Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc tại trường tiểu học lý tự trọng thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT
---------&---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN
TẬP ĐỌC NHẠC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Hoàng Tịnh Uyên
Sinh viên thực hiện : Trương Hoàng Lụa
Lớp : 18SAN
Ngành học : Sư phạm Âm nhạc
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2022
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SINH VIÊN
NĂM HỌC 2020-2021
1. Tên đề tài: “GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
NHẠC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”
Chuyên ngành : Sư Phạm Âm Nhạc
Loại đề tà : Giáo dục
Họ và tên chủ nhiệm đề tài : Trương Hoàng Lụa
Lớp, Khoa/Bộ môn : 18SAN Khoa Giáo dục Nghệ thuật
Địa chỉ thường trú : 18 Trần Thuyết, phường Thọ Quang,
quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng
Địa chỉ liên lạc : 18 Trần Thuyết, phường Thọ Quang,
quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng
Số điện thoại : 0906407375
Email : [email protected]
- Sinh viên thực hiện : Trương Hoàng Lụa
DANH MỤC VIẾT TẮT
HS Học sinh
GV Giáo viên
TĐN Tập đọc nhạc
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
SGK Sách giáo khoa
PP Phương pháp
UBND Ủy ban nhân dân
KK Khuyến khích
SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
CT Chương trình
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
6. Những đóng góp của khóa luận..................................................................... 4
7. Nội dung đề tài: ............................................................................................. 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................. 6
1.1.1. Một số khái niệm.................................................................................. 6
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của môn âm nhạc và phân môn Tập đọc nhạc bậc Tiểu
học .................................................................................................................. 9
1.2. Chương trình Âm nhạc Tiểu học .......................................................... 16
1.2.1. Chương trình phân môn Học hát........................................................ 16
1.2.2. Chương trình phân môn Âm nhạc thường thức.................................. 17
1.2.3. Chương trình phân môn Nhạc lí và Tập đọc nhạc.............................. 17
1.3. Nhận xét về chương trình phân môn Tập đọc nhạc Tiểu học ............ 18
1.3.1. Những ưu điểm................................................................................... 18
1.3.2. Những hạn chế.................................................................................... 18
1.4. Khái quát về Trường Tiểu học Lý Tự Trọng – Đà Nẵng và thực trạng
dạy học phân môn Tập đọc nhạc tại Trường.............................................. 20
1.4.1. Trường Tiểu học Lý Tự Trọng – Đà Nẵng......................................... 20
1.4.2. Thực trạng dạy học Tập đọc nhạc tại Tiểu học Lý Tự Trọng – Đà Nẵng .. 22
1.4.3. Những ưu điểm và hạn chế trong phương pháp dạy học Tập đọc nhạc
tại trường Tiểu học Lý Tự Trọng – Đà Nẵng............................................... 23
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 25
Chương 2. BIỆN PHÁP DẠY HỌC TẬP ĐỌC NHẠC ................................ 26
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG – ĐÀ NẴNG.......................... 26
2.1. Đề xuất điều chỉnh, bổ sung bài tập đọc nhạc tại Trường Tiểu học Lý
Tự Trọng ........................................................................................................ 26
2.1.1. Căn cứ đề xuất điều chỉnh, bổ sung bài tập đọc nhạc tại Trường Tiểu
học Lý Tự Trọng .......................................................................................... 26
2.1.2. Điều chỉnh thứ tự các bài trong phân môn Tập đọc nhạc................... 27
2.1.3. Bổ sung chương trình phân môn Tập đọc nhạc.................................. 28
2.2. Nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc nhạc 28
2.2.1. Một số yêu cầu trong đổi mới giáo dục trên toàn quốc và trong dạy
học âm nhạc ở phổ thông hiện nay............................................................... 28
2.2.2. Việc sử dụng phương pháp trong dạy học phân môn Tập đọc nhạc của
giáo viên phổ thông hiện nay ....................................................................... 29
2.3. Đổi mới phương pháp dạy học Tập đọc nhạc bậc Tiểu học ............... 35
2.3.1. Đổi mới phương pháp dạy đọc tiết tấu............................................... 35
2.3.2. Đổi mới phương pháp dạy đọc cao độ ............................................... 36
2.3.3. Đổi mới nội dung trong quy trình các bước dạy Tập đọc nhạc.......... 37
2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ....................... 38
2.3.5. Vận dụng kĩ thuật thanh nhạc khi dạy học tập đọc nhạc.................... 44
2.3.6. Sử dụng trò chơi trong dạy tập đọc nhạc ở giờ học tập đọc nhạc ngoại
khóa .............................................................................................................. 45
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 50
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................ 51
3.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................. 51
3.2. Đối tượng thực nghiệm............................................................................. 51
3.3. Thời gian, địa điểm tổ chức thực nghiệm................................................. 51
3.4. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 51
3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 54
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 54
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 57
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cấp tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống các cấp học ở nước ta vì
đây là cấp học mở đầu cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh, dạy cho
học sinh phương pháp học tập đúng đắn chuẩn bị cho các cấp học tiếp theo.
Trong cấp Tiểu học thì các lớp đầu cấp (lớp 1, 2) lại càng được coi trọng vì đây
là thời kỳ các em bắt đầu làm quen với một hệ thống các tri thức mới của rất
nhiều các môn học trong đó có môn Âm nhạc. Âm nhạc trong xã hội chúng ta
được nuôi dưỡng bằng cội nguồn vĩ đại của nền văn hoá dân gian của các dân
tộc Việt Nam từ xã hội xưa, cho đến nay âm nhạc đã là món ăn tinh thần không
thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày đối với mỗi người dân chúng ta. Ngày
nay, với sự phát triển đi lên của nền văn minh nhân loại thì âm nhạc không thể
thiếu được. Xuất phát từ những yếu tố trên mà trong những năm gần đây Bộ
Giáo dục đã quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo các cấp từ Trung ương đến địa
phương phải thực hiện tốt công tác cải cách giáo dục (theo Nghị quyết TW2).
Trong đó việc phổ cập các môn học như: Môn Âm nhạc đưa vào chương trình
chính khoá, với mục đích giáo dục cho học sinh. Giáo dục âm nhạc là bộ phận
không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông cơ sở. Nó góp phần lớn trong
việc giáo dục cho học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, nó giúp
các em phát triển về mọi mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ đã đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn của nền giáo dục Việt Nam. Môn âm nhạc ở cấp bậc Tiểu học ngoài
việc học hát các em học sinh còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình
tiết tấu đơn giản như: Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc
và được làm các bài tập nhạc vì vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh Tiểu
học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc
với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son đó là một phân môn mới, phân
môn Tập đọc nhạc (TĐN). Bên cạnh đó việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc
chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho
các em là điều rất cần thiết. Tuy nhiên phân môn TĐN là một phần khó thể hiện