Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

DỰ án mở RỘNG sản XUẤT HBL
MIỄN PHÍ
Số trang
62
Kích thước
414.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1541

DỰ án mở RỘNG sản XUẤT HBL

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL 2013

I. Giới thiệu công ty, tình huống và những vấn đề cần giải quyết

Ngày 20-10-1990, công ty bia Huế được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập

với công suất 3 triệu lít/năm. Tại thời điểm này, cả nước chỉ có ba nhà máy bia, một ở

Hà Nội, một ở TP.Hồ Chí Minh và một ở Đà Nẵng. Mặc dù ba công ty này đã hoạt

động trong một thời gian dài nhưng vẫn không hiệu quả, bởi lẽ máy móc trang bị ngay

từ đầu còn rất lạc hậu, làm cho sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, khối lượng sản phẩm cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.

Chính vì những điểm yếu đó nên việc thành lập công ty Bia Huế là một bước ngoặt

quan trọng, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của ban lãnh đạo. Với những thiết bị hiện

đại nhập từ công nghệ sản xuất bia của Đan Mạch cho phép HBL sản xuất ra loại bia

có chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Sự xuất hiện đúng lúc

của bia Huda nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và tạo điều kiện cho công ty liên tục

tăng công suất: 6 triệu lít năm 1991, 9 triệu lít năm 1992, 14 triệu lít năm 1993. Thắng

lợi đầu tiên này nhanh chóng đặt công ty vào vị trí số một trên thị trường rộng lớn ở

miền Trung Việt Nam.

Tuy nhiên, ngay khi chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, thu hút

vốn nước ngoài thì các hãng bia lớn trên thế giới, như: Heiniken, Larue,…tiến hành

xâm nhập vào thị trường Việt Nam – một thị trường đầy cơ hội phát triển trong ngành

bia. Vì vậy, sau nhiều tháng thương thảo, liên doanh giữa ba bên: nhà máy Bia Huế,

hãng bia TUBORG và quỹ công nghiệp hóa dành cho các nước kém phát triển (IFU)

được thành lập với cơ cấu sở hữu: nhà máy Bia Huế 50%, TUBORG 35% và IFU

15%. Nhưng đến năm 2003, TUBORG sáp nhập với Carlsberg làm cho phía Việt Nam

và Đan Mạch cùng nắm giữ số cổ phần ngang nhau 50-50. Cuối cùng, công ty TNHH

Bia Huế trở thành một công ty liên doanh, có chức năng sản xuất và phân phối các sản

phẩm bia trên thị trường Việt Nam và xuất khẩu.

Sau hơn 20 năm hoạt động, Bia Huế đã ghi dấu trong lĩnh vực bia – rượu –

nước giải khát nói riêng và nền kinh tế nói chung. Kể từ khi trở thành doanh nghiệp

trực thuộc tập đoàn Carlsberg, năm 2012 sản lượng bia Huế tăng 19% so với năm

2011. Có được những điều đó là nhờ sự thay đổi về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.

bia ngày càng được nhận định là ngon hơn, hương vị thơm hơn; mẫu mã hài hòa, bắt

mắt và thẩm mỹ cao hơn.

1

DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL 2013

Bia Huế đang ứng dụng những công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn

châu Âu và các nước tiên tiến trên thế giới. điển hình là Bia Huế vừa mới đưa vào

hoạt động dây chuyền chiết bia lon với công suất hơn 48.000lon/giờ, hệ thống Robot

ABB,…Đây là hệ thống robot đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực nước giải khát tại

Việt Nam.

