Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

động lực làm việc của cán bộ công nhân viên ban quản lý trung ương – dự án y tế nông thôn – bộ y tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đấu tranh giải phóng dân tộc hay trong quá trình lãnh đạo xây
dựng và phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi
con người là trung tâm, mọi việc đều bắt đầu từ con người, vì con người, do
con người. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát
triển, đó là sự thống nhất biện chứng. Con người là tài sản quý giá nhất, là yếu
tố quyết định sự thành công của mỗi tổ chức.
Nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với sự thành
công của mỗi tổ chức, nhiều nhà nghiên cứu đã và đang hướng vào việc lý
giải điều gì thúc đẩy họ dồn hết tâm lực cho công việc, làm việc hăng say,
sáng tạo để đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao
động. Câu trả lời là: khi một cá nhân có động lực thì họ sẽ làm việc hết mình
để đạt được những gì mà tổ chức mong đợi.
Kết quả thực hiện công việc = Khả năng + Động lực + Môi trường làm việc
Vì vậy nếu một người có trình độ cao bắt đầu vào làm việc trong tổ chức
nhưng kết quả THCV lại không đáp ứng được kỳ vọng của tổ chức, đó là do
anh ta không có động lực làm việc (môi trường làm việc thực chất là một
trong những nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động).
Nói như vậy động lực làm việc của người lao động là rất quan trọng
trong việc có đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của tổ chức hay không.
Và vai trò của các nhà quản lý ở đây là phải tạo ra động lực cho nhân viên của
mình.
Từ những nhận thức trên và thực tế đã thu được trong quá trình thực tập
tại Ban Quản lý Trung ương – Dự án Y tế nông thôn – Bộ Y tế (BQLTƯ –
DAYTNT – BYT) đã chọn đề tài “Động lực làm việc của cán bộ công nhân
viên Ban quản lý Trung ương – Dự án Y tế nông thôn – Bộ Y tế”. Với mục
tiêu là từ những tồn tại về động lực làm việc của nhân viên ở đây, sử dụng các
phương pháp hợp lý để phân tích đánh giá để từ đó đưa ra những kiến nghị
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhằm nâng cao động lực làm việc của CBCNV tại BQLTƯ – DAYTNT –
BYT và hoàn thiện chính sách về tạo động lực làm việc cho nhân viên của
lãnh đạo BQLTƯ – DAYTNT – BYT. Chính việc chưa quan tâm đúng mức
tới động lực làm việc của nhân viên ở đây là một trong những nguyên nhân
dẫn tới chậm tiến độ thực hiện của dự án y tế nông thôn. Vì vậy đề tài này có
ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn, không chỉ riêng đối với mỗi dự án y tế nông
thôn mà còn cả những dự án sau.
Đối tượng nghiên cứu: động lực làm việc của nhân viên BQLTƯ –
DAYTNT – BYT.
Phạm vi nghiên cứu: dựa trên cơ sở lý thuyết là Học thuyết Hệ thống hai
yếu tố của F.Herbezg
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp các phương pháp sau: phân
tích và tổng hợp, nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu tại hiện trường như:
phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi, thống kê tổng hợp
để phân tích số liệu thu được.
Nguồn số liệu: Kết hợp số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp
- Số liệu thứ cấp: các báo cáo của BQLTƯ - DAYTNT – BYT, các bản
đánh giá, báo cáo giữa kì
- Số liệu sơ cấp: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn
Kết cấu của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm:
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về động lực, tạo động lực làm việc cho người lao
động
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực tiễn động lực làm việc của CBCNV
BQLTƯ – DAYTNT – BYT
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc của
CBCNV tại BQLTƯ – DAYTNT – BYT
Kết luận
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC, TẠO ĐỘNG
LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1. Động lực, tạo động lực cho người lao động:
1.1.1. Động lực, tạo động lực:
1.1.1.1. Động lực:
Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong kích thích con
người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao.
Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được
mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động (theo PGS.TS.
Bùi Anh Tuấn (2003), giáo trình Hành vi tổ chức)
Động lực là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng
cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt mục tiêu của tổ chức. Và thông qua đó
mà mục tiêu của cá nhân cũng đạt được (theo Th.s Nguyễn Vân Điềm &
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (2004), giáo trình Quản trị nhân lực)
Trên thực tế có rất nhiều quan niệm về động lực lao động. Theo Maier &
Lawler (1973): Động lực là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân. Theo
Kreitner (1995) cho rằng động lực là một quá trình tâm lý mà nó định hướng
các hành vi cá nhân theo mục đích nhất định. Theo Higgins (1994), động lực
là lực đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa được thoả mãn.
Còn theo Bedeian (1993), động lực là sự cố gắng để đạt được mục tiêu. Như
vậy, động lực là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân nhằm hướng tới
tăng cường mọi nỗ lực để hướng bản thân đạt mục tiêu cá nhân và mục tiêu
của tổ chức.
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.1.2. Tạo động lực:
Tạo động lực cho người lao động chính là khơi dậy khả năng tiềm tàng
để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của doanh nghiệp.
Trách nhiệm của các nhà quản lý là phải tạo động lực cho nhân viên của
mình, nghĩa là phải tạo ra cả sự khao khát và sự tự nguyện của cá nhân đó.
