sơn Tỉnh Thanh Hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các

số liệu thu thập và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.

Ngày tháng năm 2014

Tác giả

Lê Văn Ngân

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tham gia khóa học thạc sỹ kinh tế nông nghiệp tại

trường Đại học Lâm nghiệp tôi đã được các thầy cô giáo trong khoa sau đại

học và thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn thống nhất cho tôi

lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Giải pháp hoàn thiện công tác thực thi

chính sách đào tạo nghề cho lao động thuộc diện tái định cư Khu kinh

tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa”.

Suốt quá trình học tập nghiên cứu thực hiện đề tài tôi đã nhận

được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa kinh tế, trường Đại học

Lâm nghiệp, của các ban ngành chức năng thuộc huyện ủy, UBND

huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh

Thanh Hóa, UBND các xã nằm trong khu kinh tế Nghi Sơn, Sở lao động

thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa và một số cơ quan đơn vị có liên

quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là sự nhiệt tình giúp đỡ

của thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn người đã trực tiếp hướng dẫn

và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực nghiên cứu đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả các thầy cô giáo,

các cơ quan, đơn vị, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình học tập nghiên cứu và cung cấp cho tôi các thông tin, tài

liệu, số liệu phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn

thành đề tài này.

Xin chân thành cảm ơn!

Ngày tháng năm 2014

Tác giả

Lê Văn Ngân

iii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan......................................................................................................i

Lời cảm ơn ........................................................................................................ii

Mục lục.............................................................................................................iii

Danh mục các từ viết tắt...................................................................................vi

Danh mục các bảng .........................................................................................vii

ĐĂT Ṿ ẤN ĐỀ

................................................................................................... 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ............................................................................. 5

1.1. Cơ sở lý

luân ṿ ề đào tao ngh ̣ ề cho lao đông ̣ nông thôn ............................. 5

1.1.1. Môt ṣ ố khá

i niêṃ ..................................................................................... 5

1.1.2. Chính sách đào tạo nghề ....................................................................... 13

1.1.3. Sự cần thiết của đào tạo nghề cho lao động thuộc diện tái định cư...... 17

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao

động thuộc diện tái định cư............................................................................. 19

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động tái định cư ........... 24

1.2.1. Trên thế giới.......................................................................................... 24

1.2.2. Tại Việt Nam......................................................................................... 25

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 29

2.1. Đặc điểm cơ bản của Khu kinh tế Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa ....... 29

2.1.1. Giới thiệu chung về Khu kinh tế Nghi Sơn........................................... 29

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 30

2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội của Khu Kinh tế Nghi Sơn ............................ 32

2.1.4. Định hướng phát triển ........................................................................... 35

iv

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu................................................... 36

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 38

3.1. Thực trạng thu hồi đất và di dân tại Khu kinh tế Nghi Sơn..................... 38

3.1.1. Chủ trương chính sách của huyện Tĩnh Gia về đền bù, hỗ trợ cho người

lao động bị thu hồi đất..................................................................................... 38

3.1.2. Tình hình thu hồi đất và di dân tại Khu kinh tế Nghi Sơn.................... 42

3.1.3. Tình hình hỗ trợ và triển khai công tác tái định cư cho người dân thuộc

Khu kinh tế Nghi Sơn...................................................................................... 45

3.2. Thực trạng chính sách đào tạo nghề cho lao động tái định cư tại Khu kinh

tế Nghi Sơn...................................................................................................... 52

3.2.1. Nội dung chính sách đào tạo nghề cho lao động tái định cư tại Khu kinh

tế Nghi Sơn...................................................................................................... 52

3.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động tái định cư tại

Khu kinh tế Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa ................................................. 54

3.2.3. Kết quả triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động tái

định cư tại Khu kinh tế Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa ............................... 56

3.2.4. Tình hình việc làm, thu nhập của các lao động được khảo sát ............. 62

3.2.5. Phân tích kết quả khảo sát đánh giá về thực thi chính sách đào tạo nghề

của người lao động tái định cư được khảo sát ................................................ 64

3.3. Thành công và tồn tại trong thực hiện chính sách đào tạo nghề chi lao

động tái định cư tại Khu kinh tế Nghi Sơn ..................................................... 65