Những thành quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp Bia Huế đẩy mạnh

công tác đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động an sinh

xã hội,… Nhiều chương trình gắn với thương hiệu Bia Huế, như: quỹ học bổng Niềm

Hy Vọng, Ngôi nhà mơ ước,… Trong thời gian qua, Bia Huế đã nhận nhiều bằng khen

do Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban ngành trao tặng: Thương hiệu Việt bền vững

năm 2012, top 20 sản phẩm và dịch vụ tin cậy vì người tiêu dùng,…

Mặc dù không ngừng cải tiến sản phẩm, nhưng trong tình trạng khủng hoảng

kinh tế nói chung và cạnh tranh với các công ty cùng ngành nói riêng, thì công ty Bia

Huế sẽ phải làm gì để giữ vững được vị thế của mình.

Chính vi thế, chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này với những mục đích sau đây:

- Nhận diện được những khó khăn mà công ty gặp phải trong dự án mở rộng sản

xuất để từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục

- Đề xuất một số giải pháp cho từng vấn đề

- Từ các bảng số liệu tài chính và những thông tin quản trị để phân tích xem nên

hay không thực hiện dự án mở rộng sản xuất.

Với những mục đích trên, chúng tôi đã nghiên cứu tình huống xoay quanh

những nội dung chính bao gồm các vấn đề về quản trị và tài chính:

* Về quản trị:

1. Tại sao cơ cấu sở hữu 50-50 lại quan trọng với dự án mở rộng sản xuất này của

công ty Bia Huế?

2. Giải thích lý do lựa chọn địa điểm dự án? Dự án mở rộng sản xuất nên đặt ở Phú

Bài hay Nguyễn Sinh Cung?

3. Sử dụng mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter và chỉ ra vị trí cạnh tranh

của HBL trong ngành bia.

4. Liệt kê các vấn đề liên quan đến dự án mở rộng sản xuất. Căn cứ vào phân tích

SWOT cảu công ty Bia Huế, xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề này theo đánh giá của bạn.

2

DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL 2013

5. Liệt kê các khó khăn có thể tác động tiêu cực đến dự án.

*Về tài chính:

1. Thông tin nào còn thiếu để có thể giúp cho phân tích của Giám đốc tài chính cơ sở

và thực tế hơn.

2. Chứng minh tại sao giám đốc tài chính nói: “Tất cả các yếu tố này kết hợp lại đã có

tác động tích cực đối với hiệu suất đầu tư trên vốn chủ sở hữu ROE là 14.5%, làm cho

các cổ đông của chúng ta khá hài lòng”. Sử dụng phương pháp phân tích Dupont.

3. Giám đốc tài chính nên sử dụng loại chi phí vốn nào trong 2 loại chi phí vốn WACC

để phân tích.

4. NPV và IRR của dự án.

5. Thuận lợi và bất lợi của phương thức thanh toán tại hiện trường (L/C at site) và

thanh toán khi nhìn thấy (L/C at sight) trong tình huống này là gì?

Để lập luận, phân tích và làm rõ những vấn đề mà tình huống đặt ra, cũng như

đề xuất các giải pháp cho công ty Bia Huế nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải,

chúng tôi dựa trên các lý thuyết sau:

- Phân tích báo cáo tài chính, gồm: phân tích tỷ số và phân tích Dupont.

- Chi phí sử dụng vốn.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án.

- Ước lượng dòng tiền và phân tích rủi ro.

- Quyền chọn thực.

- Kế hoạch tài chính và dự báo tài chính áp dụng cho dự báo doanh thu và nhu

cầu vốn lưu động.

- Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter.

- Phân tích ma trận SWOT.

II. Câu hỏi phần quản trị:

Câu 1: Tại sao cơ cấu sở hữu 50-50 lại quan trọng với dự án sản xuất của

công ty Bia Huế?

Sau hơn 20 năm thành lâp và phát triển, công ty Bia Huế đã từng bước khẳng

định được thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng và trở thành một thương hiệu

mạnh trong ngành bia-rượu-nước giải khát. Một trong những nguyên nhân tạo nên

thành công của công ty chính là quyết định liên doanh với Tập đoàn Carlsberg (Đan

Mạch) với cơ cấu sở hữu vốn 50-50.

