Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Du lịch 3 miền tập 3 Bắc
PREMIUM
Số trang
397
Kích thước
47.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1022

Du lịch 3 miền tập 3 Bắc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Thanh Niên

BỬU NGÔN

[ịcl^

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN

Bửu Ngôn - Du Lịch Ba Miền

Tập 3: Bắc

Nhà xuât bản Thanh Niên, 2008

Tác giả giữ bản quyền

Bạn đọc phản ảnh hoặc trao đổi thêm về nội dung của tập

sách này xin liên hệ theo địa chỉ sau:

Bửu Ngôn

504 Nguyễn Đình Chiểu, Q3, TPHCM

Email: [email protected]

Www.buungon.com

Lời tác giả

Đây là một trong bộ ba tập ‘Du Lịch Ba Miền’.

Chúng tôi ở Sài Gòn, vì vậy tập miền Nam được

viết dưới cự li gần; tập miền Trung đã có hơi xa; và

tập miền Bắc là dành cho các bạn miền Nam làm

một chuyến du lịch ra Bắc.

Sách du lịch mà viết quá dè dặt và thận trọng

như sách khảo cứu e không thích hợp. Các ý kiến

của chúng tôi có phần chủ quan, và có thiếu sót.

Chúng tôi rất mong những phản hồi, những bổ túc

để lần tái bản tới được tốt hơn.

Chúng tôi có phần mở rộng ở www. buungon.

Com, mong các bạn ghé xem.

Mã Vùng Các Tỉnh Miền Bắc

Bắc Kạn 0281 Lạng Sởn 025

Bắc Giang 0240 Lào Cai 020

Bác Ninh 0241 Nam Định 0350

Cao Bằng 026 Nghệ An 038

Điện Biên 0230 Ninh Bình 030

Hà Giang 0219 Phú Thọ 0210

Hà Nam 0351 Quảng Ninh 033

Hà Nội 04 SOn La 022

Hà Tĩnh 039 Thái Binh 036

Hải Dưong 0320 Thái Nguyên 0280

Hải Phòng 031 Thanh Hóa 037

Hòa Bình 0218 Tuyên Quang 027

Hưng Yên 0312 Vĩnh Phúc 0211

Lai Châu 0231 Yên Bái 029

Bạn là du khách, thời gian ít, chỉ đến Hà Nội đôi

ngày, mà Hà Nội thì rộng, và muốn cảm hồn một

thành phố ngàn năm'? Ngoài vài địa chỉ quen thuộc,

chùa Một Cột, Văn Miếu..., tôi khuyên bạn vài điểu.

Đi dạo loanh quanh trong phố cổ, và thưởng thức

những món ăn truyền thống phở, bún chả..., cũng ngay

trong phố cổ. Hà Nội 36 phố phường là một nét độc

đáo không thành phố nào có.

Hãy đi ra ngoại thành, thăm chùa Thầy, chùa Tây

Phương, chùa Bút Tháp... Đó là những đỉnh cao của

nghệ thuật Việt Nam, những bông hoa nở trong đồng

quê Bác Bộ êm đềm.

Và nên ghé thăm các bảo tàng, bảo tàng Lịch sử,

Nghệ thuật, Quân đội, bảo tàng Dân Tộc học... Nên

đến các bảo tàng để có một cái nhìn tổng thề về văn

hoá Việt Nam trước khi đi thực tế vào các địa phương.

HÀ NỘI

Mã v ù n g 04

Đôi chút lịch sử

♦ An Dương Vương Thục Phán của nước Âu Lạc đóng đô ở cổ

Loa năm 208 trước công nguyên.

♦ Thế kỷ thứ 5, thời Bắc Thuộc, đây là trung tâm quận Tống

Bình.

♦ Thê kỷ 6, Lý Bí (Lý Nam Đế, 544-548) nổi lên chống chê độ

đô hộ phương Bắc, xây thành ở cửa sông Tô Lịch, tòa thành đầu

tiên ở Hà Nội. Dựng chùa Khai Quốc: lập nước. Ngôi chùa này

về sau dời vào Hồ Tây và đối tên là Trấn Quốc.

♦ Đời Đường, Tống Bình đổi tên là Đại La, trung tâm An

Nam đô hộ phủ.

10 • HÀNỘI-LỊCHSỬ

♦ Năm 938, vua Ngô Quyền dành lại độc lập, đặt kinh đô ở

CỔ Loa.

♦ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về. Thuyền

rồng vừa cập bến, một con rồng vàng hiện ra trên sông, bay vút

lên trời, vì thế nhà vua mới đặt tên là Thăng Long. Văn Miếu,

chùa Một Cột, chùa Hòe Nhai đã được xây dựng từ đời Lý.

