Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1289

Giải pháp giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGÔ TRUNG KIÊN

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO

THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐA CHIỀU

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2016

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGÔ TRUNG KIÊN

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO

THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐA CHIỀU

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ ANH TÀI

THÁI NGUYÊN - 2016

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công

trình khoa học nào khác.

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn thạc sĩ này đều được cảm ơn

và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2016

Tác giả

Ngô Trung Kiên

ii

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm

ơn đến các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo,

Khoa Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tận

tình giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn

thành luận văn này.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác

của các đồng chí tại tỉnh Bắc Kạn, các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi

xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí đã hỗ trợ nhiệt tình, cung cấp mọi

tư liệu liên quan tới đề tài.

Đặc biệt, tôi xin trân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn

khoa học PGS. TS. Đỗ Anh Tài đã dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp

hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá

trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế.

Thái Nguyên, ngày 25 tháng11 năm 2016

Tác giả

Ngô Trung Kiên

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vi

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ...................................................................... vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ...................................................................viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3

4. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 4

5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO THEO HƯỚNG

TIẾP CẬN ĐA CHIỀU........................................................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo đa chiều ....................................................... 5

1.1.1. Một số lý luận cơ bản về nghèo .............................................................. 5

1.1.2. Lý luận về nghèo đa chiều .................................................................... 10

1.1.3. Khái niệm, đặc điểm và nội dung giảm nghèo theo hướng tiếp cận

đa chiều ................................................................................................... 21

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đa chiều............................................. 24

1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo đa chiều tại một số quốc gia trên thế giới

và một số địa phương tại Việt Nam ........................................................ 33

1.2.1. Kinh nghiệm của thế giới trong giảm nghèo đa chiều .......................... 33

1.2.2. Quan điểm của Việt Nam trong tiếp cận nghèo đa chiều và kinh

nghiệm các tỉnh đi đầu trong phong trào giảm nghèo bền vững ............ 36

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn ................................................ 41

iv

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 43

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 43

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 43

2.2.1. Khung phân tích của luận văn............................................................... 43

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 44

2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu ................................................... 47

2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................... 49

Chương 3. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU TẠI TỈNH BẮC KẠN...... 53

3.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn ....................................................................... 53

3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 53

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 57

3.2. Thực trạng nghèo đa chiều tại tỉnh Bắc Kạn............................................ 60

3.2.1. Tình hình hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều ................................... 60

3.2.2. Tình hình nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều thuộc nhóm đối

tượng khảo sát ......................................................................................... 69

3.2.3. Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo ........................................... 76

3.3. Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn

2011 - 2015 ............................................................................................. 77

3.3.1. Một số chính sách giảm nghèo đa chiều đã và đang được áp dụng

tại tỉnh...................................................................................................... 77

3.3.2. Thực trạng giảm nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai

đoạn 2011 - 2015..................................................................................... 80

3.3.3. Tình hình diễn biến hộ nghèo trong năm 2015..................................... 81

3.3.4. Kết quả giảm nghèo đa chiều của tỉnh Bắc Kạn so với cả nước và

khu vực giai đoạn 2011 - 2014................................................................ 82

3.3.5. Kết quả huy động nguồn lực trong công tác giảm nghèo ..................... 84

3.4. Đánh giá kết quả giảm nghèo đa chiều tại tỉnh Bắc Kạn......................... 86

3.4.1. Những thành công ................................................................................. 86

v

3.4.2. Những tồn tại......................................................................................... 87

3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................ 88

Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐA CHIỀU TẠI TỈNH BẮC KẠN..... 91

4.1. Mục tiêu và phương hướng giảm nghèo đa chiều tại tỉnh Bắc Kạn ........ 91

4.1.1. Mục tiêu về giảm nghèo đa chiều tại tỉnh Bắc Kạn.............................. 91

4.1.2. Phương hướng thực hiện giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020.... 92

4.2. Một số giải pháp cụ thể giảm nghèo đa chiều tại tỉnh Bắc Kạn .............. 93

4.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức về giảm nghèo đa

chiều tới các cấp, các ngành và người dân.............................................. 93