3

DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL 2013

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác

thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính

phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp do

doanh nghiệp có vốn đầu tư hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp

liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh

nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi

bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp

định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật

Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Đặc

điểm nổi bật của doanh nghiệp liên doanh là có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản

xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt nam. Tỷ lệ góp

vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi

nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu.

Xét trong trường hợp của công ty Bia Huế, được thành lập vào năm 1990, công

suất ban đầu vẻn vẹn 3 triệu lít/năm, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu giải khát của người dân

thành phố Huế lúc bấy giờ. Vào giữa những năm 90, các công ty bia địa phương đều

lâm vào tình trạng khó khăn do máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu, năng lực sản xuất thấp

và thiếu những sản phẩm chất lượng cao. Thêm vào đó, chính sách mở cửa đã thu hút

các “ông lớn” trong ngành bia-rượu-nước giải khát trên thế giới thâm nhập vào thị

trường Việt Nam, đây là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước,

họ đứng trước 2 lựa chọn: một là cải tiến để cạnh tranh, hai là chịu sự đào thải nếu vẫn

tiếp tục sử dụng công nghệ lạc hậu. Nhằm tìm ra lối thoát, đa phần các doanh nghiệp

này đều chuyển hướng sang tập trung sản xuất bia hơi, hoặc sáp nhập với các công ty

bia lớn, có tên tuổi để gia công sản phẩm cho họ. Không đi theo con đường mà các

doanh nghiệp sản xuất bia khác đã chọn, năm 1994, nhà máy Bia Huế đã liên doanh

với Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch), một thương hiệu bia nổi tiếng và có bề dày

truyền thống lâu đời trên thế giới, cũng từ đó trở đi, công ty TNHH Bia Huế (Huda)

chính thức ra đời. Quyết định này giúp công ty vừa duy trì được thương hiệu truyền

thống của riêng mình, không lệ thuộc vào các DN khác mà vẫn phát triển mạnh mẽ.

Với hình thức sở hữu vốn 50-50, nên cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty Bia

Huế là dạng “lai ghép”, có sự tham gia đồng đều của cả phía Việt Nam và Đan Mạch:

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

4

DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL 2013

Đối tác Đan Mạch Đối tác Việt Nam

Jesper Bjorn Madsen – Chủ tịch Tốn Thất Bá – Phó chủ tịch

Hendrick Juel Andersen – Thành viên Nguyễn Mậu Chi – Thành viên

Janne Juvonene – Thành viên Nguyễn Tiến Bộ - Thành viên

Tổng giám đốc: Nguyễn Mậu Chi

Phó tổng giám đốc: Peter Arnoldi

Đối với phía Việt Nam, sự tham gia quản lý của phía đối tác Đan Mạch sẽ giúp

ta tiếp thu phong cách, trình độ quản lý kinh tế tiên tiến cũng như những ý tưởng mới

đã đưa họ đến với thành công trong lĩnh vực này. Thêm vào đó, công ty còn được

chuyển giao những công nghệ sản xuất hiện đại, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm

để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, đây chính là chìa khóa quan trọng để

tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

Bên cạnh những lợi thế trên, việc liên doanh cũng tồn tại những bất lợi như

việc ra quyết định sẽ khó khăn khi hai bên không có sự đồng nhất về quyền lợi, sự

phát triển của công ty sẽ chậm hơn do sự chậm trễ góp vốn của một trong hai bên,...

Những điều này đều làm hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty trong bối cảnh thị

trường ngày càng sôi động.

Nhìn chung, quyết định liên doanh với cơ cấu vốn 50-50 vẫn là một quyết định

đúng đắn của ban quản trị công ty Bia Huế, bởi nhờ quyết định này mà thương hiệu

Bia Huế tồn tại đến ngày nay, không những thế công suất và sản lượng tiêu thụ của

Bia Huế không ngừng tăng (từ 130 triệu lít năm 2008 lên xấp xỉ 200 triệu lít năm

2012), thị trường liên tục được mở rộng (từ địa bàn Huế đã mở rộng ra Miền Trung￾Tây Nguyên, xuất khẩu), sản phẩm đa dạng phong phú (với 5 nhãn hiệu chính),

thương hiệu ngày càng lớn mạnh.

