Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dư lượng Nitrat ( NO3), kim loại nặng Asen ( As), Chí ( Pb) và Cadimi ( Cd) trong rau cải ngồng trồng tại khu vực xóm đông, xã đồng bẩm, Thành phố Thái Nguyên
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
120.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1657

Dư lượng Nitrat ( NO3), kim loại nặng Asen ( As), Chí ( Pb) và Cadimi ( Cd) trong rau cải ngồng trồng tại khu vực xóm đông, xã đồng bẩm, Thành phố Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Thị Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 273 - 277

273

DƯ LƯỢNG NITRAT (NO3

-

), KIM LOẠI NẶNG ASEN (As), CHÌ (Pb)

VÀ CADIMI (Cd) TRONG RAU CẢI NGỒNG TRỒNG TẠI KHU VỰC

XÓM ĐÔNG, XÃ ĐỒNG BẨM, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Tuyết

*

, Nguyễn Văn Chung, Bùi Thanh Hà,

Đàm Quang Luân, Phạm Thanh Bình, Hoàng Thị Hoa

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các mẫu rau cải ngồng được trồng tại khu vưc xóm Đông, xã

Đồng Bẩm có hàm lượng NO3

-

nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu phân tích kim loại nặng As

trong các mẫu rau cải ngồng đều đạt tiêu chuẩn an toàn của Bộ NN&PTNN (2008). Hàm lượng kim

loại nặng Pb và Cd trong rau ở mức ô nhiễm nhẹ, nguyên nhân chủ yếu là do người dân vẫn sử dụng

phân bón thuốc bảo vệ thực vệ chưa hợp lý và nguồn nước tưới chưa được đảm bảo trong canh tác rau.

Từ khóa: Nitrat, Kim loại nặng, phân bón, tiêu chuẩn

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Rau xanh nói chung, rau cải nói riêng được sử

dụng rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của

người dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời

gian gần đây, sản xuất và tiêu thụ rau đang

phải đối mặt với vấn đề hết sức nghiêm trọng,

đó là sự mất an toàn trong các sản phẩm rau.

Hiện tượng rau không an toàn, chứa nhiều

kim loại nặng, dư thừa hàm lượng nitrat,…

trong sản phẩm rau là mối quan tâm đặc biệt

của cộng đồng cũng như các cơ quan quản lí

[5]. Đối với tỉnh Thái Nguyên trong những

năm gần đây đời sống người dân ngày càng

được nâng cao thì nhu cầu về rau, quả tươi

ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.

Xã Đồng Bẩm được quy hoạch là một trong

những khu vực cung cấp rau chủ yếu cho

thành phố Thái Nguyên. Đây không phải là

vùng sản xuất rau sạch, việc canh tác rau chủ

yếu vẫn theo kinh nghiệm truyền thống của

người dân.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Hàm lượng nitrat (NO3

-

) và một số kim loại

nặng (KLN) độc hại: Asen (As), Chì (Pb) và

Cadimi (Cd) trong rau cải Ngồng

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thực địa

*

Tel: 0972 926508, Email: tuyetdhkh@gmail.com

- Điều tra phỏng vấn: tiến hành lập phiếu điều

tra và phỏng vấn trực tiếp người dân trồng rau

về phương thức canh tác (sử dụng phân bón,

nước tưới cho rau,…)

- Lấy mẫu rau cải Ngồng: Chúng tôi tiến hành

lấy 4 mẫu rau cải Ngồng ở ngoài đồng ruộng

và một mẫu đối chứng (tại vườn nhà, trồng

rau chỉ để phục vụ cho gia đình) vào vụ Đông

(trên cánh đồng chỉ có 4 hộ trồng rau cải

Ngồng) tại xóm Đông, xã Đồng Bẩm đây là

xóm điển hình trồng rau của toàn xã Đồng Bẩm.

- Mẫu rau sau khi lấy về được bảo quản theo

đúng tiêu chuẩn và mang đi phân tích hàm

lượng NO3

-

và một số KLN (As, Pb, Cd) tại

phòng phân tích kiểm tra chất lượng nông sản

và vật tư nông nghiệp, viện khoa học sự sống

Đại học Nông Lâm -Thái Nguyên.

Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

- Các mẫu rau cải Ngồng được phân tích tại

Phòng phân tích kiểm tra chất lượng nông sản

và vật tư nông nghiệp, Viện Khoa học Sự

sống, Đại học Nông Lâm -Thái Nguyên theo

các phương pháp phổ biến hiện nay.

- NO3

-

: Phân tích bằng phương pháp so màu

bằng axit disunfophenic.

- Phương pháp phân tích Pb, As, Cd (mg/kg):

trên thiết bị cực phổ VA 797 Computrace của

hãng METROHM, Thụy Sỹ, điện cực xuyến

vàng xoay. Chế độ phân tích: Volt – Amper

Stripping.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!