4.2.2. Bổ sung, hoàn thiện và cụ thể hóa các cơ chế chính sách để nâng

cao hiệu quả huy động vốn cho giảm nghèo đa chiều ............................ 94

4.2.3. Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách về giảm

nghèo; nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ

nghèo, hộ cận nghèo................................................................................ 94

4.2.4. Xây dựng các cơ chế thực hiện về giảm nghèo đa chiều...................... 96

4.2.5. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và nhận thức của người dân về

thực hiện giảm nghèo đa chiều ............................................................... 98

4.2.6. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền trong công

tác giảm nghèo đa chiều.......................................................................... 99

4.2.7. Một số giải pháp khác ......................................................................... 100

4.3. Đề xuất, kiến nghị .................................................................................. 101

4.3.1. Đối với các hộ gia đình ....................................................................... 101

4.3.2. Đối với các cấp tỉnh ............................................................................ 101

4.3.3. Đối với cấp Trung ương...................................................................... 102

KẾT LUẬN.................................................................................................. 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104

PHỤ LỤC..................................................................................................... 106

vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ

1 DTTS Dân tộc thiểu số

2 HND Hội nông dân

3 LĐTB & XH Lao động thương binh và xã hôi

4 LHQ Liên hợp quốc

5 MPI Chỉ số nghèo đa chiều

6 MTQG Mục tiêu quốc gia

7 UBND Uỷ ban nhân dân

8 UNDP United Nations Development Programme:

Chương trình phát triển Liên hợp quốc

vii

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1: Các tiêu chí sử dụng đo lường trong MPI .................................. 13

Bảng 1.2: Bảng tính toán các chiều, chỉ số, ngưỡng thiếu hụt.................... 19

Bảng 2.1: Cách thức cho điểm 10 chỉ tiêu đo lường nghèo đa chiều.......... 50

Bảng 3.1: Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Bắc Kạn theo tiếp cận đơn chiều và tiếp

cận đa chiều................................................................................. 61

Bảng 3.2: Tình hình hộ nghèo phân theo khu vực tỉnh Bắc Kạn theo

kết quả điều tra 2015................................................................... 63

Bảng 3.3: Tình hình hộ nghèo tỉnh Bắc Kạn phân theo đơn vị hành

chính cấp huyện .......................................................................... 65

Bảng 3.4: Phân tích hộ nghèo tại tỉnh Bắc Kạn theo mức độ thiếu hụt

các dịch vụ xã hội cơ bản năm 2015........................................... 68

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát sự thiếu hụt về nhu cầu giáo dục của người

nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn................................................. 69

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát sự thiếu hụt về nhu cầu y tế của người

nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn................................................. 70

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát sự thiếu hụt về nhu cầu nhà ở của người

nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn................................................. 72

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát sự thiếu hụt về điều kiện sống của người

nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn................................................. 73

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát sự thiếu hụt về nhu cầu tiếp cận thông tin

của người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn................................ 75

Bảng 3.10: Tổng hợp ngưỡng thiếu hụt đa chiều.......................................... 76

Bảng 3.11: Kết quả giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn

2011 - 2014 ................................................................................. 80

Bảng 3.12: Diễn biến nghèo năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............... 82

Bảng 3.13: Kết quả giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn so với cả nước và khu vực....83

Bảng 3.14: So sánh kết quả giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn so với các

tỉnh trong khu vực....................................................................... 83

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ:

Biều đồ 3.1: Tình hình hộ nghèo phân theo khu vực .................................. 64

Biểu đồ 3.2: Kết quả rà soát nguyên nhân nghèo theo chuẩn đa chiều

giai đoạn 2010 - 2015 ............................................................. 76

Biểu đồ 3.3: So sánh hộ cận nghèo tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh trong khu vực.... 84

Sơ đồ:

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của luận văn ................................................ 44

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nghèo là lực cản đối với sự phát triển bền vững của toàn nhân loại, vì

vậy vấn đề này luôn được đặt vào trung tâm trong mọi chương trình hành

động quốc gia và quốc tế, trong đó có Việt Nam. Tại Hội nghị Thượng đỉnh

Liên Hiệp quốc về phát triển bền vững diễn ra ở New York (Mỹ) từ 25/9 -

27/9/2015, 193 quốc gia thành viên LHQ đã thông qua Chương trình Nghị

sự toàn cầu về phát triển đến năm 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững

(SDG) như một lộ trình để chấm dứt đói nghèo, chống bất bình đẳng và

chống biến đổi khí hậu trong 15 năm tới. Trong đó, Việt Nam được đánh giá

là quốc gia thành công nhất trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về giảm

nghèo. Việt Nam cũng đã chính thức là nước đạt mức trung bình so với Thế

giới, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được tăng lên.

