Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ THANH BÌNH
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THEO
TIÊU CHÍ NGHÈO ĐA CHIỀU CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN TỦA CHÙA,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ THANH BÌNH
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THEO
TIÊU CHÍ NGHÈO ĐA CHIỀU CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN TỦA CHÙA,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8-62-01-15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đình Hòa
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 1 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Thanh Bình
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến TS Bùi Đình Hòa người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kinh tế và
PTNT, phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến Huyện Ủy, UBND huyện Tủa Chùa,
các phòng ban chức năng của huyện; UBND và các hộ nông dân các xã … đã
cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình,
người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, tháng 1 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Thanh Bình
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................vii
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3
3. Các câu hỏi đặt ra nghiên cứu ............................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...............................................5
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm nghèo ..........................................................................................5
1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói....................................................................6
1.1.3. Khái niệm nghèo đa chiều............................................................................9
1.1.4. Chuẩn nghèo đa chiều ................................................................................10
1.1.5. Phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều ........................................12
1.1.6. Cách tiếp cận đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam .................................13
1.1.7. Thước đo nghèo đói đa chiều trong đánh giá mức độ phát triển của
các cộng đồng, các địa phương..................................................................14
1.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo đa chiều bền vững .......................15
1.2. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................17
1.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới ......................................................17
1.2.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam...........................................................................21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....30
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................30
2.2. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................30
2.3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................30
iv
2.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................30
2.4.1. Chọn điểm và mẫu nghiên cứu...................................................................30
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................31
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................32
2.4.4. Phương pháp phân tích...............................................................................32
2.4.5. Phương pháp PRA......................................................................................32
2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................32
2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh các nguồn lực và phát triển kinh tế.....................32
2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo đa chiều...................................32
2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh giảm nghèo đa chiều...........................................33
2.5.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự bền vững của giảm nghèo đa chiều................33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................34
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................34
3.1.2. Đặc điểm KT - XH huyện Tủa Chùa .........................................................40
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong thực hiện
chương trình giảm nghèo của huyện tủa Chùa- tỉnh Điện Biên ................47
3.2. Thực trạng nghèo đói của huyện Tủa Chùa ..................................................49
3.2.1. Thực trạng nghèo của huyện Tủa Chùa theo chuẩn nghèo giai đoạn
2011 - 2015................................................................................................49
3.2.2. Thực trạng nghèo của huyện Tủa Chùa theo chuẩn nghèo giai đoạn
2016 - 2020................................................................................................51
3.2.3. Thực trạng nghèo tại 3 xã được chọn để khảo sát nghiên cứu...................53
3.3. Thực trạng thiếu hụt chiều nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo
của các hộ điều tra .....................................................................................53
3.3.1. Thực trạng thiếu hụt các dịch vụ xã hội của các hộ điều tra......................53
3.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới ngưỡng thiếu hụt và nguyên nhân nghèo.....54
3.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo đa chiều ............................................59
3.4. Các giải pháp giảm nghèo đa chiều ..............................................................62
v
3.4.1. Mục tiêu giảm nghèo bền vững theo tiêu chí tiếp cận đa chiều.................62
3.4.2. Các giải pháp giảm nghèo bền vững theo tiêu chí tiếp cận đa chiều.........63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................70
1. Kết luận ............................................................................................................70
2. Kiến nghị..........................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................75
PHỤ LỤC ...............................................................................................................
