Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
106
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1188

Đối thoại trong tố tụng hành chính

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG TRANG

ĐỐI THOẠI

TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính

Mã số: 60380102

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Pgs.Ts.NGUYỄN CẢNH HỢP

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Đối thoại trong Tố tụng hành chính” là công trình do

tác giả tự tìm hiểu và thực hiện trên cơ sở lý luận và thực tiễn tại

Tòa án dƣới sự hƣớng dẫn của Giảng viên hƣớng dẫn. Việc trích

dẫn kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học khác trong luận

văn đƣợc tác giả giữ nguyên ý tƣởng và trích dẫn nguồn theo quy

định. Nội dung của luận văn không sao chép bất kỳ luận văn hay

công trình khoa học nào khác.

Tác giả xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài.

Học viên

Nguyễn Thị Hồng Trang

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đƣợc Quốc hội nƣớc

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 06 năm 2004,

đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2011;

2. BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đƣợc Quốc hội nƣớc

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2004;

3. Luật TTHC: Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đƣợc Quốc hội nƣớc

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010;

4. Pháp lệnh: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm

1996 đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam thông qua ngày 21 tháng 5 năm 1996, đã đƣợc sửa đổi, bổ sung các năm

1998 và năm 2006;

5. TAND: Tòa án nhân dân;

6. TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao;

7. UBND: Ủy ban nhân dân.

DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU

STT Tên gọi

01 Đơn yêu cầu đối thoại

02 Thông báo về phiên đối thoại

03 Giấy triệu tập đƣơng sự tham gia đối thoại

04 Đơn xin không tham gia đối thoại

05 Biên bản đối thoại

MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu ............................................................................................. 1

Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về đối thoại trong Tố tụng hành

chính .................................................................................................................... 5

1.1. Khái niệm đối thoại trong Tố tụng hành chính ............................... 5

1.1.1. Khái niệm đối thoại và Tố tụng hành chính .............................. 5

1.1.2. Đối thoại trong Tố tụng hành chính ......................................... 11

1.2. Đặc điểm đối thoại trong Tố tụng hành chính ................................. 20

1.3. Ý nghĩa của đối thoại trong Tố tụng hành chính............................. 23

Chƣơng 2. Thực trạng đối thoại trong Tố tụng hành chính và một số

kiến nghị.............................................................................................................. 32

2.1. Về pháp luật đối thoại trong Tố tụng hành chính .......................... 33

2.1.1. Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và một

số quy định pháp luật về đối thoại có liên quan ........................................................ 33

2.1.2. Theo Luật Tố tụng hành chính hiện hành..................................... 38

2.2. Về chủ thể đối thoại trong Tố tụng hành chính .............................. 56

2.2.1. Chủ thể chủ trì ............................................................................. 57

2.2.2. Chủ thể tham gia .......................................................................... 62

2.3. Kết quả đối thoại trong Tố tụng hành chính ................................... 68

2.3. 1. Đối thoại thành .......................................................................... 69

2.3.2. Đối thoại không thành ................................................................76

Kết luận ......................................................................................................83

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

“Hòa giải” là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong

đời sống xã hội. Thông qua hòa giải các bên tranh chấp sẽ tự “thỏa thuận” đƣợc với

nhau, chấm dứt tranh chấp mà không cần đến phán quyết của Tòa án. Khác với

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trƣớc đây, Luật Tố tụng hành

chính năm 2010 không quy định chế định “thỏa thuận” mà thay vào đó là chế định

“đối thoại”. Với mục đích thông qua đối thoại các bên đƣơng sự hiểu rõ hơn về nội

dung tranh chấp, họ tự nhận ra sai lầm, thiếu sót và tự động khắc phục, sửa chữa

hiệu quả hơn là cần một phán quyết và bị cƣỡng chế thực hiện. Xuất phát từ tầm

quan trọng nhƣ thế nên thủ tục đối thoại rất cần thiết, bảo đảm sự bình đẳng, dân

chủ giữa chủ thể quản lý và đối tƣợng bị quản lý.

Tuy nhiên, Luật Tố tụng hành chính lại chỉ dành có 01 điều luật duy nhất để

quy định về thủ tục đối thoại (Điều 12). Do chƣa quy định cụ thể cũng nhƣ chƣa có

văn bản hƣớng dẫn để áp dụng một cách thống nhất trong phạm vi cả nƣớc nên thực

tiễn áp dụng chế định “đối thoại” tại Tòa án nhân dân các cấp trong quá trình giải

quyết vụ án hành chính đã có những vƣớng mắc, khó khăn. Mỗi Thẩm phán khi tiến

hành giải quyết theo ý kiến chủ quan của mình đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra,

gần đây nhất đó chính là vụ án của ông Đoàn Văn Vƣơn khởi kiện Ủy ban nhân dân

huyện Tiên Lãng, Tp. Hải Phòng. Từ đó quyền lợi của ngƣời dân không đƣợc đảm

bảo, dân không còn tin tƣởng vào cơ quan bảo vệ công lý và tự hành xử theo cách

của mình gây thiệt hại cho chính bản thân và gây ảnh hƣởng xấu đến tình hình

chính trị, xã hội của đất nƣớc.

Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc chế định “đối thoại

trong Tố tụng hành chính” cũng nhƣ thực tế áp dụng đối thoại trong việc giải quyết

các vụ án hành chính để từ đó chỉ ra những thiếu sót, bất cập và kiến nghị những

giải pháp khắc phục, nhằm góp phần hoàn thiện chế định này là điều rất cần thiết.

Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “Đối thoại trong Tố tụng hành chính”

làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. Tác giả mong muốn thông qua việc

nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động đối thoại tại Tòa án,

đồng thời tham khảo một số quy định về hòa giải trong Tố tụng dân sự, về đối thoại

trong giải quyết khiếu nại hành chính để từ đó có thể đề xuất đƣợc những giải pháp

2

cụ thể và thỏa đáng góp phần hoàn thiện chế định đối thoại trong Tố tụng hành

chính.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

“Đối thoại trong Tố tụng hành chính” là một đề tài còn mới cả về lý luận

cũng nhƣ thực tiễn cần đƣợc nghiên cứu làm rõ. Hiện nay đã có những bài viết của

một vài tác giả trên các tạp chí nhƣ: Trần Thị Tố Thu (2012), “Đối thoại trong Tố

tụng hành chính”, Tòa án nhân dân, (01), tr.9-10 ; Nguyễn Hoàng Lâm (2012),

“Trao đổi về bài “Đối thoại trong Tố tụng hành chính”, Tòa án nhân dân, (14), tr.9-

10; Lê Thu Hằng (2011), “Đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính”,

Nghề luật, (04), tr.25-27 ; Trần Đức Long, “Bàn về đối thoại trong quá trình giải

quyết vụ án hành chính1

; Trần Dƣơng Công, “Đối thoại trong Tố tụng hành chính –

Nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn”2

; v.v…

Nhìn chung, các bài viết nêu trên chỉ nêu lên những vƣớng mắc đang gặp phải

khi áp dụng chế định đối thoại trong quá trình giải quyết một vụ án hành chính và

có đƣa ra một số ý kiến để hoàn chỉnh chế định này. Tuy nhiên, chƣa có một công

trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu bản chất, đặc điểm, ý nghĩa của đối thoại

trong Tố tụng hành chính, về trình tự, thủ tục, nội dung đối thoại, nguyên tắc đối

thoại, thành phần tham dự và kết quả đối thoại để áp dụng thống nhất trong phạm vi

cả nƣớc để từ đó có nhận thức đúng đắn về đối thoại trong Tố tụng hành chính.

Bởi thế, cần có sự nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn áp

dụng chế định đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án theo

quy định của pháp luật hiện hành, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đối thoại

trong giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án trong tình hình mới.

3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu

Qua hệ thống cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật tố tụng về đối thoại,

thực trạng hoạt động đối thoại và hiệu quả của công tác đối thoại trong quá trình

giải quyết vụ án hành chính từ thực tiễn tại Tòa án, luận văn hƣớng tới làm rõ

những vấn đề sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về đối thoại và quy

định của pháp luật Tố tụng hành chính về đối thoại để làm rõ những đặc điểm, ý

1

http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&de

tails=1&item_id=11520716

2

http://vksdaklak.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1741

3

nghĩa của đối thoại, những nội dung cơ bản của hoạt động đối thoại trong quá trình

giải quyết vụ án hành chính.

Thứ hai: Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành, nghiên

cứu thực tiễn, đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành đối thoại trong

giải quyết án hành chính tại Tòa án, rút ra những kinh nghiệm tốt cần nhân rộng và

những nội dung chƣa phù hợp hoặc khó khăn, vƣớng mắc cần đƣợc khắc phục.

Thứ ba: Đề xuất hƣớng hoàn thiện pháp luật và hoàn thiện cơ chế, trình tự thủ

tục thực hiện hoạt động đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án. Đƣa

ra những giải pháp để đảm bảo an toàn pháp lý, đảm bảo quyền lợi của ngƣời khởi

kiện. Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp

luật và các kỹ năng đối thoại cho Thẩm phán nhằm nâng cao hiệu quả của công tác

giải quyết vụ án hành chính.

Đối thoại trong Tố tụng hành chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thực hiện

tốt đối thoại không những góp phần giải quyết nhanh chóng, kịp thời các khiếu kiện

mà còn góp phần làm giảm thiểu các tranh chấp hành chính, xây dựng nền hành

chính trong sạch, hiệu quả cao và góp phần tăng cƣờng vị trí, vai trò của Tòa án đối

với công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính.

