Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết Hòn đất của Anh Đức
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
VŨ THỊ HƢƠNG
GIÁ TRỊ LIÊN KẾT QUA PHƢƠNG THỨC LẶP
TRONG TIỂU THUYẾT HÒN ĐẤT CỦA
ANH ĐỨC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
VŨ THỊ HƢƠNG
GIÁ TRỊ LIÊN KẾT QUA PHƢƠNG THỨC LẶP
TRONG TIỂU THUYẾT HÒN ĐẤT CỦA
ANH ĐỨC
Chuyªn ngµnh: Ng«n ng÷ häc
M· sè : 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN TÌNH
Thái Nguyên - 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ một công trình khoa học nào.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hƣơng
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Phạm Văn Tình, thầy đã
tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn
tốt nghiệp.
Luận văn là kết quả của một quá trình học tập. Vì vậy tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn đến những người Thầy, người Cô đã giảng dạy các chuyên đề Cao học cho lớp
Ngôn ngữ khóa 2010-2012.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người thân đã luôn ủng hộ
và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 04 năm 2012
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hƣơng
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Mục lục...................................................................................................................... iii
Danh mục các bảng .....................................................................................................v
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.....................................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................5
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................6
7. Bố cục của luận văn ............................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................7
1.1. Khái quát về ngữ pháp văn bản .......................................................................7
1.1.1. Văn bản.....................................................................................................7
1.1.2. Diễn ngôn .................................................................................................7
1.2. Liên kết văn bản...............................................................................................7
1.2.1. Liên kết.....................................................................................................7
1.2.2. Phƣơng tiện liên kết và phƣơng thức liên kết...........................................8
1.2.3. Liên kết cấu trúc .......................................................................................9
1.2.4. Liên kết ngữ nghĩa....................................................................................9
1.3. Phép lặp trong hệ thống các phép liên kết văn bản........................................10
1.3.1. Khái quát về một số phép liên kết văn bản.............................................10
1.3.2. Phép lặp ..................................................................................................19
1.4. Anh Đức và tiểu thuyết "Hòn Đất" ................................................................26
1.4.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Anh Đức .....................................26
1.4.2. Vài nét về tiểu thuyết "Hòn Đất"............................................................30
1.5. Tiểu kết ..........................................................................................................32
iv
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VỀ TÍNH LIÊN KẾT QUA PHƢƠNG THỨC LẶP
TRONG HÒN ĐẤT CỦA ANH ĐỨC ....................................................................34
2.1. Mở đầu ...........................................................................................................34
2.2. Liên kết cấu trúc qua phƣơng thức lặp ..........................................................34
2.2.1. Lặp từ vựng ............................................................................................34
2.2.2. Lặp cú pháp ............................................................................................48
2.2.3. Lặp kép ...................................................................................................51
2.3. Liên kết ngữ nghĩa qua phƣơng thức lặp .......................................................52
2.3.1. Về phạm vi liên kết.................................................................................52
2.3.2 Quan hệ liên kết.......................................................................................57
2.4. Tiểu kết ..........................................................................................................61
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ LIÊN KẾT QUA PHƢƠNG THỨC LẶP TRONG HÒN
ĐẤT CỦA ANH ĐỨC..............................................................................................63
3.1. Mở đầu ...........................................................................................................63
3.2. Giá trị của liên kết cấu trúc qua phƣơng thức lặp..........................................63
3.2.1. Tạo nên tính cân đối và tính nhịp điệu cho câu......................................63
