Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản - nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU
GIÁ TRỊ LIÊN KẾT CỦA TỪ NỐI
THEO PHẠM TRÙ TƢƠNG PHẢN - NHƢỢNG BỘ
(QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO,
NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN NGỌC TƢ)
LUẬN VĂ
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU
GIÁ TRỊ LIÊN KẾT CỦA TỪ NỐI
THEO PHẠM TRÙ TƢƠNG PHẢN - NHƢỢNG BỘ
(QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO,
NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN NGỌC TƢ)
Mã số: 60.22.01.02
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Tình
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu i http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất cứ một công trình khoa học nào ./.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ii http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập khóa học đào tạo Thạc sĩ tại trường Đại học Sư
phạm – Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi của các thày, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới các thày, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Phạm Văn Tình – người
đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này ./.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iii http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ..........................................................................................................i
Lời cảm ơn.............................................................................................................ii
Mục lục .................................................................................................................iii
Danh mục các bảng...............................................................................................iv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................ 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 3
3. Lịch sử vấn đề ................................................................................... 3
3.1. Ngoài nước................................................................................... 3
3.2. Trong nước................................................................................... 4
4. Mục đích, và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 5
4.1. Mục đích nghiên cứu................................................................... 5
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 6
6. Đóng góp của luận văn................................................................... 7
7. Cấu trúc luận văn........................................................................... 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................................. 8
1.1. Khái quát về ngữ pháp văn bản................................................. 8
1.1.1. Văn bản............................................................................... 8
1.1.2. Diễn ngôn ........................................................................... 9
1.2. Liên kết văn bản......................................................................... 9
1.2.1. Liên kết................................................................................ 9
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu ngoài nước ........................................ 10
1.2.3. Lịch sử nghiên cứu trong nước......................................... 13
1.2.4. Phương tiện liên kết và phương thức liên kết................... 14
1.2.5. Liên kết logic và liên kết ngữ nghĩa .................................. 15
1.2.5.1. Liên kết logic........................................................... 15
1.2.5.2. Liên kết ngữ nghĩa................................................... 19
1.3. Phép nối trong hệ thống các phép liên kết văn bản ................. 19
1.3.1. Khái quát về một số phép liên kết văn bản ...................... 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.3.1.1. Phép quy chiếu........................................................ 20
1.3.1.2. Phép thế................................................................... 22
1.3.1.3. Phép tỉnh lược ......................................................... 23
1.3.1.4. Phép liên kết từ vựng .............................................. 23
1.3.2. Phép nối............................................................................. 25
1.4. Các từ nối thuộc phạm trù Tƣơng phản - Nhƣợng bộ ............ 28
1.5. Vài nét về tác giả Nam Cao, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn
Ngọc Tƣ........................................................................................ 28
1.5.1. Nam Cao .......................................................................... 28
1.5.2. Nguyễn Minh Châu......................................................... 29
1.5.3. Nguyễn Ngọc Tư............................................................. 31
1.6. Tiểu kết......................................................................................... 32
Chƣơng 2: KHẢO SÁT VỀ TÍNH LIÊN KẾT CỦA NHÓM TỪ NỐI
THEO PHẠM TRÙ TƢƠNG PHẢN - NHƢỢNG BỘ............................. 33