3.3.1. Những thành công ................................................................................. 65

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................... 66

3.3.3. Nguyên nhân của những tổn tại, hạn chế .............................................. 68

3.4. Các giải pháp hoàn thiện quá trình thực thi chính sách đào tạo nghề cho

lao động tái định cư trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn ................................ 69

v

3.4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển, phương hướng và nhiệm vụ đào tạo

nghề cho lao động tái định cư ......................................................................... 69

3.4.2. Một số giải pháp đề xuất....................................................................... 72

KẾT LUẬN................................................................................................... 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HĐND Hội đồng nhân dân

KTT Khu kinh tế

PTCS Phổ thông sơ sở

PTTH Phổ thông trung học

TCCN Trung cấp chuyên nghiệp

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TP Thành phố

UBND Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích đất tại KKT Nghi Sơn 32

3.1 Bảng giá đất đền bù khi thu hồi tại KKT Nghi Sơn 41

3.2

Tổng số tiền đã đền bù cho các hộ dân thuộc diện thu hồi đất

tại KKT Nghi Sơn

42

3.3 Diên t ̣ ích đất bi thu h ̣ ồi tai KKT Nghi sơn (t ̣ ớ

i 31/12/2013) 43

3.4 Diện tích đất Nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn các xã 44

3.5 Tình hình di dân tại KKT Nghi Sơn giai đoạn 2006-2013 45

3.6

Kết quả đào tạo nghề cho lao động tái định cư theo các loại

hình đào tạo (2010-2012)

58

3.7

Kinh phí đào tạo nghề cho lao động tái định cư KKT Nghi

Sơn

60

3.8

Tình trạng việc làm và thu nhập của lao động tái định cư sau

đào tạo nghề được khảo sát 63

3.9

Kết quả khảo sát đánh giá của người lao động sau học nghề

về công tác thực hiện chính sách dạy nghề 64

1

ĐĂT Ṿ ẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong sự phát triển của xã hội yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển đó

là con người. Ở bất kỳ một lĩnh vực nào, một ngành hoạt động nào nhân tố

con người cũng là một động lực quan trọng. Ở đâu, ở cơ quan nào cũng cần

có những con người có khả năng học hỏi, có trình độ đáp ứng được nhu cầu

công việc. Vì thế mà hơn lúc nào hết muốn đổi mới đất nước thì chúng ta phải

nhận thức đầy đủ và sâu sắc nhất về ý nghĩa của chính sách đào tạo nghề cho

lao động.

Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà

nước ta rất quan tâm đến vấn đề chính sách đào tạo nghề cho lao động.

Thực hiện xu thế phát triển chung của cả nước, tỉnh Thanh Hoá đã và đang

diễn ra quá trình đô thị hoá mạnh mẽ. Trên khắp vùng miền của tỉnh nhiều

khu đô thị, khu công nghiệp mới với quy mô khác nhau được hình thành và

đi vào hoạt động

Tĩnh Gia là một huyện miền biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý

thuận lợi, có điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng chứa đựng những tiềm năng

kinh tế lớn, vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn Tĩnh gia là huyện để phát

triển khu kinh tế Nghi Sơn với 94 dự án ước đạt trên 300 nghìn tỷ đồng.

Để thực hiện chủ trương phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng cho quá trình

công nghiệp hóa ở địa phương, huyện Tĩnh Gia đã tiến hành thu hồi phần lớn

đất nông nghiệp của địa phương. Mất đất, với khoản tiền bồi thường lớn trong

tay, người nông dân chưa biết làm thế nào để ổn định cuộc sống sau này do

cuộc sống trước đây cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Do vậy

vấn đề giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất trở

thành vấn đế cấp thiết đòi hỏi sự nỗ lực từ phía cơ quan nhà nước, bản thân

2

người lao động và sự phối hợp từ phía các đơn vị sử dụng lao động tại khu

kinh tế Nghi Sơn.

Với số lượng lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện 6.215 người, tuy

nhiên qua điều tra thì số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp (24,5%),

điều này cho thấy chất lượng lao động của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu

phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện và trong việc cung ứng thị

trường lao động. Không có nghề trong tay là nguyên nhân chính dẫn đến tình

trạng không tìm được việc làm mới sau khi bị thu hồi đất hoặc có tìm được thì

chỉ là những công việc thu nhập thấp (chỉ thực hiện được công việc giản đơn),

cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình gặp rất nhiều khó khăn,

đồng thời tạo gánh nặng cho địa phương.

