Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp Cổ phần hóa Ngân hàng Thương mại Nhà nước Lào
PREMIUM
Số trang
193
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
800

Giải pháp Cổ phần hóa Ngân hàng Thương mại Nhà nước Lào

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

SENGCHANH SINGSAVANG

GIẢI PHÁP CỔ PHẦN HÓA

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC LÀO

LUËN ¸N TIÕN SÜ KINH TÕ

Hà Nội - 2013

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

SENGCHANH SINGSAVANG

GIẢI PHÁP CỔ PHẦN HÓA

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC LÀO

Chuyên ngành : Kinh tế tài chính - Ngân hàng

Mã số : 62.31.12.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Công Ty

2. PGS.TS Đỗ Thị Phi Hoài

Hà Nội - 2013

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu sử dụng trong cuốn luận án là trung thực. Những kết luận khoa học nêu

trong luận án chƣa từng ai đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Sengchanh Singsavang

4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

- CPH : Cổ phần hóa

- NHTM : Ngân hàng Thƣơng mại

- NHTMNN : Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc

- DNNN : Danh nghiệp Nhà nƣớc

- KTTT : Kinh tế Thị trƣờng

- TTCK : Thị trƣờng Chứng khoán

- KT-XH : Kinh tế - xã hội

- GDP : Tổng sản phẩm quốc gia

- FDI : Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

- LAK : Lào kíp

- USD : Đô-la Mỹ

- Baht : Thái-lan Bath

- Euro : Đồng tiền Euro

- CHDCND Lào : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

- NHTW : Ngân hàng Nhà nƣớc

- BOL : Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

- BCEL : Ngân hàng Ngoại Thƣơng Lào

- LDB : Ngân hàng Phát triển Lào

- APB : Ngân hàngKhuyến nông

- ACELDA : Ngân hàng ACELDA

- BCEL-KT : Công ty Chứng khoán BCEL-KT

- ANZV : Ngân hàng ANZV

- WTO : Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

- ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á

- IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế

5

- WB : Ngân hàng Thế giới

- BIDV : Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam

- Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Việt Nam

- Vietinbank : Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam

- VCB : Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam

- MHB : Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

- ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông nam Á

- AFTA : Khu vực mậu dịch tự do Đông nam Á

- BTA : Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kì

- DATC : Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng

- VAS : Chế độ kế toán Việt Nam (VAS)

- IFRS : Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)

