Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam vượt qua các biện pháp bảo hộ phi thuế quan
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
I
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TÊ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ Đối NGOẠI
ỈOCQGÍÌ
KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ TẢI:
GIẢI PHÁP GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM
VƯỢT QUA CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ PHI THUÊ QUAN
Sinh viên thực hiện
Lớp
Khoa
Giáo viên hướng dẫn
Đỗ Ngọc Qu
nh
Ngai
44
TS. Vũ Hoàng Nam
Hà Nội - 05/2009
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU Ì
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ PHI
THUÊ QUAN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TÊ 3
1. Khái niệm các biện pháp bảo hộ phi thuế quan 3
2. Các biện pháp bảo hộ phi thuế quan phổ biến trong thương mại quốc
tế và một số quy định của WTO về việc áp dụng các biện pháp này 4
2. Ì. Các biện pháp hạn chế định lưầng 4
2.2. Các biện pháp tương đương thuế quan 9
2.3. Quyền kinh doanh của các doanh nghiệp 12
2.4. Các rào cản kỹ thuật 12
2.5. Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài 16
2.6. Quản lý điều tiết nhập khẩu thông qua các hoạt động dịch vụ 16
2.7. Các biện pháp quản lý hành chính 16
2.8. Các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thời 17
3. Tác động của các biện pháp bảo hộ phi thuê quan đến thương mại
quốc tế. 20
3.1. Tác động tích cực 20
3.2. Tác động tiêu cực 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO
HỘ PHI THUẾ QUAN TỚI HÀNG HÓA XUẤT KHAU CỦA VIỆT NAM ...25
1. Xu hướng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuê quan trên thê giới
trong những năm qua 25
2. Tổng quan về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm gần
đây 27
2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 27
2.2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu 31
2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 33
3. Tác động của các biện pháp bảo hộ phi thuê quan tói một sôi hàng
hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 34
3.1. Đ ố i với hàng dệt may 35
3.2. Đ ố i với hàng da giày 45
3.3. Đ ố i với hàng thủy sản 52
CHƯƠN G 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CÁ C DOANH NGHIỆP XUẤT
KHẨU VIỆT NAM VƯ Ợ T QUA CÁ C BIỆN PHÁP BẢO H Ộ PHI THU Ê
QUAN 61
1. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam trong nhằng năm tới 61
2. Xu hướng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan trên thê giói
trong nhằng năm tói 65
3. Một sô giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vượt
qua các biện pháp bảo hộ phi thuê quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa 68
3.1. Những khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp phải
k hi đối mặt với các biện pháp bảo hộ phi thuế quan 68
3.2. Một số giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vượt
qua các biện pháp bảo hộ phi thuế quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hóa 76
K ẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
DANH MỤC BẢNG
Bảng Ì: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2001-2005 27
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo tháng 29
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng trong quý 1/2009 theo mặt
hàng 30
Bảng 4: Cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 31
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua các năm theo thị trường ...37
Bảng 6: Hạn ngạch hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2003 ....39
Bảng 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng da giày Việt Nam năm 2008 47
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2000-2008 52
Bảng 9: Định hướng về k im ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 62
Bảng 10: Mục tiêu về k im ngạch xuất khẩu theo thị trường đến năm 2010....63
Bảng 11: Mục tiêu về k im ngạch xuất khẩu theo loại hình doanh nghiệp giai
đoạn 2006-2010 64
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Ví dụ về hệ thống hạn ngạch thuế quan 8
Hình 2: M ô hình cung- cầu và tác động của biện pháp phi thuế quan 24
Hình 3: K im ngạch xuất khẩu hàng hóa 2001- 2008 28
Hình 4: Cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2008 32
Hình 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2008 34
Hình 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2002-2008 36
Hình 7: Kim ngạch xuất khẩu hàng da giày Việt Nam 1995 - 2008 46
Hình 8: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 53
Hình 9: T
trọng lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU bị cảnh
báo 58
LỜI NÓI ĐẨU
Hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng phổ biến trong điều kiện
toàn cầu hoa. Việt Nam - một quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển
trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới cũng không thể nằm
ngoài xu hướng đó. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó điển hình là
việc Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO, đã
mang lại những cơ hội lớn cho nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu
nói riêng. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngởng tăng và thị trường
xuất khẩu ngày càng mở rộng trong những năm gần đây là minh chứng rõ
ràng nhất cho nhận định đó.