3.2.2. Tạo nên tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ cho văn bản ..........................68
3.2.3. Tạo nên tính lập luận cho văn bản.........................................................72
3.3. Giá trị của liên kết ngữ nghĩa qua phƣơng thức lặp ......................................74
3.3.1. Tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về mặt nội dung .....................................74
3.3.2. Tạo nên giá trị về mặt nhận thức và thẩm mỹ ........................................79
3.4. Cách thức sử dụng và phong cách tác giả......................................................87
3.4.1. Cách thức sử dụng ..................................................................................87
3.4.2. Phong cách tác giả ..................................................................................90
3.5. Tiểu kết ..........................................................................................................92
KẾT LUẬN...............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................96
PHỤ LỤC..................................................................................................................99
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kê phát ngôn có chứa lặp từ vựng .........................................34
Bảng 2.2. Bảng thống kê lặp từ ngữ trong hai phát ngôn .........................................35
Bảng 2.3. Bảng thống kê lặp từ ngữ trong nhiều phát ngôn .....................................43
Bảng 2.4. Bảng thống kê các phát ngôn có chứa lặp cú pháp...................................48
Bảng 2.5. Bảng thống kê phạm vi liên kết ................................................................53
Bảng 2.6. Bảng thống kê quan hệ liên kết ................................................................58
Bảng 3.1. Bảng thống kê về nghĩa trong hệ thống các phép liên kết........................89
Bảng 3.2. Bảng thống kê cách thức sử dụng.............................................................90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giao tiếp ngôn ngữ không phải bằng một câu hoặc những câu rời rạc mà
bằng những câu có liên quan với nhau. Từ những năm 50 của thế kỉ trƣớc, giới
Ngôn ngữ học vẫn coi câu là đơn vị cao nhất, hoàn chỉnh nhất, không có đơn vị nào
có cấp bậc cao hơn câu kể cả các nhóm câu kết hợp lại với nhau. Nhà ngôn ngữ học
ngƣời Pháp là E. Benveniste đã khẳng định: "Nhóm các câu không tạo nên một đơn
vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ, tức cấp độ câu
là không có" [38, tr. 8]. Và cứ theo quan niệm nhƣ trên, một thời gian dài các nhà
nghiên cứu ngữ pháp chỉ dừng lại ở giới hạn câu. Thế nhƣng, khi đi vào sử dụng,
quan niệm cho rằng câu là đơn vị cao nhất đã bộc lộ nhiều hạn chế, không đáp ứng
đƣợc nhu cầu của lý luận, thực tiễn và gây ra nhiều tranh cãi. Vì vậy một bộ môn
mới đã ra đời, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đó là: Ngôn ngữ học văn bản.
Văn bản hoàn toàn không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu có nghĩa
mà giữa chúng phải có sợi dây liên hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh thể thống nhất,
trọn vẹn, rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy, đối với mỗi một văn bản các phƣơng tiện liên
kết là nhân tố quan trọng, đồng thời là yêu cầu bắt buộc. Trong một văn bản, không
phải đơn thuần sử dụng một phƣơng tiện liên kết là có thể nói đã góp phần tạo lập
văn bản. Theo Trần Ngọc Thêm [1985, 1999, 2001], có nhiều phép liên kết đƣợc
coi là tham gia với tƣ cách là phƣơng tiện nối kết văn bản: phép lặp, phép nối, phép
thế, phép đối, phép tỉnh lược, phép liên tưởng, phép tuyến tính,... Và tùy vào nội
dung của văn bản mà ngƣời viết sẽ chọn lựa những phƣơng tiện liên kết sao cho phù
hợp. Đọc qua khá nhiều tác phẩm, chúng tôi nhận thấy hiện tƣợng lặp xuất hiện gần
nhƣ trong tất cả các văn bản. Nó đƣợc xem là một phƣơng tiện liên kết quan trọng
và là sự lựa chọn thƣờng nhật của ngƣời viết, ngƣời tạo lập văn bản. Hiện tƣợng lặp
có mặt rất nhiều trong các văn bản, để phản ánh sự kiện, nội dung, diễn biến chủ đề
của văn bản. Trong các nhà văn từng đƣợc biết đến, chúng tôi nhận thấy Anh Đức là
một nhà văn có phong cách riêng về bút pháp và ngôn ngữ, và hiện tƣợng lặp cũng
đƣợc nhà văn sử dụng một cách khá nhuần nhuyễn trong các tác phẩm của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
1.2. Anh Đức là một nhà văn tài năng, đƣợc sống giữa những ngƣời dân Nam Bộ
đáng mến, đáng yêu nhất trong những năm tháng sôi sục của cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Anh Đức không chỉ có ý thức sâu sắc về cuộc cách mạng của dân tộc mà
còn là nhà văn "Nhận ra sức mạnh của văn học với tình yêu không nén nổi, nó đã
cất lên tiếng nói ứng nghiệm lạ thường". Các sáng tác của Anh Đức chủ yếu tập
trung ở các thể loại nhƣ: truyện, bút ký, tiểu thuyết... Dƣới ngòi bút của Anh Đức là
những nhân vật dạt dào tình cảm cách mạng. Họ mang khí thế dân tộc và mang màu
sắc riêng của Nam Bộ.
"Hòn Đất" là tiểu thuyết tiêu biểu viết về đề tài chiến tranh. Trong tác phẩm,
nhà văn đã dựng đƣợc nhiều nhân vật sống động. Ngay khi ra đời, tiểu thuyết "Hòn
Đất" đã gây đƣợc tiếng vang lớn trong đời sống văn học, đƣợc dịch ra nhiều thứ
tiếng và đƣợc đông đảo quần chúng đón nhận.