- INCAS : Hệ thống thanh toán

- ROA : Tỉ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

- ROE : Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

- NPL : Tỷ lệcho vaykhông hiệu quả

- CAR : Hệ số an toàn vốn

- IPO : Phát hành Cổ phần lần đầu

- HĐQT : Hội đông Quản trị

- ALCO : Ban Điều hành

- AML/CFT : Ban chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố

- UBCKL : Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc Lào

6

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1 Hệ thống NHTM Lào 66

2.2 Tổng tài sản theo các nhóm NHTM Lào 2008-2012 67

2.3 ROA, ROE của một số NHTM năm 2012 69

2.4 Tiền gửi theo các nhóm NHTM Lào 2008-2012 70

2.5 Thị phần cho vay tín dụng theo các nhóm NHTM Lào

2008-2012

72

2.6 Các chỉ tiêu cơ bản thể hiện kết quả hoạt động kinh

doanh năm 2008-2012 của BCEL

81

2.7 Tỷ lệ lãi suất tiền vay và tiền gửi năm 2012 81

2.8 Tình hình huy động vốn của BCEL từ năm 2008-2012 82

2.9 Dƣ nợ cho vay ngành kinh tế của BCEL 2008-2012 84

2.10 Tỷ lệ nợ xấu và dự phòng nợ xấu của BCEL 85

2.11 Sự khác biệt trong chính sách sắp xếp loại tiền vay và

vốn dự trữ

87

2.12 Tỷ lệ đủ vốn của BCEL 87

2.13 Danh mục đầu tƣ góp vốn liên doanh tới năm 2012 88

2.14 Số lƣợng hợp đồng L/C, L/G xuất nhập khẩu và tổng giá

trị hợp đồng 2012

92

2.15 Tổng giá trị thanh toán xuất nhập khẩu năm 2012 108

2.16 Hoạt động kinh doanh thẻ của BCEL 2008-2012 115

7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

biểu Tên biểu Trang

2.1 Tổng tài sản của toàn hệ thống NHTM Lào 67

2.2 Thị phần tài sản theo các nhóm ngân hàng năm 2008-2012 68

2.3 Tổng tiền gửi và cho vay của toàn hệ thống NHTM Lào 69

2.4 Thị phần tiền gửi theo nhóm các NHTM năm 2008-2012 71

2.5 Thị phần cho vay tín dụng theo nhóm các NHTM năm 2008-

2012

73

2.6 Tín dụng theo nhóm ngành của BCEL năm 2012 83

8

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài

Trong xu thế mạnh mẽ của toàn cầu hóa, tự do hóa, nền kinh tế Lào

đang từng bƣớc hội nhập với khu vực và thế giới theo đúng chủ trƣơng mà

Đảng đã xác định "chủ động hội nhập kinh tế thế giới". Những năm đổi mới

mở cửa vừa qua, nền kinh tế Lào đã có những bƣớc phát triển đáng kể với tốc

độ tăng GDP từ 6-7%/năm trong giai đoạn từ 1991- 2010. Hội nhập kinh tế đã

mang lại cho Lào nhiều cơ hội mở rộng thƣơng mại với các nƣớc trên thế

giới, tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đẩy mạnh cải cách trong mọi

lĩnh vực... Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế đang là

sức ép lớn khi Lào tham gia hội nhập, đặc biệt với ngành ngân hàng, với hệ

thống Ngân hàng Thƣơng mại (NHTM) mà trung tâm là các NHTMNN.

Hoạt động ngân hàng, trong đó NHTMNN với vai trò chủ đạo trong

những năm qua đã có sự đóng góp rất lớn vào sự thành công trong sự nghiệp

đổi mới đất nƣớc, đã triển khai thực hiện chính sách tiền tệ một cách tích cực,

cơ bản ổn định đƣợc giá trị và sức mua của đồng tiền, kìm chế lạm phát, tăng

dự trữ ngoại tệ cho quốc gia và góp phần tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên, nhìn

chung vẫn chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế,

chƣa phát huy hết chức năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả để làm cho

kinh tế nhà nƣớc thực sự đóng vai trò chủ đạo.

Cổ phần hóa các NHTMNN Lào là một trong những hƣớng đi quan

trọng của nỗ lực cải cách nền kinh tế, chuyển hƣớng sang nền kinh tế thị

trƣờng đa thành phần. Cổ phần hóa NHTMNN Lào, không chỉ thực hiện các

mục tiêu về nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro ngân hàng

mà còn là phƣơng án khả thi để tăng nhanh năng lực tài chính cho các

NHTMNN Lào đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, khi

9

bắt tay vào thực hiện, thực tế đã nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp. Những

vƣớng mắc này nếu không đƣợc giải quyết, khắc phục kịp thời sẽ gây cản trở,

làm chậm tiến trình Cổ phần hóa các NHTMNN Lào.

Tuy nhiên, Cổ phần hóa NHTMNN là một vấn đề rất phức tạp, vì vậy

đòi hỏi phải đƣợc nghiên cứu một cách khoa học và cẩn trọng để từ đó có thể

đƣa ra đƣợc một lộ trình phù hợp với bối cảnh của đất nƣớc và của từng

NHTMNN nhằm đạt đƣợc mục tiêu và hiệu quả mong muốn. Tác giả ý thức

đƣợc tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề trên, cũng nhƣ mong muốn

góp phần nhỏ bé của mình vào việc đẩy mạnh tiến trình Cổ phần hóa NHTMNN

Lào nên đã lựa chọn đề tài "Giải pháp Cổ phần hóa ngân hàng thương mại

nhà nước Lào" làm luận án nghiên cứu.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Cổ phần hóa các danh nghiệp Nhà nƣớc (DNNN) nói chung và Cổ

phần hóa các NHTMNN nói riêng là vấn đề rất đƣợc quan tâm ở các nƣớc

đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng (KTTT), vì vậy

đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.