Câu 2: Giải thích lý do lựa chọn địa điểm dự án. Dự án mở rộng sản xuất nên đặt

tại Phú Bài hay Nguyễn Sinh Cung?

Việc lựa chọn vị trí địa lý để mở rộng sản xuất là vấn đề quan trọng của dự án.

Nó có tác động to lớn xuyên suốt tiến trình đầu tư, xây dựng và đặc biệt là kết quả mà

dự án mang lại. Với dự án mở rộng sản xuất của nhà máy bia Huda Huế, việc nên đặt

nhà máy tại Phú Bài hay đường Nguyễn Sinh Cung cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Phú Bài

Phú Vang (đường Nguyễn

Sinh Cung)

Vị trí địa

- Khu công nghiệp Phú Bài, thị trấn Phú

Bài, huyện Hương Thuỷ, Tỉnh Thừa Thiên

Mặt tiền đường Nguyễn Sinh

Cung huyện Phú Vang, tỉnh

5

DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT HBL 2013

Huế nằm ở phía Đông Nam, nằm cách

trung tâm thành phố Huế khoảng 15 km,

cạnh sân bay quốc tế Phú Bài, nằm dọc

theo tuyến Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc￾Nam, cách cảng biển Chân Mây 40km về

phía Nam, cảng biển Thuận An 15km về

phía Bắc

- Địa điểm xây dựng nhà máy tại khu công

nghiệp trên khu đất xây dựng có diện tích

rộng và bằng phẳng cho phép xây dựng

nhà công nghiệp nhiều tầng.

Thừa Thiên Huế. Phía Tây

giáp sông Hương, cách cảng

Thuận An khoảng 7 Km,

cách quốc lộ 1A 8,2km.

Diện

tích xây

dựng

Nhà máy được thiết kế trên diện tích 8 ha

và có quỹ đất 10 ha dự phòng cho phát

triển nhà máy giai đoạn 2

Nhà máy được xây dựng trên

khuôn viên 6,7 ha

Giao

thông

vận

chuyển

-Nhà máy nằm trong khu công nghiệp nên

cơ sở hạ tầng được đảm bảo, cơ sở hạ tầng

giao thông đảm bảo cho sự vận chuyển

bằng đường bộ, đường sắt và cả đường

không.

-Thuận tiện cho việc vận chuyển ra các

tỉnh lân cận hay việc nhập nguyên liệu

cũng như xuất khẩu hàng hóa đi nước

ngoài.

-Nằm giáp ranh thành phố

nên đông đúc gây khó khăn

cho việc vận chuyển, hơn nữa

đường sá ở khu vực này

không đảm bảo cho hàng loạt

container vào nhập và xuất

hàng hóa.

-Thuận tiện cho việc vận

chuyển hàng hóa nội thị

nhưng khó khăn khi nhập đầu

vào và xuất hàng hóa đi

ngoại tỉnh và xuất khẩu.

Bên cạnh những so sánh trên, KCN Phú Bài có nhà máy xử lý nước thải nên tránh

được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; có địa điểm làm thủ tục hải quan phục vụ nhu

cầu xuất nhập khẩu tại chỗ. Đến với KCN Phú Bài, nhà đầu tư sẽ được hưởng các

chính sách ưu đãi chung của Chính phủ Việt Nam, các chính sách ưu đãi riêng của

tỉnh như tiền thuế đát có hạ tầng thấp (0,3USD/m2

/năm), có cơ chế thu nộp linh hoạt,

hỗ trợ chi phí đào tạo tay nghề cho công nhân, hỗ trợ các chi phí đăng ký IOS, đăng

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!