Xuất phát từ thực tế trên, huyện Tĩnh Gia xác định công tác đào tạo nghề

cho lao động mất đất có vai trò quan trọng. Trong thời gian qua, công tác đào

tạo nghề trên địa bàn huyện đã được quan tâm thực hiện, Tuy nhiên, hiệu quả

của công tác đào tạo nghề còn chưa cao, việc thực thi chính sách đào tạo nghề

còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so

với nhu cầu của thị trường lao động còn thấp, chất lượng và hiệu quả đào tạo

chưa cao, đào tạo nghề chưa gắn với giải quyết việc làm, cơ cấu ngành nghề

đào tạo chưa phù hợp với thực tiễn, chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng lao

động của các doanh nghiệp, việc huy động nguồn lực xã hội cho công tác đào

tạo nghề chưa nhiều….

Trước tình hình đó, để đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Nghị quyết của Đảng

bộ huyện và HĐND huyện đã đề ra, đáp ứng nhu cầu về lao động cho khu

Kinh tế Nghi Sơn thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của huyện là

việc làm cấp bách.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, bản thân tôi đã chọn đề tài: Giải pháp

hoàn thiện công tác thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động thuộc diện

tái định cư Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn tốt nghiệp.

3

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá quá trình và kết quả thực hiện chính sách đào tạo

nghề cho lao động thuộc diện tái định cư của Khu kinh tế Nghi Sơn, Luận văn

sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực thi chính sách đào tạo

nghề cho người lao động thuộc diện tái định cư của Khu kinh tế Nghi Sơn

tỉnh Thanh Hóa.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về thưc thi ch ̣ ính sách đào

tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Đánh giá được thực trạng quá trình thực thi chính sách đào tạo nghề

cho lao động tái định cư tại Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa;

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác thực thi chính sách đào

tạo nghề cho lao động thái định cư của Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình thực hiện chính sách đào

tạo nghề cho lao động thuộc diện tái định cư của Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh

Thanh Hóa

3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về nội dung: Nội dung của Luận văn tập trung vào khía cạnh

kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động tái định cư của khu

kinh tế Nghi Sơn.

+ Phạm vi về không gian: tại Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia,

tỉnh Thanh Hóa;

+ Phạm vi về thời gian:

Luận văn thu thâp s ̣ ố liêu th ̣ ứ cấp về thưc hi ̣ ên ch ̣ ính sách đào tao ngh ̣ ề

cho lao đông t ̣ á

i đinh cư t ̣ ai ṿ ùng nghiên cứu trong giai đoạn từ 2010 đến hết

năm 2013.

4

Số liệu khảo sát thực tiễn được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng

7/2013 đến tháng 11/2013;

4. Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động thuộc diện tái

định cư;

- Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động thuộc diện tái định cư

của Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa;

- Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động thuộc

diện tái định cư của Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa;

5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƯC TI ̣ ỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ

CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO

NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.1. Cơ sở lý

luân v ̣ ềđào tao ngh ̣ ềcho lao đông nông thôn ̣

1.1.1. Môt ṣ ố khái niêṃ

1.1.1.1. Khái niệm đào tạo nghề

 Nghề

Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao

động của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng mà một người lao

động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực

lao động nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định [17, tr.5].

Quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất định về khái niệm

nghề. Cho đến nay thuật ngữ “nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách

khác nhau.

Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa : “Là một loại hoạt động lao

động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tån.”

[17, tr.5]

Khái niệm nghề ở Pháp: “Là một loại lao động có thói quen về kỹ năng,

kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống.”[17, tr.5]

Khái niệm nghề ở Anh được định nghĩa: “Là công việc chuyên môn đòi

hỏi một sự đào tạo trong khoa học nghệ thuật.”[17, tr.5]

Khái niệm nghề ở Đức: “Là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh

vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó” [17, tr.5].

Như vậy, nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn

chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật và văn minh

6

nhân loại. Bởi vậy, nghề được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu

trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Ở Việt Nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra, hiện vẫn chưa thống

nhất được định nghĩa chung nhất về nghề. Song nhìn chung các quan niệm về

nghề đều đồng ý rằng: Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao

động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được. Nghề mang tính tương

đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và nhu

cầu của xã hội.

Như vậy, dù hiểu dưới góc độ nào đi nữa thì nghề có một số nét đặc

trưng nhất định như sau:

- Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp đi

lặp lại;

- Là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội;

- Là phương tiện để sinh sống;

- Là lao động kỹ thuật, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã họi

đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định.