Tạo động lực là sự vận dụng một hệ thống các chính sách, biện pháp,
cách thức quản lý tác động tới người lao động nhằm cho họ có động lực thúc
đẩy, khiến họ hài lòng hơn với công việc, mong muốn được đóng góp cho tổ
chức để đạt được kết quả thực hiện công việc như mong đợi của tổ chức.
Khi người lao động có động lực làm việc thì tự họ sẽ khai thác các khả
năng, tiềm năng để vận dụng vào quá trình làm việc nhằm nâng cao năng suất
lao động và hiệu quả thực hiện công việc của bản thân. Và chính điều đó sẽ
góp phần đạt mục tiêu kinh doanh của tổ chức, vì công việc của mỗi người lao
động chính là một bộ phận cấu thành công việc của tổ chức. Tuy nhiên một số
người lao động muốn hoàn thành công việc của mình nhưng đôi khi lại mất
tập trung, phân tán tư tưởng hoặc không được khuyến khích tức không có sự
tự nguyện. Những người khác thì có sự cam kết cao nhưng lại không mong
muốn làm việc. Và cả hai trường hợp đó đều dẫn đến kết qủ làm việc của
người lao động là không cao.
(nguồn: bài viết “Văn hoá doanh nghiệp một động lực của người lao động”-
Th.s Vũ Thị Uyên- Đại học Kinh tế quốc dân)
1.1.2. Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động:
Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động có thể
được chia thành như sau:
a) Các yếu tố thuộc về công việc như: mức độ hấp dẫn của công việc, sự thử
thách của công việc, yêu cầu về trách nhiệm khi thực hiện công việc, tính ổn
định của công việc, cơ hội để thăng tiến, đề bạt, phát triển…
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
b) Các yếu tố thuộc về môi trường làm việc như: điều kiện làm việc, chính
sách, chế độ của tổ chức, lịch làm việc, mối quan hệ lãnh đạo – nhân viên,
nhân viên – nhân viên…
1.2. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg
1.2.1. Nội dung của học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg:
F.Herzberg đưa ra lý thuyết hệ thống hai yếu tố về sự thoả mãn công
việc và tạo động lực. Herzberg chia các yếu tố tạo nên sự thoả mãn và không
thoả mãn trong công việc thành hai nhóm:
Nhóm 1: bao gồm các yếu tố then chốt để tạo động lực và sự thoả mãn trong
công việc như:
• Sự thành đạt
• Sự thừa nhận thành tích
• Bản chất bên trong công việc
• Trách nhiệm lao động
• Sự thăng tiến
Đó là các yếu tố thuộc về công việc và nhu cầu bản thân của người lao
động. Khi các nhu cầu đó được thoả mãn thì sẽ tạo nên động lực và sự thoả
mãn trong công việc.
Nhóm 2: bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức như:
• Các chính sách và chế độ quản trị của công ty
• Sự giám sát công việc
• Tiền lương
• Các mối quan hệ con người
• Các điều kiện làm việc
Theo Herbezg, nếu các yếu tố này mang tính chất tích cực thì sẽ có tác
dụng ngăn ngừa sự không thoả mãn trong công việc. Tuy nhiên, nếu chỉ riêng
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sự hiện diện của chúng thì không đủ để tạo ra động lực và sự thoả mãn trong
công việc. Vì trên thực tế, đối với một người lao động các yếu tố này tác động
đồng thời chứ không tách rời nhau như vậy.
Học thuyết này đã chỉ ra được một loạt các yếu tố tác động tới động lực
và sự thoả mãn của người lao động, đồng thời cũng gây được ảnh hưởng cơ
bản tới việc thiết kế lại công việc ở nhiều tổ chức.
1.2.2. Tác động của các nhân tố trong học thuyết hệ thống hai yếu tố của
F. Herzberg đến động lực làm việc của người lao động:
Nói chung nếu các nhân tố trên tác động theo hướng tích cực thì sẽ có tác
dụng tạo động lực làm việc của người lao động.
1. Nhân tố công việc:
Công việc là một trong những nhân tố có vai trò hết sức quan trọng đối
với động lực làm việc của người lao động.
Nếu công việc hấp dẫn, phù hợp chuyên môn, nghiệp vụ, lương cao thì
sẽ gây sự hứng thú trong công việc, sự say mê, nỗ lực, tự nguyện, đam mê
công việc, có trách nhiệm với công việc. Và đương nhiên như thế hiệu quả
công việc cũng sẽ cao, mục tiêu của tổ chức cũng như cá nhân đều đạt được.
Ngược lại nếu công việc nhàm chán, buồn tẻ hay quá căng thẳng, sức ép công
việc quá lớn đều không có tác dụng tạo động lực đối với người lao động, thậm
chí có thể làm cho người lao động mắc một số bệnh như bị streets
Một công việc tạo cho người lao động có cơ hội thăng tiến, phát triển thực sự
lôi cuốn họ. Ngược lại, một công việc không có cơ hội phát triển sớm muộn
người lao động cũng đi tìm công việc khác có tương lai, triển vọng hơn.
2) Nhân tố môi trường làm việc:
Nếu công việc là rất phù hợp với bạn, có thu nhập cao hay ổn định
nhưng bạn phải làm việc trong một môi trường không thuận lợi, không an
toàn, không cởi mở, không “friendly” thì chắc chắn bạn không gắn bó với tổ
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
6