♦ Đời Trần, Thăng Long từng bị quân Nguyên đánh chiếm 3

lần. Những trận đánh lớn Đông Bộ Đầu, Phường Giang Khẩu ở

Hàng Than, Hàng Buồm ngày nay.

♦ Đời Hồ, Thăng Long đổi thành Đông Đô, với một Tây Đô

mới ở Thanh Hóa.

♦ Quân Minh chiếm nước ta, đổi Đông Đô thành Đông Quan.

♦ Lê Lợi đánh thắng quân Minh, năm 1430 đổi tên là Đông

Kinh, với một Tây Kinh là Lam Sơn (Lam Kinh) cũng ở Thanh

Hóa.

♦ Đời Lê Trung Hưng, với vua Lê-chúa Trịnh, kinh đô lấy lại

tên Thàng Long. Trong thế kỷ 17, 18, kinh đô Thăng Long rất

Tượng Lý Thái Tổ, mới dựng bên hồ Hoàn Kiếm

HÀ NỘI- LỊCH SỬ • 11

thịnh vượng. Linh mục Alecxandre de Rhodes thăm Thàng Long

trong thê kỷ 17, phỏng định dân sô khoảng một triệu người.

Thành phố nhộn nhịp với 36 phố phường, mỗi phố bán một mặt

hàng; Hàng Gạo, Hàng Nón, Hàng Quạt... Nhiều ngành nghề

thú công đã tuyệt khéo. Đa số các đình chùa đẹp có từ thời này.

♦ Nàm 1788, quân Thanh kéo vào Thăng Long. Mùng 5 tết

Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung đánh trận Đống Đa. Tôn Sĩ

Nghị bỏ chạy. Quân Thanh chen nhau qua cầu phao sông Hồng,

cầu sụp, chết đuối đầy sông. Gò Đống Đa vẫn còn bên đường

Nguyễn Lương Băng.

♦ Năm 1831, đời Minh Mạng, địa danh Hà Nội bắt dầu xuất

hiện. Thời Nguyễn phá tòa thành các triều trước để xây một tòa

thành nhỏ hơn, hình vuông, dấu vết là các đường Phùng Hưng,

Trần Phú, Hùng Vương, Phan Đình Phùng bây giờ.

♦ Thê kỷ 19, quân xâm lược mới xuất hiện, lần này đến từ

phương Tây. Năm 1873, Prancis Garnier dẫn quân Pháp chiếm

Tháp Hoà Phong và hồ Hoàn Kiếm, ảnh của Hocquard, 1884. Tháp

này nay vẫn còn trên đường Đinh Tiên Hoàng.

12

Thăng Long Xưa

Chúng ta thử làm một du khách đến thăm Hà Nội cách nay 300

năm. Lúc này đang là thời vua Lê, chúa Trịnh. Cái tên Hà Nội

chưa có, mà gọi là Trung Đô, Đông Đô, hay Thăng Long. Tên

thông dụng là Kẻ Chợ.

Điều ngạc nhiên nhất là sông và hổ khắp nơi. Đời sống sông

nước nhộn nhịp. Trên sông Hổng, đủ loại thuyền, thuyền nang,

thuyền mành, thuyền thoi, thuyền sông, thuyền biển, cả những

thuyền chiến với hàng trăm tay chèo.

Chúng ta cũng sẽ đi thuyền. Từ sông Hổng, thuyền vào hố

Hoàn Kiếm dễ dàng. Một hổ Hoàn Kiếm với diện tích gấp mấy

lần hồ bây giờ. Trên bờ hồ là những cơ quan đầu não của Trung

Đô, gồm Vương Phủ của chúa Trịnh, phủ Phụng Thiên, phủ

huyện Thọ xương, các căn cứ hải quân. Riêng Vương Phủ là cả

một toà thành.

Trở ra lại sông Hồng, chúng ta đi tiếp ngược sông một đoạn,

vào sông Tô Lịch. Đoạn sông này bây giờ không còn, thời Pháp

đã lấp, cửa sông là chỗ đường Chợ Gạo, Hàng Buồm ngày nay.

Nhưng bấy giờ đây là trung tâm thương mãi của kinh kỳ. Trên bờ

sông, đền Bạch Mã, và chợ Bạch Mã kế bên, tấp nập, nếu đúng

ngày chợ phiên thì không có cả chỗ neo thuyền. Những dãy nhà

tranh thấp, chen vài nhà mái ngói, nhưng cũng có đủ cả các

quán cao lâu, hàng thuốc bắc... Vài người Hoa, tóc tết đuôi

sam.