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu

những vấn đề lý luận cơ bản, nội dung và thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật

về đối thoại trong Tố tụng hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính

hiện hành. Đồng thời luận văn cũng tham khảo với các quy định về thỏa thuận trong

Pháp lệnh trƣớc đó, thỏa thuận trong Tố tụng dân sự và quy định về đối thoại trong

giải quyết khiếu nại hành chính để đƣa ra những kiến nghị và giải pháp về đối thoại

phù hợp với tình hình mới.

4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu

Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác –Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các

quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về Luật Tố tụng hành chính. Luận văn sử dụng

phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh với các vấn đề liên quan đến đối thoại

trong Tố tụng hành chính từ khi có Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành

chính đến khi Luật Tố tụng hành chính ra đời. Đồng thời so sánh với chế định hòa

giải trong Tố tụng dân sự và chế định đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành

chính để làm rõ hơn về bản chất và mục đích của đối thoại trong giải quyết vụ án

hành chính.

4

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể tham khảo cho việc ban hành văn bản

hƣớng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục, kết quả đối thoại; làm tài liệu tham khảo cho

công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập cũng nhƣ là nguồn tài liệu tham khảo cho

các buổi tập huấn nghiệp vụ của cán bộ Tòa án.

Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao nhận thức về hoạt động đối

thoại của ngƣời tiến hành tố tụng hành chính và ngƣời tham gia tố tụng hành chính

nói riêng, các tầng lớp nhân dân nói chung, vai trò của ngƣời làm công tác đối thoại

và giá trị của việc đối thoại ở các khía cạnh ƣu việt về kinh tế, xã hội và pháp lý.

6. Bố cục của luận văn

Phần mở đầu

Phần nội dung: đƣợc chia thành 02 chƣơng với bố cục nhƣ sau:

Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về đối thoại trong Tố tụng hành chính

Chƣơng 2: Thực trạng đối thoại trong Tố tụng hành chính và một số kiến

nghị

Phần kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

5

CHƢƠNG 1.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỐI THOẠI

TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

1.1. Khái niệm đối thoại trong Tố tụng hành chính

1.1.1. Khái niệm đối thoại và Tố tụng hành chính

Thuật ngữ “đối thoại” chúng ta thƣờng đƣợc nghe nói đến nhiều trong đời

sống xã hội và chính trị. Chẳng hạn nhƣ, buổi đối thoại giữa sinh viên và nhà

trƣờng, đối thoại chính trị, an ninh quốc phòng Việt Nam - Mỹ, Việt Nam và Hoa

Kỳ đối thoại về lĩnh vực Công nghệ thông tin- Truyền thông…Vậy đối thoại là gì,

đối thoại nhằm mục đích gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thuật ngữ này qua một vài

cách định nghĩa sau:

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học

3

thì “đối thoại” có hai nghĩa:

thứ nhất là nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều ngƣời với nhau; thứ hai là bàn bạc,

thƣơng lƣợng trực tiếp giữa hai hay nhiều bên với nhau để giải quyết các vấn đề

tranh chấp. Ở nghĩa thứ nhất “đối thoại” chỉ là cuộc trao đổi miệng bình thƣờng

giữa hai hay nhiều ngƣời với nhau, nhƣng ở nghĩa thứ hai “đối thoại” là bàn bạc,

thƣơng lƣợng giữa hai hay nhiều bên với nhau về những mâu thuẫn bất đồng về

quyền, lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ nhƣng chƣa giải quyết đƣợc; bên ở

đây có thể là một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời có một hoặc một số quan điểm giống

nhau.

Còn theo cách hiểu thông thƣờng thì “đối” có nghĩa là qua lại hoặc ngƣợc với

nhau ví dụ nhƣ “đối đầu”, “đối thủ” hay “hát đối” và “thoại” có nghĩa là nói. Nhƣ

vậy “đối thoại” có nghĩa là nói qua lại hay nói ngƣợc nhau. 4

Trong tiếng Anh hay tiếng Pháp, chữ “dialogue” xuất phát từ hai từ của Hy

Lạp dia-logein cũng có nghĩa tƣơng tự nhƣ hai từ đối thoại, nhƣ là hội thoại giữa

các nhân vật trong một vở kịch; việc trao đổi ý kiến, quan điểm giữa hai hay nhiều

ngƣời về các vấn đề khác nhau; hoặc thảo luận giữa đại diện các bên trong cùng một

tranh chấp, xung đột nhằm hƣớng tới việc giải quyết tranh chấp, xung đột đó.5 Nhƣ

vậy, bên cạnh cách hiểu là việc nói chuyện qua lại giữa hai hoặc nhiều ngƣời với

3 Viện ngôn ngữ học (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr. 338.

4

http://www.danthan.org/DIENDAN/doi_hoi.htm

5

http://www.merriam-webster.com/dictionary/dialogue

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!