Để có đƣợc những thành công nhƣ vậy, không thể không kể đến những đóng
góp về mặt ngôn ngữ, đặc biệt là việc sử dụng phƣơng thức lặp làm phƣơng tiện
liên kết văn bản hết sức sáng tạo và độc đáo.
1.3. Đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết "Hòn Đất" của
Anh Đức. Song phần lớn những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc
tìm hiểu nội dung và thể loại, còn địa hạt ngôn ngữ, đặc biệt là vấn đề liên kết trong
văn bản lại chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức.
Vì vậy, việc tìm hiểu về giá trị liên kết qua phƣơng thức lặp trong "Hòn Đất"
của Anh Đức vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. Kết quả khảo sát,
thống kê phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết "Hòn Đất" sẽ cho chúng ta cái nhìn cụ
thể về hệ thống các phƣơng thức liên kết trong văn bản. Đồng thời góp phần quan
trọng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về tác phẩm của nhà văn Anh Đức. Bên
cạnh đó sẽ thấy đƣợc tài năng của một ngƣời con thuộc vùng đất Nam Bộ giàu
tinh thần cách mạng. Bởi những lẽ trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn cao học
của mình là: “Giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết Hòn Đất
của Anh Đức”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Trên thế giới, ngữ pháp học văn bản đƣợc hình thành từ khoảng những năm
40-50 của thế kỉ XX với các tên tuổi nổi tiếng nhƣ: K. Boot, Z. S. Haris, N. S.
Pospelov... Còn ở Việt Nam, đến những năm 70 ngôn ngữ học văn bản mới đƣợc
tiếp nhận và triển khai nghiên cứu khá rộng rãi.
Cho đến nay, ở Việt Nam đã có hàng loạt công trình nghiên cứu về các phƣơng
tiện liên kết, trong đó hiện tƣợng lặp chiếm một phần không nhỏ, tiêu biểu là: Trần
Ngọc Thêm với "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" (NXB Giáo dục 1985, 1999,
2001), "Một cách hiểu về tính liên kết của văn bản" (Ngôn ngữ (2), tr. 42-52), Đinh
Trọng Lạc với cuốn "99 phương tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt"( NXB
Giáo dục, 1996), "Phong cách học tiếng Việt" (NXB Giáo dục, 1999), Nguyễn
Minh Thuyết với cuốn "Tiếng Việt thực hành" (NXB ĐHQG Hà Nội, 1999), Diệp
Quang Ban và Đỗ Hữu Châu với cuốn "Tiếng Việt 10" (NXB Giáo dục, 2000), Diệp
Quang Ban với cuốn "Văn bản và liên kết trong tiếng Việt" (NXB Giáo dục, 1998).
Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy những công trình nghiên cứu kể trên, các tác giả
đã chú trọng đến việc hình thành khái niệm, phân loại và tìm ra giá trị của các phép
liên kết nói chung và phép lặp nói riêng. Đây là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng để
luận văn có thể tham khảo trƣớc khi đi vào nghiên cứu về phƣơng thức lặp trong
tiểu thuyết "Hòn Đất" của Anh Đức.
2.2. Anh Đức là đại diện tiêu biểu của dòng văn học cách mạng. Bút pháp của
ông vừa mang tính hiện thực, vừa đậm chất lãng mạn. Ngôn ngữ trong các tác phẩm
của ông đều phản ánh lời ăn tiếng nói và phong cách của ngƣời Nam Bộ. Lối viết
văn của ông không gò bó mà phóng khoáng, tuy vậy những từ ngữ mà ông dùng
luôn có sự tìm tòi, chọn lọc. Tất cả những đặc điểm trên đã tạo nên một phong cách
ngôn ngữ riêng trong các tác phẩm của Anh Đức. Nghiên cứu về Anh Đức cũng nhƣ
tiểu thuyết "Hòn Đất" từ trƣớc đến nay phải kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ:
Nguyễn Trung Thu, "Tính cách dân tộc trong sáng tác của Anh Đức" (Tạp chí Văn
học, số 4, 1969), Phan Cự Đệ, "Về phong cách lãng mạn của Anh Đức" (Tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại, tập 1, NXB ĐH & THCN, Hà Nội, 1974), "Hình tượng người
phụ nữ Việt Nam trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức" (Tuyển tập Phan Cự Đệ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
tập 4, NXB Văn học, Hà Nội, 2000), Chu Nga, "Phong cách trữ tình trong sáng tác
của Anh Đức", (Tạp chí Văn học, số 2, 1975), Hoài Anh, "Anh Đức với con người
và cảnh sắc thiên nhiên trong tác phẩm" (Tạp chí Văn học, số 2, 2001), Trần Văn
Giàu, "Hòn Đất, một bước tiến mới của văn học cách mạng Miền Nam" (10 năm
Văn học chống Mỹ, sđd), Hà Minh Đức, "Hòn Đất của Anh Đức" (Trích Tác phẩm
văn học, sđd), Thành Duy, "Cách thể hiện nhân vật trong Hòn đất" (Tạp chí Văn
học, số 1, 1968).
