Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giá trị quyền con người trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LỪ VĂN TUYÊN
GIÁ TRỊ QUYỀN CON NGƢỜI TRONG
LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI THÁI Ở TÂY BẮC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LỪ VĂN TUYÊN
GIÁ TRỊ QUYỀN CON NGƢỜI TRONG
LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI THÁI Ở TÂY BẮC VIỆT NAM
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9 38 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HƢƠNG
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Lừ Văn Tuyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN
ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................... 9
1.1. Những công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài .................... 9
1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu........................................................................................... 26
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ GIÁ TRỊ
QUYỀN CON NGƢỜI TRONG LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI THÁI Ở
TÂY BẮC VIỆT NAM.................................................................................. 35
2.1. Quan niệm về quyền con người và giá trị quyền con người.............. 35
2.2. Khái niệm, đặc điểm luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
và vị trí, vai trò của luật tục của người Thái ở Tây Bắc trong đời sống
cộng đồng tộc người.................................................................................. 40
2.3. Mối quan hệ giữa luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam và
giá trị quyền con người ............................................................................. 49
2.4. Mối quan hệ giữa pháp luật và giá trị quyền con người trong luật
tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.................................................. 50
2.5. Vận dụng những giá trị quyền con người trong luật tục, tập quán
trong việc thực hiện các quyền con người trên thế giới và Việt Nam...... 62
Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ QUYỀN CON NGƢỜI
TRONG LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI THÁI ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN
QUYỀN CON NGƢỜI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI THÁI Ở
TÂY BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................. 72
3.1. Một số giá trị quyền con người trong luật tục Thái ở Tây Bắc Việt Nam .. 72
3.2. Tác động của những quy định về quyền con người trong luật tục
Thái đến việc thực hiện các quyền con người trong cộng đồng người
Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay ........................................................ 109
Chƣơng 4: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ QUYỀN CON
NGƢỜI TRONG LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI THÁI Ở TÂY BẮC
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY....................................... 127
4.1. Quan điểm kế thừa các giá trị quyền con người trong luật tục của
người Thái ở Tây Bắc Việt Nam giai đoạn hiện nay.............................. 127
4.2. Giải pháp phát huy các giá trị quyền con người trong luật tục của
người Thái ở Tây Bắc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..................... 134
KẾT LUẬN.................................................................................................. 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ......... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 153
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người là một phạm trù đa diện, kết tinh những giá trị cao
đẹp trong nền văn hóa của các dân tộc. Đây không chỉ là “ngôn ngữ chung”
mà còn là “sản phẩm chung” , “mục tiêu chung” và “phương diện chung” của
toàn nhân loại để bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm và hạnh phúc của mọi con
người, mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, cả trong pháp luật và thực tiễn, là
nghĩa vụ và cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng
lớp và cá nhân, chứ không phải chỉ riêng một quốc gia, dân tộc, giai cấp hay
nhóm người nào. Để đạt được những mục tiêu trong lĩnh vực này, nhân loại
đang hướng tới xây dựng một “nền văn hóa nhân quyền” ở mọi cấp độ, trong
đó việc kết hợp hài hòa những đặc thù và giá trị truyền thống tốt đẹp của các
dân tộc với các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế được thừa nhận chung về nhân
phẩm và giá trị của con người cũng là một giải pháp thúc đẩy thực hiện quyền
con người một cách hiệu quả.
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc. Trên 10 triệu dân trong tổng
số trên 80 triệu dân, có 53 dân tộc ít người, trong đó dân tộc Thái là một trong
những dân tộc ít người ở Việt Nam. Theo số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số
và nhà ở Việt Nam năm 2009, dân tộc Thái ở nước tacó 1.550.423 người,
chiếm 1,6% dân số cả nước, chiếm 12,2% tổng dân số các dân tộc thiểu số,
đứng thứ ba sau người Kinh và người Tày. Trong xã hội xưa, đồng bào dân
tộc Thái ở Tây Bắc đã có những tư tưởng tiến bộ mang giá trị nhân đạo, nhân
quyền sâu sắc, những tư tưởng đó được biểu đạt bằng nhiều phương thức khác
nhau trong đó, luật tục là một sản phẩm tinh túy nhất trong quá trình phát
triển nhận thức của cộng đồng, và có một vị trí nhất định trong việc điều
chỉnh các mối quan hệ trong đời sống của đồng bào. Luật tục của Thái với tên
gọi chung là “hít khoòng”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “phong tục tập
quán”, “lệ tục”, hoặc “lệ”. Luật tục được các thành viên trong cộng đồng
nghiêm chỉnh tuân theo một cách tự giác.