2.1 Tình hình nghiên

công trình Cổ phần

hóa các DNNN và NHTMNN, đó là các Luận án tiến sĩ và Luận văn thạc sĩ đề

cập dƣ . Một số công trình tiêu biểu nhƣ:

- “Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiến trình thực hiện cổ phần

hóa DNNN ở Việt nam hiện nay”, Phạm Đình Toàn (2005), Luận án tiến sĩ

kinh tế - Đại học kinh tế quốc dân. Luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý

luận về Cổ phần hóa DNNN, đánh giá thực trạng Cổ phần hóa DNNN ở Việt

Nam, chỉ ra những điểm thành công, hạn chế và nguyên nhân làm chậm tiến

độ cổ phần hóa, từ đó đề xuất giải pháp về khía cạnh tài chính nhằm tháo gỡ

khó khăn, đẩy mạnh tiến trình thực hiện cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam.

10

- "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cổ phần hóa ngân hàng thương

mại nhà nước ở Việt Nam", Phạm Thị Húy (2007), Luận văn thạc sĩ Kinh tế -

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đề cập đến một số vấn

đề lý luận về cổ phần hóa NHTMNN, cổ phần hóa

NHTMNN ở Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm về cổ phần hóa của các nƣớc

trên thế giới; nghiên cứu điển hình tại NHTM Việt Nam, từ đó đề

xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cổ phần hóa các NHTMNN ở

Việt Nam.

- "Cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam", Đặng Thị

Thùy Trang (2007), Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ

Chí Minh phần hóa

NHTMNN để giải quyết yêu cầu thực tế về cải cách hoạt động của hệ thống

NHTMN tiến trình thực hiện cổ phần hóa

đẩy

mạnh tiến trình thực hiện cổ phần hóa BIDV một cách có hiệu quả nhất.

- "

khoán Việt Nam (2007), Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh một số vấn đề

; thực trạng niêm yết của các

NHTM cổ phần trên thị trƣờng chứng khoán (TTCK) Việt Nam và nghiên

cứu sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động của NHTM cổ phần và

TTCK hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn

hoạt động NHTM cổ phần đã niêm yết trên TTCK, tác giả đề xuất phƣơng

hƣớng và giải pháp đẩy mạnh việc niêm yết các NHTM cổ phần trên TTCK

Việt Nam.

11

Ngoài ra, còn có một số bài viết về chủ đề cổ phần hóa NHTMNN

đƣợc đăng tải trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành nhƣ: "Một số vấn đề

cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam", của PGS.TS.

Nguyễn Đình Tự, Tạp chí Ngân hàng, số 8/2004; "cổ phần hóa các ngân

hàng thương mại nhà nước trong phát triển thị trường chứng khoán ở nước

ta", của PGS.TS. Nguyễn Đình Tự, Tạp chí Cộng sản, số 4/2005; "Cổ phần

hóa ngân hàng thương mại nhà nước những vấn đề đặt ra giải pháp đẩy

mạnh", của Trần Ngọc Minh, Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng 10/2006,…

Cũng trong xu thế tất yếu của các quốc gia đang chuyển đổi sang nền

KTTT, vấn đề cải cách hoạt động của các NHTM và cổ phần hóa NHTMNN

đƣợc coi là một chiến lƣợc quan trọng trong sự nghiệp cải cách DNNN ở

CHDCND Lào hiện nay. Các nghiên cứu về nâng cao năng lực hoạt động của

các NHTM Lào trong quá trình hội nhập quốc tế đã thu hút sự quan tâm

nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách. Một số công

trình tiêu biểu nhƣ:

- “Nhu cầu tiền tệ tại CHDCND Lào và những gợi ý chính sách”

Somphao Phaysith (2013), Luận án tiến sỹ Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân.