Bên cạnh đó, nghiên cứu về phép lặp trong các tác phẩm văn học nghệ thuật còn
là đề tài đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Có thể điểm qua một số công trình
tiêu biểu nhƣ sau: "Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh (Luận
văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hoa, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, 2009). Ở
luận văn này, tác giả đã làm sáng tỏ đƣợc lý thuyết và giá trị của hiện tƣợng lặp
thông qua việc tìm hiểu phép lặp trong các câu thơ. "Tính chất thông điệp, thông tin
và độ dư trong sáng tác văn học" của tác giả Hoàng Trinh, đây là chuyên đề nghiên
cứu về lƣợng tin và cái mới trong sáng tác. Ở bài viết này, tác giả đã giải thích về
các hiện tƣợng lặp từ, lặp ý trong một bài thơ, đoạn văn bằng những lí lẽ thuyết
phục. Phùng Thị Phƣơng Hạnh với "Phép lặp trong truyện ngắn của Nguyên Hồng
trước năm 1945" (Đề tài nghiên cứu khoa học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái
Nguyên, 2005). Ở khóa luận này tác giả đã đi vào thống kê, phân loại cách sử dụng
phép lặp nhằm làm nổi bật giá trị của phép lặp trong câu văn, qua đó thấy đƣợc
phong cách ngôn ngữ đặc sắc của nhà văn Nguyên Hồng.
Điểm qua những công trình trên, chúng tôi nhận thấy đã có những bài viết,
chuyên luận nghiên cứu về tiểu thuyết "Hòn Đất" của Anh Đức, nhƣng chƣa có
công trình nào nghiên cứu về phƣơng thức lặp trong tác phẩm này một cách hệ
thống theo hƣớng liên kết văn bản.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu giá trị liên kết qua phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết
"Hòn Đất" của Anh Đức ở một số khía cạnh chính, sẽ thấy đƣợc đặc điểm và vai trò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
của phƣơng thức lặp dƣới góc nhìn của Ngôn ngữ học văn bản. Đồng thời, thấy
đƣợc những đặc sắc về mặt ngôn ngữ của tác phẩm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận văn xác định một số nhiệm vụ chính phải
thực hiện sau đây:
- Nghiên cứu, trình bày một số lý thuyết về Ngôn ngữ học văn bản đƣợc chọn
làm căn cứ lí luận cho luận văn.
- Thống kê, phân loại các phƣơng thức lặp đƣợc sử dụng trong tiểu thuyết
"Hòn Đất" của Anh Đức theo các tiêu chí định trƣớc.
- Miêu tả những đặc điểm cơ bản của phƣơng thức lặp (về mặt cấu trúc, ngữ
nghĩa), vai trò của phƣơng thức lặp với việc thể hiện nội dung tác phẩm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các phát ngôn có chứa phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết "Hòn Đất".
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Có thể nghiên cứu “Hòn Đất” ở nhiều góc độ khác nhau, song trong phạm vi
luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu về tính liên kết thông qua phƣơng thức lặp
đƣợc thể hiện trong tác phẩm“Hòn Đất”.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu
chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học
Phƣơng pháp này đƣợc dùng để khảo sát, thống kê tần số xuất hiện và phân loại các
hiện tƣợng lặp mà Anh Đức đã sử dụng trong tiểu thuyết của mình.
- Phương pháp phân tích liên kết văn bản
Phƣơng pháp này đƣợc dùng để phân tích các kết quả khảo sát đã thống kê
đƣợc. Từ đó đƣa ra những nhận xét về tính liên kết của các phát ngôn có chứa
phƣơng thức lặp.