Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ của ngành dệt may
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế hội nhập đã đến, các ngành kinh tế đang xoay mình theo sự vận
động của kinh tế thị trường. Ngành dệt may là ngành được xem trọng trong
suốt những năm qua và cả thời gian tới. Hàng dệt may Việt Nam đã tìm được
đường đến với các thị trường trên thế giới, song việc xác lập một chỗ đứng
vững chắc trên các thị trường ấy không phải là dễ dàng. Để làm được điều đó
chúng ta không thể không xét tới việc đầu tư đổi mới công nghệ để đẩy mạnh
sự phát triển của ngành dệt may Vịêt Nam. Đề tài được viết nhằm đưa ra thực
trạng và giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ ngành dệt may Việt Nam.
1
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
1.Công nghệ và đổi mới công nghệ
1.1.Công nghệ
Công nghệ là hệ thống các kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để
chế biến vật liệu và thông tin. Hoặc công nghệ là việc áp dụng khoa học vào
công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và sử lý nó một cách
có hệ thống và có phương pháp. Cũng có thể hiểu công nghệ là sản xuất là
cách thức sản xuất theo phương pháp xác định là do con người sáng tạo ra và
vận dụng vào quá trình sản xuất với hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật
tương ứng.
Theo nghĩa rộng, người ta quan niệm cả yếu tố kiến thức, phương tiện
vật chất, con người và tổ chức đều là các nội dung cơ bản cấu thành công
nghệ. Như vậy công nghệ gồm bốn thành phần cơ bản là:
-Các kiến thức được tổ chức như các khái niệm, phương pháp, thông số,
công thức, bí quyết…Nhờ các kiến thức được tổ chức này người ta mới biết
cách thức cụ thể tiến hành chế tạo sản phẩm, dịch vụ. Người ta quan niệm bộ
phận này là phần thông tin của công nghệ
-Năng lực của con người về công nghệ như kỹ năng, kinh nghiệm, tính
sáng tạo, khả năng làm chủ công nghệ...Bộ phận này được quan niệm là yếu
tố con người.
-Các phương tiện vật chất gồm các cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc,
công cụ, phương tiện…phù hợp với đòi hỏi của công nghệ cụ thể. Người ta
quan niệm bộ phận này là phần kỹ thuật
-Các thiết chế tạo nên bộ khung tổ chức của công nghệ như thẩm quyền,
trách nhiệm, các quan hệ, liên kết…Bộ phận này được quan niệm là phần tổ
chức của công nghệ.
1.2.Đổi mới công nghệ
Lựa chọn phương pháp đổi mới công nghệ
2
Có hai phương pháp đổi mới công nghệ là cải tiến và hoàn thiện dần
công nghệ đã có hoặc thay thế dần công nghệ cũ bằng công nghệ mới.
Phương pháp cải tiến và hoàn thiện dần công nghệ đã có cho phép cải
tiến nâng cao trình độ và hiện đại hoá từng phần công nghệ đang áp dụng
trong điều kiện không thay đổi nhiều về trang thiết bị công nghệ, về trình độ
người lao động…nên không cần nhiều vốn đầu tư, không làm xáo trộn nhiều
các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên tình trạng này sẽ dẫn đến tình trạng kỹ
thuật công nghệ chắp vá, không đồng bộ nên không dẫn đến những thay đổi
lớn về sản phẩm, năng suất và hiệu quả. Mặt khác, chi phí kinh doanh cho
hoạt động cải tiến và hoàn thiện công nghệ đang áp dụng, thay thế những
trang thiết bị cần thiết tuy không quá lớn như đổi mới công nghệ nhưng nếu
c?ng d?n chi phi d? u tu đổi mới công nghệ thì khá lớn. Điều này đòi hỏi phải
kéo dài thời gian sử dụng công nghệ cũ nhằm thu hồi vốn đầu tư, không chấm
dứt chu kỳ công nghệ ở thời điểm thích hợp, làm giảm hiệu quả kinh doanh vì
khi đã chuyển giai đoạn chín mồi thì việc tiếp tục kéo dài chu kỳ sống của
công nghệ không đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới đòi hỏi đầu tư lớn, tạo ra
thay đổi lớn trong sản xuất cũng như quản trị nhưng nếu đúng thời điểm sẽ là
giải pháp đúng đắn làm tăng kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Việc lựa chọn áp dụng phương pháp đổi mới công nghệ cụ thể gắn với
chu kỳ sống của công nghệ, khả năng sáng tạo của lực lượng nghiên cứu, khả
năng đầu tư cho nghiên cứu, chi phí đầu tư đổi mới công nghệ và đặc biệt là
quan điểm tính toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Chuyển giao công nghệ
Trong điều kiện chưa đủ trình độ sáng tạo công nghệ mới thì việc
nghiên cứu chuyển giao công nghệ giữ vai trò quan trọng đối với quá trình đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của chuyển giao công
nghệ bao gồm:
3