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BCH Ban chấp hành
BTXH Bảo trợ xã hội
CS Chính sách
DTTS Dân tộc thiểu số
ESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc
HN Hộ nghèo
KT-XH Kinh tế - xã hội
KV Khu vực
LĐ-TB&XH Lao động - thương binh và xã hội
MPI Thước đo nghèo đói đa chiều
MTTQ Mặt trận tổ quốc
NQ Nghị quyết
NSNN Ngân sách nhà nước
QĐ Quyết định
THCS Trung học cơ sở
TTCP Thủ tướng chính phủ
Ttg Thủ tướng
TV Thành viên
TW Trung ương
UN Tổ chức Liên hợp quốc
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
VPQGGN Văn phòng Quốc gia Giảm nghèo
WB Ngân hàng Thế giới
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia)............ 8
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Tủa Chùa qua các năm
(2015 - 2017) .............................................................................. 36
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên giai đoạn
2015 - 2017 ................................................................................. 41
Bảng 3.3. Biến động dân số và lao động huyện Tủa Chùa giai đoạn
2015 - 2016 ................................................................................. 43
Bảng 3.4. Số trường học, lớp học và phòng học phổ thông........................ 45
Bảng 3.5. Số giáo viên và học sinh phổ thông............................................ 45
Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh chuyển cấp và hoàn thành cấp học phân theo
cấp học và phân theo giới tính.................................................... 46
Bảng 3.7. Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế .................................. 46
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe ........................................ 47
Bảng 3.9. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Tủa Chùa giai đoạn 2013 - 2015 ............ 49
Bảng 3.10. Tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc thiểu số huyện Tủa Chùa giai
đoạn 2013 - 2015 ........................................................................ 50
Bảng 3.11. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Tủa Chùa giai đoạn 2015 - 2017 ............ 51
Bảng 3.12. Tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc thiểu số huyện Tủa Chùa giai
đoạn 2015 - 2017 ........................................................................ 52
Bảng 3.13. Thực trạng nghèo tại 3 xã nghiên cứu giai đoạn từ 2015 - 2017..... 53
Bảng 3.14. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ điều tra ... 54
Bảng 3.15. Tỷ lệ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản ở các dân tộc............. 55
Bảng 3.16. Tỷ lệ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản theo giới tính của chủ hộ.... 55
Bảng 3.17. Tỷ lệ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản theo nhóm hộ............ 56
Bảng 3.18. Thực trạng thu nhập của các hộ điều tra..................................... 57
Bảng 3.19. Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra ......................................... 58
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của quy mô nhân khẩu tới nghèo............................. 58
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của quy mô đất đai tới nghèo................................... 59
Bảng 3.22. Đánh giá của hộ điều tra về nguyên nhân nghèo........................ 60
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trọng
quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Trong giai đoạn
2011-2015, dưới sự Lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo thường xuyên, sát sao của
Quốc hội, Chính phủ, với sự nỗ lực liên tục, không ngừng của các cấp, các ngành
và toàn xã hội, mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam đã thu được những kết quả
quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% năm 2010, xuống còn
4,25% năm 2015; Theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2016-2020, đầu năm 2016, cả nước có 2.338.569 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,88%;
1.235.784 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,22%[10]. Thành tựu giảm nghèo của Việt
Nam đã được Liên hợp quốc công nhận là một trong các quốc gia đi đầu trong
việc thực hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ.
Tuy nhiên, công tác giảm nghèo còn nhiều khó khăn, thách thức, vẫn còn
nhiều nơi tỷ lệ nghèo ở mức cao, lên tới 50%, cá biệt trên 60-70%; Tỷ lệ hộ
nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều vùng dân tộc và miền núi cao nhất cả nước;
tình trạng tái nghèo phổ biến ở nhiều nơi. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo khu vực
miền núi Tây Bắc là 34,52%, miền núi Đông Bắc: 20,74%; Tây Nguyên:
17,14%; các tỉnh Bắc Trung Bộ: 12,5%. Kết quả giảm nghèo thiếu tính bền
vững. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền
núi thấp: 21% số người trong độ tuổi đi học không biết đọc, biết viết chữ phổ
thông; số người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo chiếm 89,5%, riêng số
người trong độ tuổi lao động là người dân tộc thiểu số chưa qua đào tạo chiếm
94,2% (tỷ lệ này ở đồng bào dân tộc Mông là 98,7%; Khmer: 97,7%; Thái:
94,6%; Mường: 93,3%); chất lượng đào tạo nghề thấp [10].
Đội ngũ cán bộ y tế vùng dân tộc và miền núi vừa thiếu, vừa yếu về
chuyên môn nghiệp vụ, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số. Trang thiết bị y tế
thiếu và lạc hậu, phần lớn người nghèo vùng dân tộc và miền núi không có điều
kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng tốt [10].