Lên thuyền, đi dạo 36 phố phường, Phố cũng đơn sơ, nhà

tranh nhiều, người đa phẩn toàn áo nâu. Đến Hàng Bạc để đổi ít

tiền lẻ. Ra Hàng Đào mua ít nhiễu, lụa. Ghé Hàng Bát mua ít đồ

sành Bát Tràng. Hay ra Mã Vỹ mua mũ quan, hia. Các cô bán

hàng, tóc bỏ đuôi gà, răng đen, mời trầu, ổ đây, từ chối miếng

trẩu là vô cùng bất nhã.

Xuống thuyền, đi ngược sông Tô Lịch. Con đường sông này là

đại lộ chính của Kẻ Chợ. Ghé thăm Trấn Võ quán với ngôi tượng

đổng to lớn. Đi dọc bờ thành Thăng Long. Ngang Bưởi, trung

tâm sản xuất giấy, the, lụa. Con sông tỏa nhánh đi khắp nơi.

13

Bản dổ Trung Đỏ (Tháng Lorìgi- trong sách

Hổng Oức Bán Đổ, vè tư nâm 1490

1- Quôc Tử Giám (Văn Miếu) *■

2 Đại HỂ Kl’^1 San

3- Nam Giao ” Oìện Kinh THiên

4- Huyện Thọ Xuong Hổ Têy

5- vuang Phủ Trấn Võ quan

6- Tháp Báo Thiên Wwyệ« Qaàng Đức

7- Hố Hoán Kiếm Sổng Tô Lịch

8- Đền Linh Lang Chùa Bạch Mã

17- Sông Hổng

14 • HÀ NỘI-LỊCH SỬ

Hà Nội. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, con trai, con rể đều tử

trận. Sau đó Garnier bị phục kích chết ở chỗ nay là khoảng

đường Giảng Võ, quận Ba Đình. Nàm 1882, quân Pháp do Henry

Rivière chi huy trớ lại đánh chiếm Hà Nội. Tổng đốc Hoàng

Diệu thua trận, tự vẫn. Trên đường Phan Đình Phùng, còn di

tích Bắc Môn, có dấu đạn đại bác Pháp trong trận này. Sau đó

Rivière chết ở trận Cầu Giấy.

♦ Người Pháp san bằng thành lũy Hà Nội, xây các khu phô

Tây, chọn Hà Nội là thú đô cúa Đông Dương.

♦ Năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, chú tịch Hồ Chí Minh

đọc Tuyên ngôn Độc lập.

♦ Năm 1946, người Pháp tái chiếm Hà Nội cho đến năm

1954, thua trận phải rút về nước.

♦ Từ nàm 1966 đến 1973, Hà Nội bị Mỹ ném bom nhiều lần.

ơ vườn Bách Thảo, hay ở hồ Hữu Tiệp, ngõ 55 đường Hoàng

Hoa Thám, quận Ba Đình, vẫn còn xác B52 bị bắn rơi hồi năm

1972.

Cầu Giấy, ảnh Hocquard, 1884 - 85

HÀ NỘI - THỜI TIẾT # 1 5

Khí hậu

Miền Bắc có 4 mùa. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9, khá nóng

và mưa. Tháng nóng nhất là tháng 6. Mưa nhiều nhất từ tháng

5 đến tháng 8. Mùa thu chỉ trong hai tháng 9 và 10, hai tháng

thời tiết rất tuyệt, trời xanh trong mát mẻ. Mùa đông từ tháng

11 đến tháng 2, lạnh và khô.

Nếu chuẩn bị đi du lịch miền Bắc vào mùa đông và xuân, nên

theo dõi bản tin thời tiết trên truyền hình hay phát thanh. Khi

có thông báo về đợt gió mùa Đông Bắc từ phưcmg Bắc tràn

xuống, chuẩn bị áo ấm. Gió mùa Đông Bắc đem đến cái lạnh tái

tê. Ngoài ra, thời tiết mùa này mát, khô, nắng nhẹ, rất dễ chịu.

Tháng 2 là tết, sau tết vào mùa xuân, với những trận mưa xuân,

mưa phùn, mưa chỉ lất phất, không cần đến áo mưa.

Đi chơi m iền Bắc vào mùa nào lý tưởng nhất?

Mùa hè các cháu được nghỉ học, cả nhà cùng ra Bắc chơi thì

quá tiện. Nhưng mùa hè trời khá nóng. Đi chơi cũng được tuy

có khi gặp ngày nóng nắng hay mưa to.

Xác B52 trong hổ Hữu Tiệp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!