Luận án phân tích rõ những yếu tố ảnh hƣởng tới nhu cầu tiền tệ của Lào và

đƣa ra những chính sách và gợi ý quan trọng, thiết thực với CHDCND Lào.

- “Giải pháp tăng cương huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương

Lào”, Phansana Khounnouvong (Viêng Chăn 2010), Luận văn thạc sĩ.

- “Giải pháp thành lập và phát triện thị trường mở của Ngân hàng

Nhà nước Lào”, Somphet Vongkhamchanh (Viêng Chăn 2010), Luận văn

thạc sĩ.

- “Giải pháp tăng cương phân tích thậm định dư án đầu tư của Ngân

hàng Ngoại thương Lào”, Phonsouk Phommachanh (Viêng Chăn 2010), Luận

văn thạc sĩ.

12

- “Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Ngoại

thương Lào”, Phasy Phommakon (Viêng Chăn 2010), Luận văn thạc sĩ.

- “Giải pháp đổi mới hoạt động ngân hàng trung ương Lào trong thời

kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”, Phouphet Khamphouvong (Viêng Chăn 2010),

Luận văn thạc sĩ.

- “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Lào

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Souphak Thinxayphon (Viêng

Chăn 2010), Luận văn thạc sĩ,

- "Giải pháp nhằm phát triển bền vững thị trường chứng khoán Lào

trong giai đoạn tới", Sengchanh Singsavang (2010), Tạp chí Ngân hàng ở Lào

số 3, tr. 47-49.

Nhìn chung, các công trình trên đều đã đề cập đến vấn đề hội nhập

quốc tế của các NHTMNN, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển hoạt

động kinh doanh dịch vụ ngân hàng hiện đại. Nhƣ vậy, cho đến nay chƣa có

một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và có

hệ thống về cổ phần hóa NHTMNN Lào. Luận án của tác giả, vì vậy không

trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cổ phần hóa NHTMNN, nội

dung cơ bản của tiến trình cổ phần hóa NHTMNN.

- Tham khảo kinh nghiệm cổ phần hóa NHTMNN của Việt Nam và một

số nƣớc khác, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NHTMNN Lào.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống NHTM Lào, làm rõ tính tất

yếu khách quan phải cổ phần hóa NHTMNN Lào. Tập trung đánh giá đề án

thí điểm cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thƣơng Lào (BCEL), từ đó chỉ ra

những thành công, kết quả bƣớc đầu, những tồn tại, vƣớng mắc trong tiến

trình triển khai cổ phần hóa.

13

- Xác lập mục tiêu, nguyên tắc, quan điểm cổ phần hóa NHTMNN Lào,

đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình thực hiện cổ phần hóa

NHTMNN Lào.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Cổ phần hóa NHTMNN là vấn đề rộng lớn và rất phức tạp, Luận án

tập trung nghiên cứu quá trình cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thƣơng Lào

(BCEL), các hoạt động kinh doanh của BCEL và quá trình chuẩn bị thực hiện

CPH BCEL trong giai đọan từ năm 2008 đến nay.

- Phạm vi nghiên cứu là BCEL trên toàn diện, không xét tới các chi

nhánh và các công ty con. Chính vì thế, báo cáo tài chính hợp nhất của BCEL

sẽ là phạm vi nghiên cứu tập trung của đề tài.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ:

Phƣơng pháp Thống kê, Phân tích, Tổng hợp, Suy luận, diễn giải, Phƣơng

pháp thực chứng để đối chiếu, đánh giá các vấn đề sự kiện. Luận án sử dụng

các tƣ liệu trong 5 năm gần đây của hệ thống NHTMNN Lào đƣợc phân tổ

theo các tiêu thức khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu của từng vấn đề.