2.1. Mở đầu.......................................................................................... 33
2.2. Tổng quát về số lƣợt các từ nối theo phạm trù Tƣơng phản -
Nhƣợng bộ đƣợc các tác giả sử dụng........................................ 34
2.3. Các từ nối và hình thức liên kết................................................. 35
2.3.1. Vị trí của từ nối trong các phát ngôn ................................ 35
2.3.2. Số lượng phát ngôn có từ nối chi phối.............................. 35
2.4. Liên kết ngữ nghĩa của từ nối theo phạm trù Tƣơng phản -
Nhƣợng bộ ................................................................................... 53
2.4.1. Từ nối “Nhưng” ................................................................. 55
2.4.2. Từ nối “Thế nhưng” .......................................................... 56
2.4.3. Từ nối “Tuy” ...................................................................... 57
2.4.4. Từ nối “Tuy vậy”................................................................ 59
2.4.5. Từ nối “Mặc dầu vậy”........................................................ 61
2.4.6. Từ nối “Thế mà” ................................................................ 62
2.4.7. Từ nối “Vậy mà” ............................................................... 63
2.5. Tiểu kết......................................................................................... 64
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ LIÊN KẾT CỦA TỪ NỐI THEO PHẠM TRÙ
TƢƠNG PHẢN - NHƢỢNG BỘ (QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NAM
CAO, NGUYỄN MINH CHÂU VÀ NGUYỄN NGỌC TƢ) .................... 66
3.1. Mở đầu.......................................................................................... 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu v http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2. Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù Tƣơng phản - Nhƣợng bộ
qua các truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Ngọc Tƣ......................................................................................... 66
3.2.1. Giá trị liên kết cấu trúc ...................................................... 66
3.2.1.1. Tạo giá trị lập luận cho văn bản............................. 66
3.2.1.2. Mở rộng phạm vi liên kết ........................................ 71
3.2.2. Giá trị liên kết ngữ nghĩa................................................... 77
3.2.2.1. Tạo một hướng triển khai diễn đạt ngữ nghĩa ....... 77
3.2.2.2. Tạo sự suy luận và hàm ý........................................ 81
3.3. Cách thức sử dụng và phong cách của tác giả.......................... 85
3.3.1. Cách thức sử dụng ............................................................. 85
3.3.2. Phong cách tác giả ............................................................. 88
3.4. Tiểu kết......................................................................................... 93
KẾT LUẬN.................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 97
NGUỒN XUẤT XỨ TƢ LIỆU .................................................................... 100
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kê các từ nối theo phạm trù Tương phản -
Nhượng bộ của 3 tác giả: Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Ngọc Tư Trang 34
Bảng 2.2. Bảng thống kê số lượng phát ngôn có từ nối chi phối
trong sáng tác của Nam Cao Trang 36
Bảng 2.3. Bảng thống kê số lượng phát ngôn có từ nối chi phối
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu Trang 42
Bảng 2.4. Bảng thống kê số lượng phát ngôn có từ nối chi phối
trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Trang 47
Bảng 2.5. Bảng thống kê các từ nối theo phạm trù Tương phản -
Nhượng bộ trong các sáng tác của 3 tác giả: Nam Cao, Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư
Trang 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thông thường chúng ta giao tiếp với nhau không phải bằng một câu hoặc
những câu rời rạc mà bằng những câu có liên quan với nhau. Từ những năm 50
của thế kỉ trước, chuyên ngành Ngôn ngữ học đã bằng lòng coi câu là đơn vị
cao nhất, hoàn chỉnh nhất, không có đơn vị nào có cấp bậc cao hơn câu kể cả
các nhóm câu kết hợp lại với nhau. Nhà ngôn ngữ học Pháp E.Benveniste đã
khẳng định: “Nhóm các câu không tạo nên một đơn vị bậc cao hơn so với câu.
Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ (tức cấp độ câu- TNT) là không có”.
Và cứ theo quan niệm như trên, một thời gian dài các nhà nghiên cứu ngữ pháp
chỉ dừng lại ở giới hạn câu. Thế nhưng khi đi vào sử dụng, quan niệm cho rằng,
câu là đơn vị cao nhất đã bộc lộ nhiều hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu
của lí luận, thực tiễn và gây ra nhiều tranh cãi. Để khắc phục được nhược điểm
này, một bộ môn mới nghiên cứu các đơn vị trên câu đã ra đời đó là: Ngôn ngữ
học văn bản.
Văn bản hoàn toàn không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu
có nghĩa mà giữa chúng phải có sợi dây liên hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh
thể thống nhất, trọn vẹn, rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy, đối với mỗi một văn bản
phương tiện liên kết là nhân tố quan trọng, đồng thời là yêu cầu bắt buộc.