Theo xu hướng nâng mức chuẩn nghèo quốc tế, trong giai đoạn 2016-

2020, chuẩn nghèo của Việt Nam sẽ phải nâng cao hơn nữa để đảm bảo mức

sống của người nghèo. Đồng thời với nâng mức chuẩn nghèo, cần phải thay

đổi tư duy về giảm nghèo, xóa nghèo. Theo chuẩn thế giới, xoá nghèo không

chỉ là lo cho người nghèo đủ ăn mà phải có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tối

thiểu. Bởi vậy, trong quá trình xây dựng chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020,

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1614/QĐ-TTG ngày 15 tháng 9 năm

2015 Phê duyệt Đề án tổng thể "Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường

nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020". Bộ

LĐTB&XH được Chính phủ giao đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan

nghiên cứu đề xuất và trình Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ￾TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 Ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp

dụng cho giai đoạn 2016-2020. Theo đó, chuẩn nghèo mới bao gồm tiêu chí

về mức thu nhập (cao hơn mức quy định giai đoạn 2011-2015) và mức độ

thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: y tế, giáo dục, nước sạch và vệ sinh,...

2

Việc thay đổi chuẩn nghèo từ đơn chiều dựa trên thu nhập sang tiếp cận

đa chiều đã đặt ra cho Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng nhiều

vấn đề cần giải quyết như: Tỷ lệ nghèo sẽ tăng lên (dự kiến tăng gần gấp đôi

so với hiện tại); cần phải điều chỉnh các chính sách giảm nghèo theo hướng

tiếp cận đa chiều; xây dựng và ban hành các chính sách, hệ thống giải pháp

giảm nghèo phù hợp với tình hình mới.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao thuộc vùng Đông Bắc tổ quốc,

với diện tích tự nhiên là 4.859 km2

, địa hình đồi núi bị chia cắt bởi nhiều sông

suối, giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt với khoảng 305.000 người,

với 08 huyện, thành phố, 122 xã, phường, thị trấn, điều kiện cơ sở hạ tầng,

trình độ sản xuất còn ở mức thấp, đời sống có nhiều khó khăn, nhiều điểm dân

cư sống không tập trung nhỏ lẻ, phân tán. Tỷ lệ hộ đói nghèo thuộc vào nhóm

cao nhất trong cả nước. Trong những năm qua thực hiện Chương trình giảm

nghèo, với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của các ngành, các cấp và nhân

dân trong tỉnh, công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt những kết quả nhất định,

Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 32,13% năm 2011 xuống còn 11,63 %, bình quân mỗi

năm giảm 4,10 %/năm. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 16,93% năm 2011 xuống

còn 7,91 %, bình quân giảm 1,80 %/năm. Đây là một có gắng lớn của cấp ủy,

chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc, các ngành, các tổ chức, hội đoàn thể

trong việc thực hiện công tác giảm nghèo.

Tuy nhiên, hộ thoát nghèo chưa thật sự vững chắc, nguy cơ tái nghèo

còn cao, số lượng hộ nghèo lớn, việc thực hiện công tác giảm nghèo ngày

càng gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ giảm hộ nghèo chậm, tỷ lệ lao động qua

đào tạo nghề còn thấp, còn thiếu việc làm hoặc lười lao động. Việc áp dụng

khoa học kỹ thuật vào thực tiễn còn hạn chế. Tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn còn chậm, tỷ lệ giải ngân đạt thấp. Việc thực

hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo hỗ trợ cho người dân theo các

Chương trình mục tiêu quốc gia của các huyện, thành phố hầu hết mới chỉ tập

trung hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, vật tư phân bón, hỗ trợ mua

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!