2
Từ khi Đảng, Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần đang dần dần tác động và thay thế nền kinh tế nông
nghiệp nương rẫy tự nhiên tại vùng đồng bào dân tộc Thái. Việc giao lưu văn
hóa có ảnh hưởng nhất định đến lối sống, phong tục tập quán, tạo nên những
biến đổi trong đời sống. Tuy nhiên, với những tác động đó, giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc Thái vẫn luôn tồn tại, luật tục của dân tộc Thái vẫn
luôn có sức sống mãnh liệt, ở một góc độ nhất định vẫn luôn điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng các bản - mường người Thái ở Tây
Bắc Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, thực thi, bảo đảm các quyền con người đang
được thực hiện, trong đó việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được đặc
biệt chú ý trong xây dựng chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền con người.
Điều 5, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên
đất nước Việt Nam; 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; 3.
Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền
thống và văn hoá tốt đẹp của mình; 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát
triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng
phát triển với đất nước.
Điều 14 Hiến pháp năm 2013 : Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp.
Những quy định của Hiến pháp đã thể hiện quan điểm Nhà nước Việt
Nam luôn tôn trọng, thực thi các quyền con người, chính sách dân tộc, bảo
đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân tố
quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sinh đã quyết định chọn đề tài giá trị
quyền con người trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam để triển
khai nghiên cứu trong quy mô luận án tiến sĩ luật học với mong muốn góp
3
phần giải mã toàn diện và có hệ thống các nội dung liên quan đến chủ đề được
lựa chọn.
Từ những lý do và nhận thức trên đây, tôi chọn đề tài “giá trị quyền con
người trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam ” để nghiên cứu và
làm Luận án Tiến sĩ Luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của luận án là luận chứng khoa học cho một hệ thống
giải pháp bảo đảm, thực thi quyền con người, quyền của các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam xuất phát từ hệ thống giá trị truyền thống luôn tồn tại trong lịch sử
đến hiện tại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa nhận thức lý luận về giá trị quyền con người và giá trị
quyền con người trong lịch sử truyền thống. Trên cơ sở đó, tập trung làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận, nội dung về giá trị quyền con người trong luật tục của
người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
- Tìm hiểu và đưa ra những ý kiến đánh giá về thực trạng việc thực hiện
các quyền con người ở vùng đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Xác
định rõ những thành công, hạn chế còn tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân của
thành công, hạn chế đó. Đồng thời, xác định việc vận dụng những giá trị quyền
con người trong luật tục với ý nghĩa bảo đảm thực thi quyền con người.
- Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy những giá trị quyền
con người trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam để bảo đảm thực
hiện quyền con người trong cộng đồng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là luật tục của người Thái ở Tây Bắc
Việt Nam và giá trị quyền con người có trong luật tục của người Thái, khả năng
kế thừa và phát huy những giá trị đó trong xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật
về thực thi quyền con người đối với cộng đồng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam;
các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật có ảnh hương đến vận dụng
4
giá trị quyền con người trong luật tục của người Thái trong việc bảo đảm, thực thi
quyền con người đối với cộng đồng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luật tục tiếp cận dưới góc độ khái niệm, đặc
điểm luật tục của người Thái; đánh giá giá trị của luật tục người Thái trong
cộng đồng; tìm hiểu những kinh nghiệm phát huy những giá trị quyền con
người trong lịch sử truyền thống trên thế giới và Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về giải pháp kế thừa, phát huy các giá trị quyền con
người trong luật tục để xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, thực thi các
quyền con người đối với cộng đồng người Thái các tỉnh Tây Bắc Việt Nam.
Đặc biệt tập trung khảo sát đánh giá thực trạng kinh tế, xã hội, quốc phòng, an
ninh, xây dựng hệ thống chính trị; khảo sát về việc hưởng thụ các quyền con
người của đồng bào người dân tộc Thái ở Tây Bắc; khảo sát kết quả thực hiện
các giải pháp kế thừa và phát huy các giá trị quyền con người trong luật tục của
người Thái của một số xã có người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh Sơn La,
Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái. Từ đó đề xuất quan điểm kế thừa,
phát huy giải pháp bảo đảm thực thi pháp luật về quyền con người dựa trên giá
trị của luật tục Thái.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng nhà nước và pháp luật; các học thuyết, quan điểm của các nhà tư
tưởng tiến bộ khác về nhà nước và pháp luật hiện đại, đặc biệt là về nhà nước
pháp quyền, về tập quán pháp và về cơ chế tự quản của cộng đồng...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận Mác -
Lênin và các phương pháp chủ yếu sau đây:
5.2.1 Cách tiếp cận
Đề tài được tiếp cận với góc độ khoa học pháp lý nhằm làm sáng tỏ
phạm trù quyền con người trong đời sống, qua quy định trong luật tục điều
5
chỉnh các mối quan hệ xã hội, giữa người dân với với cộng đồng, giữa các
thành viên trong cộng đồng với nhau trong bối cảnh thời kỳ các Châu –
mường người Thái ở Tây Bắc trước năm 1945 và bối cảnh bản mường vùng
đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài đòi hỏi cách tiếp cận liên ngành và đa
ngành khoa học xã hội.