Để tạo thành văn bản liên kết, các câu trong đó phải gắn bó với nhau
theo một nguyên tắc nhất định và theo những phương thức nhất định. Có rất
nhiều phép liên kết được thể hiện trong văn bản (phép lặp, phép thế, phép đối,
phép nối, phép tỉnh lược, phép liên tưởng…). Trong đó, các từ (và cụm từ) nối
là những phương tiện quan trọng chỉ ra một cách tường minh mối liên hệ giữa
các phát ngôn trên văn bản. Qua thống kê, trong tiếng Việt có gần 100 đơn vị từ
nối theo các phạm trù: Hợp - Tuyển, Không gian – Thời gian, Tương phản -
Nhượng bộ, Giả thiết - Nguyên nhân, Khái quát - Cụ thể… Trong luận văn này,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chúng tôi muốn đi sâu khảo sát giá trị liên kết và qua đó tìm ra giá trị ngữ nghĩa
của từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ.
Phép nối là phép liên kết dùng các phương tiện nối để tạo nên mối liên
hệ trên văn bản. Phương tiện đó có thể là từ, cụm từ, đoạn văn. Ở đây chúng tôi
chỉ xem xét dạng thể hiện của phép nối bằng các phương tiện được biểu thị
bằng từ và cụm từ.
Qua hệ Tương phản - Nhượng bộ được hiểu là quan hệ theo một cặp
phạm trù đối lập nhau. Đây là phép liên kết phổ biến trong logic, biểu hiện một
mặt của tư duy. Quan hệ Tương phản - Nhượng bộ trong ngôn ngữ thường
được biểu thị bằng các từ nối như: Nhưng, Song, Trái lại, Ngược lại, Tuy vậy,
Tuy nhiên, Mặc dù, Mặt khác, Dẫu, Dẫu sao…
Giữa các vế trong một câu và giữa các câu trong một văn bản không chỉ
tồn tại mối quan hệ đơn thuần về logic, về cấu trúc, mà chúng còn được gắn kết
với nhau bằng các quan hệ ngữ nghĩa. Đó mới chính là nhân tố căn bản quyết
định mối liên hệ giữa các phát ngôn.
Hiện nay, liên kết logic nói chung mới chỉ được đề cập đến trong một vài
công trình nghiên cứu, như “Hệ thống liên kết văn bản trong tiếng Việt” của
Trần Ngọc Thêm; “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”; “Văn bản, mạch lạc,
liên kết đoạn văn” của Diệp Quang Ban… Tuy vậy, những công trình này mới
chỉ dừng lại ở chỗ giới thiệu nét khái quát nhất chứ chưa đi vào nghiên cứu cụ
thể, toàn diện tất cả vai trò, hoạt động của những từ nối làm phương tiện liên kết.
Trong tiếng Việt, từ trước đến nay, từ (hay cụm từ) được dùng làm từ nối
đã được nghiên cứu khá sâu trên phương diện ngữ pháp. Nhưng trên phương
diện ngữ dụng lại chưa được quan tâm nhiều. Chỉ mới mười lăm năm trở lại
đây, khi mà dụng học được khẳng định và tỏ ra là một địa hạt hiệu quả trong
việc giải thích những hiện tượng ngôn ngữ trong hoạt động tương tác ngôn từ
thì người ta mới chú ý nhiều tới nhân tố dụng ngôn của nhóm từ này. Có thể kể
đến những tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Châu, Bùi Minh Toán, Nguyễn Văn Hiệp… đã có những đóng góp nhất định
trong việc nghiên cứu vấn đề này.
Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: Giá trị liên kết của từ nối theo
phạm trù Tương phản - Nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) để đi sâu, tìm hiểu giá trị liên kết logic và liên
kết ngữ nghĩa của các từ nối thuộc phạm trù Tương phản - Nhượng bộ trên cơ
sở nguồn tư liệu là tác phẩm của các nhà văn: Nam Cao, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Ngọc Tư.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi là một đề tài luận văn cao học, chúng tôi lựa chọn từ nối
thuộc phạm trù Tương phản - Nhượng bộ để nghiên cứu. "Tương phản" là chỉ
sự vật có tính chất khác biệt, trái ngược nhau. Còn "Nhượng bộ" là có sự nhún
nhường, điều chỉnh thực tế sao cho thích hợp với hoàn cảnh. "Tương phản -
Nhượng bộ" ở đây chỉ một phạm trù ngữ nghĩa chung của nhóm từ nối: Nhưng,
Song, Trái lại, Ngược lại, Tuy vậy, Tuy nhiên, Mặc dù, Mặt khác, Dẫu, Dẫu
sao… nhằm hướng tới một cách diễn đạt ngữ nghĩa theo ý đồ giao tiếp của
người nói. Vấn đề này nằm trong phạm vi giao tiếp liên phát ngôn. Những tác
phẩm mà chúng tôi chọn lựa để làm cứ liệu khảo sát là các truyện ngắn của ba
nhà văn tiêu biểu cho ba giai đoạn văn học khác nhau, đó là: Nam Cao, Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư.
3. Lịch sử vấn đề
3.1. Ngoài nước
Năm 1976, nhà xuất bản Lodon và New York đã cho ra đời quyển
“Cohesion in English”- “Phép liên kết trong tiếng Anh” của M.A.K Halliday
và Ruquaiya Hassan. Đây có thể xem là công trình đầu tiên đánh dấu lịch sử
nghiên cứu về phép nối.
Đến năm 1998, ấn bản lần 2 của của M.A.K Halliday về “An
introduction to Funtional Grammer” - Dẫn luận ngữ pháp chức năng (Hoàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Văn Vân dịch) [13]. Trên cơ sở công trình thứ nhất năm 1976, Halliday tiến
hành bổ sung và sửa chữa những vấn đề có liên quan, đặc biệt là về liên kết.
Công trình này trình bày và phân tích khá kĩ về khái niệm Cú (Clause) và xem
Cú là khái niệm cơ sở để soi sáng các góc độ khác của văn bản. Đây là công
trình được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao và được xem là nền tảng khi
nghiên cứu văn bản nói chung và phép nối nói riêng.
Năm 2008, công trình bằng tiếng Anh của David Nunan “Introduction
Discourse Analysis” - “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn” được hai dịch giả Hồ
Mỹ Huyền và Trúc Thanh dịch [23]. Trong công trình này, tác giả đã đề cập
đến vấn đề liên kết, trong đó có phép nối. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra bốn loại
quan hệ ngữ nghĩa chủ yếu trong phép nối, đó là: nghịch đối, bổ sung, thời gian
và nguyên nhân. Những lí thuyết của công trình này có thể được xem là cơ sở lí
thuyết nghiên cứu ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép nối trong tiếng Việt.
3.2. Trong nước
Năm 1980, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội
đã ra mắt cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của Hoàng Trọng Phiến [26]. Đây được
xem là cơ sở để xem xét các quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối sau này.
Năm 1985, công trình của Trần Ngọc Thêm “Hệ thống liên kết văn bản
tiếng Việt” [36] đã được công bố đánh dấu bước phát triển mới của việc nghiên
cứu văn bản nói chung và phép nối nói riêng. Công trình đã đề cập đến khái
niệm “liên kết văn bản” và bước đầu phân tích “các phương thức liên kết giữa
các phát ngôn”. Trong đó, dựa trên các loại phát ngôn, tác giả đã chia phép liên
kết thành hai loại cơ bản: phép nối lỏng và phép nối chặt.