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cũng đồng nghĩa với
việc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt nhiều hơn với các
biện pháp bảo hộ phi thuế quan, một biện pháp bảo hộ ngày càng phổ biến
trên thế giới. Vói những hạn chế của một nền kinh tế mới tham gia vào quá
trình toàn cầu hóa, Việt Nam hiện gặp rất nhiều trở ngại tở các biện pháp phi
thuế quan hết sức đa dạng và tinh vi được các quốc gia áp dụng trong thương
mại quốc tế. Vì vậy, việc vượt qua các biện pháp này nhằm đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay khi hoạt động xuất khẩu
đang gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới gây ra.
Xuất phát tở nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề mang tính thời sự
này, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về các biện pháp bảo hộ phi thuế quan
và tác động của các biện pháp này đến hoạt động xuất khẩu nước ta, trên cơ sở
đó đưa ra một số giải pháp hữu ích, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Giải pháp
giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vượt qua các biện pháp bảo hộ
phi thuếquan" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Ì
Luận văn tập trung tìm hiểu những vấn đề lý luận về hệ thống các biện
pháp bảo hộ phi thuế quan được áp dụng trong thương mại quốc tế, tác động
của các biện pháp này đến hoạt động xuất khẩu nước ta, từ đó đề xuất một số
kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước và một số giải pháp cho các doanh nghiệp
xuất khẩu nhựm vượt qua các biện pháp bảo hộ phi thuế quan. Trong phạm vi
nghiên cứu của một luận văn, tôi xin được đề cập đến 3 mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam là hàng dệt may, hàng da giày và hàng thủy sản. Đây là những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và hiện đang chịu tác động lớn từ các
biện pháp bảo hộ phi thuế quan. Phân tích tác động của các biện pháp bảo hộ
phi thuế quan tới xuất khẩu của những mặt hàng này sẽ mang đến một cái
nhìn tổng quan về tác động của các biện pháp phi thuế quan đến hoạt động
xuất khẩu nói chung của nước ta.
Khóa luận được hoàn thành trên cơ sở tổng hợp các thông tin, phàn tích,
so sánh và vận dụng kết quả của các công trình khoa học đã công bố, các văn
bản pháp luật và các tài liệu tham khảo khác.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận bao gồm 3
chương như sau:
Chương ỉ: Khái quát chung về các biện pháp bảo hộ phi thuế quan
trong thương mại quốc tế
Chương 2: Thực trạng về tác động của các biện pháp bảo hộ phi thuế
quan tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam vượt qua các biện pháp bảo hộ phi thuếquan
Tôi xin gửi lồ i cảm ơn trân trọng tới TS Vũ Hoàng Nam, người đã tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này và tới các Thầy, Cô giáo đã dạy
tôi tại trường Đ ạ i học Ngoại thương trong suốt thời gian qua! Do kiến thức và
nguồn thông tin còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo và các
bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn!
2
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ
PHI THUÊ QUAN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TÊ
1. Khái niệm các biện pháp bảo hộ phi thuê quan
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động ngoại thương diễn ra
giữa các quốc gia ngày càng phổ biến. Mỗi quốc gia khi gia nhập vào hoạt
động chung đó đều có những chính sách thương mại quốc tế phù hợp với mục
tiêu, chiến lược và điều kiện kinh tế- xã hội của mình. Chính sách thương mại
quốc tế được hiểu là một hệ thống các nguyên tấc, biện pháp kinh tế hành
chính và pháp luật thích hợp mà mỗi chính phủ áp dụng để thực hiện các mục
tiêu xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một đất nước trong một thời kỳ
nhất định.
K hi để cập đến chính sách thương mai quốc tế, không thể không nói
đến các biện pháp phi thuế quan (Non Tariff Measures)- một trong những
công cụ hết sức phổ biến mà các quốc gia trên thế giới đang áp dụng nhằm
điều chỉnh hoạt động ngoại thương của nước mình. Hiện nay, do các biện
pháp phi thuế quan có tính chất hết sức phức tạp về chủng loại và vai trò nên
việc định nghĩa là không hề dễ dàng. Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều
quan niệm về biện pháp phi thuế quan tùy thuộc vào các nhà nghiên cứu, các
quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Trong các từ điển kinh tế, biện pháp phi thuế quan được định nghĩa là
các chính sách ngoài thuế của chính phủ nhằm hạn chế nhập khẩu thông qua
việc phân biệt hàng nước ngoài va hàng nội địa. Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế (OECD) năm 1997 thì đưa ra định nghĩa: "Biện pháp phi thuế quan là
những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm v i thuế quan có thể được các quốc
gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu".