Tiếp cận toàn diện và hệ thống
Nghiên cứu về quyền con người thông qua luật tục đòi hỏi một cách tiếp
cận toàn diện và hệ thống các yếu tố tác động đến cuộc sống của người dân
trong các bản – mường, đến các nội dung mang tính quyền con người trong
luật tục. Sự thay đổi của một yếu tố cấu thành sẽ tác động đến các yếu tố
khác. Ngoài ra, phải xem xét đến tính phổ quát của luật tục bên cạnh đó là
tính đặc thù của từng địa phương, của từng giai đoạn lịch sử.
Tiếp cận toàn diện và hệ thống cho phép đề tài có thể đánh giá các sự
kiện, hiện tượng trong tương quan với chỉnh thể rộng hơn đồng thời xem xét
tính đặc thù của luật tục của người Thái ở Tây Bắc.
Tiếp cận liên ngành khoa học xã hội
Trong khi tiếp cận toàn diện và hệ thống cho phép đề tài có cái nhìn vừa
bao quát vừa đặc thù, thì việc vận dụng một tiếp cận liên ngành trong nghiên
cứu giúp tác giả nhìn nhận, đánh giá các sự kiện từ nhiều chiều cạnh khác
nhau. Trước hết là tiếp cận Luật học trong việc xây dựng hương ước, quy ước
ở cơ sở dựa trên những giá trị của luật tục và thực thi hương ước điều chỉnh
hoạt động tự trị, tự quản của bản mường, chi phối cuộc sống mọi mặt của
người dân.
Tiếp cận ở khía cạnh lịch sử để thấy sự thay đổi của quyền con người
qua các giai đoạn, các thời kỳ, phản ánh trong luật tục. Các yếu tố của bối
cảnh lịch sử tác động đến nội dung của luật tục.
Tiếp cận ở khía cạnh dân tộc học, nghiên cứu bản mường của người Thái
là một thực thể chứa đựng nhiều thành tố như kinh tế, chính trị, xã hội, tôn
giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện tự nhiên...
6
Việc xem xét đối tượng nghiên cứu từ tiếp cận liên ngành giúp đưa ra
những phân tích thấu đáo dựa trên đặc thù riêng của mỗi ngành khoa học.
Nhìn đối tượng dưới lăng kính đa chiều cũng cho phép tiến dần tới hiện thực
khách quan, hạn chế được những sai số đặc trưng cho mỗi ngành khoa học.
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu có liên
quan đến chủ đề luận án, luận án sẽ kế thừa có chọn lọc, phát triển các luận
điểm nghiên cứu, đồng thời phát hiện vấn đề nghiên cứu mới, xây dựng các
luận điểm khoa học thuộc nội dung nghiên cứu luận án.
Tiếp cận liên ngành luật học
Tiếp cận ở khía cạnh luật học, luận án nghiên cứu pháp luật về quyền
con người, quyền của các dân tộc thiểu số và thực tiễn bảo đảm thực thi pháp
luật về quyền con người trong đời sống. Góc độ nghiên cứu ứng dụng được
luận án đặc biệt chú ý.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu, Luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu liên ngành và đa ngành trong nghiên cứu khoa học pháp lý về
quyền con người.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được áp dụng để
phân tích các tài liệu về giá trị quyền con người trong lịch sử nhà nước, pháp
luật trong luật tục dân tộc thiểu số trên thê giới, luật tục dân tộc Thái ở Việt
Nam, bao gồm các công trình nghiên cứu, bài báo, tạp chí về luật tục Thái
(bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài), các tài liệu về luật tục được dịch
sang tiếng Việt.
- Phương pháp hỏi chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để thu
thập thông tin và ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam và nước
ngoài chuyên về luật tục Thái. Phương pháp này được thực hiện thông qua
việc liên lạc trao đổi trực tiếp, qua thư điện tử (e-mail) và qua các cuộc hội
thảo khoa học về luật tục Thái mà tác giả tham dự.
- Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này được sử dụng để
nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn vận dụng giá trị quyền con người
7
có trong luật tục ở một số quốc gia (tiêu biểu) trên thế giới; qua đó rút ra được
những nhận thức chung và giá trị tham khảo có thể áp dụng đối với Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử: với tính đồng đại, lịch
đại... để xem xét vấn đề quyền con người trong mối liên hệ hữu cơ với điều
kiện lịch sử cụ thể.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp
các tri thức về giá trị quyền con người có được từ hoạt động phân tích, hỏi chuyên
gia, so sánh, và các phương pháp được sử dụng khác. Sự tổng hợp này nhằm mục
đích đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của chính tác giả luận án nhằm
vận dụng giá trị quyền con người có trong luật tục Thái ở Việt Nam.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng trong chương 1 của luận án
nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực
trạng nghiên cứu lịch sử về quyền con người, giá trị quyền con người, luật tục
của dân tộc Thái ở Việt Nam.
- Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng trong chương 3 của
luận án để đánh giá những tác động của giá trị quyền con người có trong luật
tục tới cộng đồng ở một số bản – mường người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Cụ
thể tại một số xã có đông đồng bào người dân tộc Thái sinh sống tại 05 tỉnh:
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của Luận án
Từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định trên đây, Luận án có
những kết quả nghiên cứu mới sau đây:
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn
diện, chuyên sâu cả ở phương diện lý luận và thực tiễn về giá trị quyền con
người trong luật tục Thái và tác động luật tục Thái đối với thực hiện pháp luật
trong cộng đồng người Thái ở Tây Bắc hiện nay.
Luận án phân tích làm rõ thêm những vấn đề về luật tục Thái trong xã
hội truyền thống và hiện nay; làm rõ các yếu tố và thực trạng ảnh hưởng của
luật tục đến thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Thái.
Bên cạnh đó, Luận án đánh giá những nguyên nhân chủ yếu và đưa ra
được những quan điểm, giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm từng bước phát
8
huy những giá trị quyền con người trong luật tục đến thực hiện pháp luật
trong cộng đồng người Thái ở Tây Bắc hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
7.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án góp
phần chỉ rõ những đặc điểm cơ bản của luật tục, luật tục Thái và vị trí, vai trò
của nó trong điều chỉnh quan hệ cộng đồng; chỉ ra những giá trị về quyền con
người có trong luật tục để góp phần ứng dụng trong thực tế.
Kết quả nghiên cứu của Luận án đưa ra cách nhìn đầy đủ về giá trị quyền
con người có trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc có vai trò quan trọng
trong đời sống cộng đồng; bổ sung cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Thái ở nước ta hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần đánh giá thực trạng, rút ra những giá trị tích cực, những
mặt hạn chế về những giá trị về quyền con người có trong luật tục Thái trong
quản lý xã hội trên địa bàn nghiên cứu; tìm ra những giá trị của luật tục cùng
những giải pháp khả thi để có thể sử dụng luật tục hỗ trợ cùng pháp luật trong điều
chỉnh các quan hệ xã hội vùng nông thôn - cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
ở Tây Bắc; làm cơ sở cho rà soát, hệ thống hóa, phát huy những quy phạm luật tục
phù hợp, đưa vào các hương ước, quy ước khu dân cư, góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật và loại bỏ những quy phạm mang tính hủ tục lạc hậu, mê tín, dị
đoan đang tồn tại trong luật tục, nâng cao ý thức thực hiện pháp luật trong cộng
đồng người Thái nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc nói chung.
Luận án có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong việc giảng dạy,
đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ; trong xây dựng chính sách về dân
tộc của Đảng và Nhà nước; trong quản lý xã hội, đảm bảo an ninh nông thôn,
đưa pháp luật vào cuộc sống... vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Bắc hiện
nay và trong những năm tới.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
kết cấu luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về luật tục, luật tục của người
Thái ở Tây Bắc Việt Nam
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về luật tục
Trên thế giới, vấn đề luật tục sớm được nghiên cứu tại các nước châu
Âu và một số quốc gia châu Á. Ở châu Âu, luật tục được nghiên cứu từ cuối
thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX bởi các nhà luật học và các nhà cai trị địa
phương. Các nhà nghiên cứu lịch sử, pháp luật đã kết hợp giữa luật La Mã và
tập quán pháp, cụ thể các tập quán được luật hóa trong luật La Mã, khởi đầu
là Bộ luật 12 bảng - vào khoảng năm 450 trước Công Nguyên (Đây là một
trong những văn bản luật ra đời sớm nhất và mãi cho đến thế kỷ XIX vẫn
được xem là nguồn luật pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu
Âu - ngay các Bộ luật Dân sự hiện đại, như Bộ luật Dân sự Đức và Bộ luật
Dân sự Áo cũng hình thành trước tiên từ Luật La Mã) [55, tr75].