Năm 2001, Nhà xuất bản Giáo dục ra mắt công trình “Hệ thống liên kết
lời nói tiếng Việt” của Nguyễn Thị Việt Thanh [33].Trong đó, tác giả đã chia
liên kết lời nói thành hai phương thức: ngữ kết học và ngữ dụng học. Phương
thức ngữ kết học lại được chia thành ba tiểu loại: liên kết duy trì chủ đề, liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kết phát triển chủ đề và liên kết logic. Trong đó, phép nối thuộc phương thức
liên kết logic.
Năm 2006, quyển “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt: Văn bản, mạch
lạc, liên kết, đoạn văn” của Diệp Quang Ban được tái bản lần thứ 3 [3]. Trong
công trình này, tác giả đã đề cập đến phép liên kết, trong đó có phép nối. Tác
giả Diệp Quang Ban đã chia phép nối thành hai loại cơ bản: phép nối lỏng và
phép nối chặt.
Năm 2007, Nguyễn Thiện Giáp trong công trình “Dụng học Việt Ngữ”
[15, tr. 35] đã chia phép nối thành bốn loại theo quan hệ ngữ nghĩa của chúng:
đồng hướng, ngược hướng, nhân quả và thời gian - trình tự. Ngoài ra, tác giả
còn đề cập đến liên kết hồi chỉ và liên kết khứ chỉ.
Một số luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu về vấn đề liên kết trong luận
văn của mình: Phan Thu Trang (2001), Dương Thị Bích Hạnh (2003), Phan Thị
Thu Hà (2004), Vũ Thị Thu Hương ( 2012)… Các luận văn này đề cập tới phép
nối hoặc phép liên kết từ vựng trên những nguồn tư liệu khác nhau.
4. Mục đích, và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù Tương
phản - Nhượng bộ qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Ngọc Tư, sẽ thấy được vai trò, giá trị của việc sử dụng từ nối theo
phạm trù này dưới góc nhìn của ngôn ngữ học văn bản. Đồng thời, thấy được
những nét đặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ và phong cách của mỗi nhà văn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn xác định một số nhiệm vụ chính
phải thực hiện sau đây:
- Nghiên cứu, trình bày một số vấn đề lí thuyết về Ngôn ngữ học văn bản
được chọn làm căn cứ lí luận cho luận văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Thống kê, phân loại các từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ
và vị trí từ nối xuất hiện chi phối các phát ngôn trong truyện ngắn của các tác
giả Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư.
- Miêu tả những đặc điểm cơ bản của các từ nối theo phạm trù Tương
phản - Nhượng bộ trong các truyện ngắn của ba tác giả (về mặt cấu trúc và ngữ
nghĩa). Giá trị liên kết của các từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ
trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và thể hiện phong cách nhà văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên
cứu chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê phân loại: Luận văn sử dụng phương pháp này
để thu thập các đoạn văn, các câu có chứa các từ nối theo phạm trù Tương phản
- Nhượng bộ.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau
trong cách sử dụng, mục đích sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản -
Nhượng bộ của tác giả.
- Phương pháp phân tích logic ngữ nghĩa: Chúng tôi nghiên cứu các từ
nối thuộc phạm trù Tương phản - Nhượng bộ thông qua những biểu thức logic
của chúng. Từ những biểu thức logic này, chúng tôi sẽ phân tích phạm vi hoạt
động và chức năng của các từ nối này trong vai trò là tác tử logic.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp,
người ta thường nói ra những câu, những phát ngôn, chứ không phải nói ra
những từ rời rạc. Tại đó, các từ kết hợp với nhau theo những quy tắc và chuẩn
mực của ngôn ngữ. Cũng trong câu hoặc phát ngôn cụ thể, người ta mới biết
được rằng: tại trường hợp, hoàn cảnh cụ thể này, từ có nghĩa gì (tức là nó bộc
lộ nghĩa nào trong số các nghĩa của nó). Do vậy, chúng tôi sử dụng phương
pháp diễn ngôn để đặt cách phát ngôn vào những ngữ cảnh cụ thể của nó.