Theo hiệp định ASEAN - CEPT, biện pháp phi thuế quan là các biện pháp
3
ngăn cấm hoặc hạn chế một cách có hiệu quả việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu
hàng hóa. Bên cạnh đó, chúng ta đề cập đến định nghĩa về biện pháp phi thuế
quan của WTO: "Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế
quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước".
Tại Việt Nam, Bô Công Thương cũng đã đưa ra khái niệm như sau: Ngoài thuế
quan ra, tất cả các biện pháp khác, dù là theo quy định pháp lý hay tồn tại trên
thực tế, ảnh hưởng đến mằc độ và phương hướng nhập khẩu được gọi là các
biện pháp phi thuế quan.
Như vậy, có thể hiểu rằng biện pháp phi thuế quan là các rào cản không
dùng thuế quan mà sử dụng các biện pháp hành chính pháp lý và kỹ thuật để
chống lại sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài, bảo vệ hàng hóa và người
tiêu dùng trong nước.
Qua các định nghĩa trên, có thể thấy được mục tiêu chính của các biện
pháp bảo hộ phi thuế quan là hạn chế hàng hóa nhập khẩu nhằm đảm bảo sự
an toàn, lợi ích của người tiêu dùng, hướng dẫn tiêu dùng, cũng như bảo vệ
môi trường trong nước. Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh những mục tiêu trên,
các quốc gia trên thế giới còn sử dụng các biện pháp này với mục đích giảm
thiểu tối đa lượng hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Vì vậy, các biện pháp phi thuế quan còn được gọi là các biện pháp bảo hộ phi
thuế quan. Bên cạnh đó, một số quốc gia còn sử dụng biện pháp phi thuế quan
như là một công cụ dùng để phân biệt đối xử trong quan hệ quốc tế.
2. Các biện pháp bảo hộ phi thuê quan phổ biên trong thương mại quốc
tê và một sô quy định của WTO về việc áp dụng các biện pháp này
2.1. Các biện pháp hạn ché định lượng
Các biện pháp hạn chế định lượng có nghĩa là các cấm đoán hoặc hạn
chế thương mại với quốc gia khác, dù thực hiện bằng hạn ngạch, giấy phép
hoặc các biện pháp có tính chất tương tự, kể cả các biện pháp và các yêu cầu
hành chính hạn chế thương mại.
4
2.1.1. Cấm nhập khẩu
Hàng hóa cấm nhập là những hàng hóa tuyệt đối không được phép đưa
vào thị trường nội địa để lưu thông tiêu dùng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội, thậm chí nhằm bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước
và quyền lợi của người tiêu dùng.
Do đây là biện pháp bảo hộ gây ra hạn chế lớn nhất đối với thương mại
quốc tế, vì vậy, nhìn chung WTO không cho phép áp dừng. Tuy nhiên, vẫn có
một số miễn trừ trong quy định, do trình độ phát triển giữa các nước thành
viên không đồng đều nên các quốc gia vẫn có thể áp dừng trên cơ sở không
phân biệt đối xử trong một số trường hợp sau (quy định tại điều XXI- GATT
1994): cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia; cần thiết để đảm bảo an ninh xã
hội; cần thiết để bảo vệ con người, động vật và thực vật; liên quan tới nhập
khẩu hay xuất khẩu vàng, bạc; cần thiết để bảo vệ tài sản quốc gia về nghệ
thuật, lịch sử hay khảo cổ; cẩn thiết để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên khan
hiếm.
Ngoài ra, tại điều X- GATT 1994 còn quy định: được áp dừng một cách
tạm thời để ngăn cản hay giảm bót sự khan hiếm lương thực, thực phẩm hay
các sản phẩm thiết yếu khác.
2.1.2. Hạn ngạch nhập khẩu
2.1.2.1. Hạn ngạch
Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị
một mặt hàng hoặc một nhóm hàng được nhập về từ một thị trường nào đó,
trong một thời gian nhất định (thường là Ì năm). Thông thường, hạn ngạch
nhập khẩu được áp dừng bằng cách cấp giấy phép nhập khẩu cho một số công
ty. Biện pháp này có tác động đến rất nhiều yếu tố như giá cả, sức cạnh tranh
và khả năng thâm nhập thị trường của hàng hóa.
Căn cứ vào thị trường để quản lý thì thông thường có 3 loại hạn ngạch sau:
Thứ nhất là hạn ngạch quốc gia, trong trường hợp thị trường nhập khẩu
hoặc xuất khẩu là một quốc gia;
5