A. Wantson trong bài viết "An approoach to costomary" in trong cuốn
"Folk law" (1994) cho rằng tập quán pháp trở thành luật khi và chỉ khi nó
được đạo luật hay quyết định của tòa án công nhận, khi nó được biết như là
luật, chấp nhận như là luật và thi hành như là luật [48, tr56].
Trong việc thiết lập việc cai trị một số quốc gia thuộc địa ở châu Á,
châu Phi, Nam Mỹ, các nhà luật học, quản lý của các nước có nhiều thuộc địa
như Anh, Pháp, Tây Ban Nha rất quan tâm nghiên cứu lĩnh vực này. Những
năm đầu của thế kỷ XX, Bronislaw Malinowski - người trường phái chức năng
(Functionnalism) cho rằng, tất cả những hiện tượng văn hóa đều cần thiết và mang
chức năng nhất định trong một xã hội nhất định, từ đó rút ra kết luận: "không thể
dùng một thể chế xã hội này áp đặt cho một xã hội khác, mà cần sử dụng bản thân
thể chế xã hội vốn có để quản lý xã hội đó", quan điểm này đã được các nhà cai trị
thực dân vận dụng trong việc cai trị các xã hội thuộc địa lúc bấy giờ [48, tr57].
10
Công trình của Kayleen M.Hazle Hurht dân đã đề cập tới tình trạng đa dạng
pháp luật của cư dân bản địa của các nước Canada, Australia, New Zealand
vốn là nơi sinh sống của cư dân bản địa, còn ở trình độ phát triển thấp và tình
trạng phụ thuộc vào chủ nghĩa thực dân [48, tr56].
Ở châu Á, vốn có nhiều quốc gia chịu sự đô hộ bởi nhà nước thực dân,
vấn đề nghiên cứu luật tục được người Anh, người Pháp quan tâm từ rất sớm
ở Ấn Độ, Inđônêxia, Malayxia... và nhất là ở Việt Nam. Giáo sư Ngô Đức
Thịnh cho rằng, công trình nghiên cứu: “Asian indigenous law in Interaction
with Received law” (Luật bản địa châu Á trong mối quan hệ tương hỗ với luật
thành văn) của Masaji Chiba [78], bao gồm nhiều chương viết về luật tục của
nhiều dân tộc và quốc gia khác nhau, như người Ai Cập Hồi giáo, Iran Hồi
giáo, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản [50], đã đưa ra sự phân loại luật
ở các nước châu Á thành ba hình thức: Luật (Received law), Luật bản địa
(Indigenous law) và dạng hỗn hợp giữa hai hình thức trên.
Tại Ấn Độ, có công trình: “Luật tục bộ lạc ở Đông Bắc Ấn Độ” của
Shinbani Roy và S. H. M. Rizvi; hay “Đất đai công cộng và luật tục” của
Minoti Charcravarty-Kaul, đề cập đến vấn đề sở hữu đất đai theo luật tục ở
Bắc Ấn Độ [49, tr18].
Gần đây xuất hiện một số công trình nghiên cứu về giá trị luật tục của
các dân tộc châu Phi và châu Á như công trình của Woodman, Gordon R và
A.O.Obilade viết về luật châu Phi và lý thuyết luật pháp, bởi châu Á và châu
Phi là đối tượng tập trung sự chú ý của các nhà nghiên cứu lịch sử luật pháp,
chủ yếu là người phương Tây, để tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề nảy sinh
giữa pháp luật và luật tục. Khi thực dân Đức, Pháp và Anh sang cai trị và đặt
ách đô hộ ở một số nước ở hai châu lục này, một trong những vấn đề mâu
thuẫn căng thẳng là mâu thuẫn giữa luật bản địa và luật pháp phương Tây.
Nhìn chung, trên thế giới trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX có một khối
lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu về luật tục từ các góc độ khác nhau
dưới góc độ lý luận, phương pháp và nghiên cứu các trường hợp cụ thể. Các
công trình nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết căn bản về luật tục được
nhìn nhận ở nhiều khía cạnh và tạo ra những nền tảng cần thiết cho các