Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Du xuân núi Thần Đinh
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
226.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
720

Du xuân núi Thần Đinh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

M /IỆ TN A M -V ẺĐ ẸP BẤT TẬN VIÊ

Du xuân

núi Thần Đinh

NGUYỄN ĐẠI DUẪN

CHIẾC XE BỌN BON ĐƯA CHÚNG TÔI LÊN ĐƯỜNG ĐI VỀ PHÍA NÚI THẦN

ĐINH. NHỮNG ĐỒI CÂY BẠCH ĐÀN, TRÀM HOA VÀNG DẦN XUẤT HIỆN

ĐỂ LẠI PHỈẠSAU LÀ NHỮNG NGÔI NHÀ TẦNG NGÓI Đỏ NHƯ BÁO CHO

CHÚNG TÔI BIẾT SẮP ĐẾN NƠI. VÀ RỒI TRƯỚC MẮT CHÚNG TÔI, NÚI

THẦN ĐINH HIỆN RA NHƯ BỨC TRƯỜNG THÀNH TRONG BẢNG LẢNG

SƯƠNG SỚM. TỪNG ĐOÀN NGƯỜI TỨ xứ TÌM VỂ, RỘN RÀNG CHUẨN BỊ

CÁC ĐỒ DÙNG THIẾT YẾU CHO HÀNH TRÌNH LÊN ĐỈNH NÚI.

Núi Thán Oinh còn được gọi là núi Bẩt Nghĩa hay núi Chùa Non. Ảnh: ST

‘Úi Thần Đinh (thuộc xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh,

tỉnh Quảng Bình) cao 405m so với m ặt nước biển. Đây là

ngọn núi đá chia tách dải Trường Sơn ra đồng bằng ven biển

nên du khách rốt dễ nhận thấy. Giữa muôn trùng núi đá là

khu rừng nguyên sinh, nơi còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ với nhiều loại

động thực vật quý hiếm.

Ngoài tên gọi Thân Đinh, ngọn núi này còn được gọi với các tên khác như

núi Chùa Non hay núi Bất Nghĩa. Tương truyền rằng, ngày xưa trên ngọn

núi Thần Đinh có ngôi chùa tên là Kim Phong cổ Tự. Năm 1470, khi vua Lê

Thánh Tông kinh lý vào phía Nam, đi qua núi Thân Đinh, thấy núi quay

khác hướng so với các núi khác nên nhà vua cho lính đánh tượng trưng ở

dưới chân núi trị tội bốt nghĩa”. Có thể tên núi Bất Nghĩa có từ đó chăng?

Không chỉ ngự trị ngay bên dòng sông Đại Giang hiền hòa, núi Thần Đinh

còn nằm trong vùng đất thiêng thường được người dân ví là “Đầu Mâu đa

tiên, Thần Đinh đa Phật”.

Du khách leo lên 1300 bậc đá (mất chừng 45 phút) sẽ đến chùa Non (chùa

Kim Phong), ở đây có bia đá lập vào thời Minh Mạng. Bên phải cửa chùa

có giếng nước trong vắt, m át ngọt gọi là giếng Tiên. Bên trái cách vài chục

mét là động Chùa Hang. Chúng tôi hào hứng hòa vào dòng người leo dốc,

dù buổi sáng sương còn giãng giăng. Càng lên cao không khí càng ôn hòa,

m át mẻ. Khi ông m ặt trời ló rạng, quang cánh nơi đây trở nên mờ do hơn

bởi những lớp sương la đà bò trên vạt áo, những tia nắng chiếu trên từng

tán lá còn đọng lại những giọt sương long lanh. Dòng người đi lên đi xuống

lao xao. Rồi chúng tôi cũng đến được chùa Non. Ngôi chùa được xây dựng

từ thời xưa, trải qua thời gian dài, những tác động của thiên nhiên, của

chiến tranh đã khiến nơi đây chỉ còn một ngôi miêu nhỏ, mái lợp ngói hình

vảy cá nằm trên một vùng đất bằng phẳng. Các bệ thờ và

tường bị tróc lở vôi vữa, rêu bám xung quanh. Tại đây du

khách có thể thắp hương và cầu nguyện.

Khi đã hành lễ xong, tôi tách ra đi một vòng ngắm nhìn

cảnh vật xung quanh. Núi Thần Đinh có một hệ động thực

vạt đa dạng với nhiều loại gỗ quý như lim, táu, gõ, huỵnh,

vàng tâm...; những loài cây bụi quấn quýt thân gỗ vươn

lên nối từ cây này sang cây khác tạo nên những cánh võng đung đưa

Những loại cây nguyên thủy như quyết, tào, thiên tuế... xòe tán chen chúc

nhau. Tồi đến một cái hang lớn gọi là chùa Hang. Trước hang có động

Chuông, động Tíống do thạch nhũ trong động rủ xuống tạo thành, khi

gõ vào âm thanh ngân lên như tiếng chuông, tiếng trống, cửa hang hẹp,

phải nghiêng người mới vào được bên trong, dùng đèn pin soi sáng mới'

có thể quan sát được cảnh vật trong hang. Đó là những phiến đá như tấm

phản, bên trên có nhiều hòn to nhỏ, ta cứ tưởng tượng như có hình ông

Phật, ông tiên hiển hiện. Trần hang có vô số thạch nhũ rũ xuổng tạo nên

muôn hình vạn trạng, quả là một kiệt tác thiên nhiên tuyệt đẹp.

Núi Thần Đinh tọa lạc bẽn dòng Long Đại thơ mộng. Ành: ST

22

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!