6. Những đóng góp khoa học của luận án

Một là: Luận án đã hệ thống hóa và phân tích làm sáng tỏ những vấn

đề lý luận và thực tiễn về cổ phần hóa NHTMNN Lào cũng nhƣ những vấn

đề đặt ra sau cổ phần hóa các NHTMNN Lào. Bên cạnh việc kế thừa kết quả

nghiên cứu của những công trình đã công bố, tác giả còn đƣa ra quan điểm

cá nhân của mình để hoàn thiện hơn lý luận cơ bản về cổ phần hóa

NHTMNN Lào.

Hai là, Tác giả nghiên cứu có chọn lọc kinh nghiệm cổ phần hóa

NHTMNN nhƣ Trung Quốc và Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh

nghiệm có thể vận dụng cho công tác cổ phần hóa NHTMNN Lào.

14

Ba là, Luận án đã phân tích thực trạng hệ thống NHTM Lào, làm rõ

tính tất yếu khách quan phải cổ phần hóa NHTMNN Lào; nghiên cứu điển

hình tiến trình thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thƣơng Lào, trên cơ sở

đó luận án đánh giá, phân tích về những thuận lợi, kết quả đạt đƣợc và những

tồn tại trong tiến trình cổ phần hóa các NHTMNN. Những vấn đề lý luận

đƣợc hệ thống hóa và phân tích thực trạng, đó là cơ sở khoa học cho các đánh

giá thực tiễn và đề xuất các phƣơng hƣớng, giải pháp giải quyết các vấn đề

nghiên cứu mà luận án đề ra.

Bốn là, Đóng góp chủ yếu của luận án là đề xuất đƣợc các định hƣớng

về mục tiêu, nguyên tắc và quan điểm cơ bản về cổ phần hóa NHTMNN Lào;

đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ và các kiến nghị nhằm đẩy mạnh hơn

nữa tiến trình cổ phần hóa NHTMNN Lào trong tƣơng lai. Các đề xuất đó là

có luận cứ khoa học và thực tiễn khá đầy đủ nên có giá trị vận dụng để đẩy

mạnh tiến trình cổ phần hóa các NHTMNN Lào trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của của luận án gồm ba chƣơng:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Cổ phần hóa Ngân hàng Thƣơng

mại Nhà nƣớc.

Chương 2: Thực trạng Cổ phần hóa Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc

Lào.

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh Cổ phần hóa Ngân hàng Thƣơng mại

Nhà nƣớc Lào.

15

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CỔ PHẦN HÓA

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC

1.1. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc

Trong nền KTTT, có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại và

phát triển ở nhiều ngành, lĩnh vực hoạt động khác nhau, trong đó, NHTM

cũng đƣợc coi là một doanh nghiệp. Khi nền kinh tế hàng hóa càng phát

triển thì các NHTM càng trở nên cần thiết và đóng vai trò là một định chế tài

chính gắn liền với sự phát triển của nền KTTT và kinh tế hàng hóa. Vậy bản

chất NHTM là gì?

Việc đƣa ra một khái niệm chung và chuẩn xác về NHTM là rất khó vì:

các nghiệp vụ ngân hàng thƣờng đa dạng và phức tạp; mỗi vùng, mỗi nƣớc lại có

những khái niệm khác về NHTM; đứng trên những góc độ khác nhau (quản lý,

nhà đầu tƣ, ngƣời vay vốn....) lại có những quan điểm khác nhau về NHTM.

Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng

thƣơng mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thƣờng xuyên là

nhận tiền bạc của công chúng dƣới hình thức ký thác, hoặc dƣới các hình thức

khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết

khấu, tín dụng và tài chính" [92, Tr 269].

Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành của Việt Nam thì: "Ngân hàng

thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân

hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm

mục tiêu lợi nhuận "[32, Điều 4].

Trong Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 của Chính phủ

Việt Nam về tổ chức và hoạt động của NHTM thì khái niệm NHTM đƣợc đƣa

ra rõ hơn: "Các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử

dụng thuật ngữ "ngân hàng" trong tên của tổ chức, trong các phần phụ thêm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!