Hiện nay, trong xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của

khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại nói chung, về chiến lực phát triển

kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói riêng. Bởi vậy, phạm trù “Nghề” biến đổi

mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 Đào tạo

Để hiểu đúng bản chất của đào tạo nghề là gì trước tiên phải đi từ khái

niệm gốc “giáo dục” và “đào tạo”. Từ điển Tiếng việt có sự phân biệt giữa

“giáo dục” và “đào tạo”. “Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục

đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp người mới những kinh nghiệm đấu

tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy, để họ có thể

có đủ khả năng tham gia vào lao động và đời sống xã hội” [26, tr.350]. Còn

7

“Đào tạo là sự đào luyện, gây dựng, làm phát triển và bồi dưỡng khả năng”

[26, tr.275]. Như vậy, giáo dục bao hàm nghĩa rộng và toàn diện hơn là đào

tạo. Hay nói cách khác, giáo dục bao hàm cả nghĩa đào tạo, nhưng đào tạo

nghiêng về quá trình hoạt động nhằm hình thành và phát triển khả năng lao

động sản xuất xã hội của người lao động.

Còn theo Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của trường Đại học Kinh tế

quốc dân Hà Nội thì “Giáo dục là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con

người bước vào một nghề mới thích hợp hơn trong tương lai”. Còn “Đào tạo

là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng, khả năng thuộc một nghề, một chuyên

môn nhất định để người lao động thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm

vụ của mình” [17, tr.103].

Như vậy, đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm

truyền đạt các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra

năng lực để thực hiện thành công một hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội cần

thiết. Nói cách khác thì đào tạo là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ

năng, kỹ xảo cho mỗi cá nhân để họ thực hiện một nghề hoặc một nhiệm vụ

cụ thể một cách tốt nhất. Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức

chuyên ngành nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo

cho họ khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên

môn.

 Đào tạo nghề

Theo Luật Dạy nghề của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29

tháng 11 năm 2006 định nghĩa: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm

trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học

nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành

khóa học” [7, tr.73].

Còn theo Giáo trình Kinh tế lao động của trường Đại học Kinh tế quốc

dân Hà Nội thì: Đào tạo nghề là đào tạo nguồn nhân lực, là quá trình trang bị

8

kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có

thể đảm nhận được một số công việc nhất định.

Theo tài liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xuất bản năm

2002, đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến

thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết đề người lao động sau khi hoàn

thành khóa học hành được một nghề trong xã hội.

Như vậy, các khái niệm về đào tạo nghề nêu trên không chỉ dừng lại ở

việc trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn đề cập đến thái độ lao

động cơ bản. Điều này thể hiện tính nhân văn, tinh thần xã hội chủ nghĩa, đề

cao người lao động ngay trong quan niệm về lao động chứ không chỉ coi lao

động là một nguồn vốn nhân lực, coi công nhân như cái máy sản xuất với

công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hiện nay.

Trong các văn bản pháp quy chính thức, cũng như trong đời sống xã hội,

các thuật ngữ “dạy nghề” hoặc “đào tạo nghề” được sử dụng khá phổ biến,

còn thuật ngữ “đào tạo lao động kỹ thuật” mới chỉ xuất hiện gần đây. Đây

cũng chính là sự phát triển mới về tư duy nhằm làm rõ hơn và nâng lên một

tầm cao mới đối với hệ thống đào tạo nghề. Theo quan niệm truyền thống

trước kia coi đào tạo nghề chỉ là đào tạo lực lượng lao động chân tay, mang

tính cơ bắp, trong quá trình lao động chủ yếu sử dụng lao động cơ bắp của

con người. Quan niệm này về dạy nghề không còn phù hợp với nền sản xuất

hiện đại hiện nay.

Khái niệm về dạy nghề theo quan điểm mới phải phù hợp với sự phát

triển của điều kiện kỹ thuật – công nghệ của sản xuất, sử dụng trong sản xuất

ngày càng phổ biến hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, tự động hóa. Bởi

vậy, thực chất hệ thống đào tạo nghề theo quan điểm mới là hệ thống đào tạo

lao động kỹ thuật trong thời kỳ mới. Hệ thống này có nhiệm vụ đào tạo người

lao động về kiến thức, kỹ năng thực hàh nghề, nhân cách ở các cấp trình độ,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!