Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1280

Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ CHÍNH

ĐỐI THOẠI

TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính

Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thƣơng Huyền

TP.H CHÍ MINH, NĂM 2015

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính” là công trình do

tác giả tự tìm hiểu và thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quy định pháp luật và

thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại hành chính tại một số địa phương dưới sự

hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn là Tiến sĩ Nguyễn Thị Thương Huyền. Việc

trích dẫn kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học khác trong luận văn được

tác giả giữ nguyên ý tưởng và trích dẫn nguồn theo quy định. Nội dung luận văn

không sao chép bất kỳ luận văn hay công trình khoa học nào khác.

Tác giả xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài.

Học viên

Võ Thị Chính

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. Luật Khiếu nại, tố cáo (sửa đổi, bổ sung năm 2004): Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội

Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày ngày 15 tháng 6 năm 2004;

2. Luật Khiếu nại, tố cáo (sửa đổi, bổ sung năm 2005): Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội

Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày ngày 29 tháng 11 năm 2005;

3. Luật Khiếu nại năm 2011: Luật Khiếu nại được Quốc hội nước Cộng

Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011;

4. Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo năm 1991: Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của

công dân được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa

Việt Nam thông qua ngày 05 tháng 5 năm 1991;

5. UBND: Ủy ban nhân dân.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN – PHÁP LÝ VỀ ĐỐI THOẠI TRONG

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH ..........................................................6

1.1 Khái niệm, đặc điểm đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính......6

1.1.1 Khái niệm đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính ...................6

1.1.2 Đặc điểm của đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính............10

1.1.3 Phân biệt Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính với đối thoại

trong Tố tụng hành chính và hòa giải trong Tố tụng dân sự .............................14

1.2 Quy định pháp luật về đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính

qua các giai đoạn .....................................................................................................20

1.2.1 Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính từ giai đoạn áp dụng

Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 trở về trước:..................20

1.2.2 Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính theo quy định của Luật

Khiếu nại, tố cáo 1998:......................................................................................21

1.2.3 Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính theo quy định của Luật

Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005:.........................................23

1.2.4 Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính theo Luật Khiếu nại

năm 2011 ............................................................................................................27

1.3 Ý nghĩa của đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính: .................36

CHƢƠNG II: THỰC TIỄN ĐỐI THOẠI TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU

NẠI HÀNH CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ...........................40

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về đối thoại trong giải quyết khiếu nại

hành chính……………………………………………………………. ..................40

2.1.1 Ưu điểm:................................................................................................40

2.1.2 Hạn chế, bất cập:..................................................................................41

2.2 Thực tiễn tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính.........54

2.2.1 Những mặt đã làm được: ......................................................................54

2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................60

2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối thoại trong giải quyết

khiếu nại hành chính……………………………………………………. .............66

2.3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật khiếu nại về đối thoại. .......................66

2.3.2 Giải pháp về tổ chức thực hiện .............................................................75

KẾT LUẬN..........................................................................................................82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, và vì dân, tất cả quyền lực nhà

nước thuộc về nhân dân. Điều này đã được khẳng định và ghi nhận là một nguyên

tắc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong tất cả các bản Hiến pháp của

nước ta. Trong nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, quyền làm chủ

của nhân dân không chỉ được ghi nhận là quyền được tham gia trực tiếp hay gián

tiếp vào công việc quản lý nhà nước (quyền chính trị), mà còn được nhà nước

công nhận và bảo hộ bằng pháp luật các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong đó, khiếu nại là một trong những

quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp năm 1992 của nước ta ghi

nhận tại Điều 74: “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có

thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh

tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào”.

Cụ thể hóa quy định của Hiếp pháp 1992, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật

Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (thay thế cho Pháp lệnh lệnh khiếu nại, tố cáo của công

dân năm 1991). Sự ra đời của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và hệ thống văn bản

hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý nền tảng cho hoạt động khiếu nại của công

dân và giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nước. Xuất phát từ yêu cầu hoàn

thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới và hội

nhập, nước ta đã hai lần sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo vào các năm 2004

và 2005, cũng như đã tách riêng quy định về khiếu nại ra khỏi quy định về tố cáo

bằng việc ban hành Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011 (bên cạnh việc ban

hành Luật Tố cáo). Qua đó, hệ thống quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết

khiếu nại của nước ta ngày càng hoàn thiện, cơ chế thực hiện khiếu nại ngày càng

được mở rộng, trình tự và thủ tục giải quyết khiếu nại ngày càng mang tính dân chủ,

công khai, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và các bên liên quan càng được

đảm bảo.

Một trong những quy định nhằm đảm bảo tính dân chủ và công khai trong

hoạt động giải quyết khiếu nại là quy định về đối thoại trong quá trình giải quyết

khiếu nại. Thủ tục đối thoại được quy định lần đầu tiên tại Luật Khiếu nại, tố cáo

năm 1998 và tiếp tục được ghi nhận tại Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm

2

2004, Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 và Luật Khiếu nại năm

2011. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân

bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong hoạt động giải quyết khiếu nại của nước ta nhằm

hướng đến mục đích đạt được sự đồng thuận của nhân dân, giải quyết dứt điểm các

vụ việc khiếu nại.

Trong những năm qua, cùng với các quy định về giải quyết khiếu nại, việc

triển khai thực hiện quy định về tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu

nại hành chính đã mang lại nhiều kết quả khả quan: quy trình giải quyết khiếu nại

mang tính công khai, dân chủ hơn, qua tổ chức đối thoại nhiều trường hợp người

dân hiểu rõ hơn và tự nguyện chấp hành quy định pháp luật và chủ trương của nhà

nước và địa phương, quyền lợi người dân được bảo vệ tốt hơn, nhiều vụ việc khiếu

nại phức tạp kéo dài đã được giải quyết dứt điểm thông qua hoạt động đối thoại trực

tiếp giữa các bên, từ đó, chất lượng và hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại

được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức đối thoại trong

giải quyết khiếu nại hành chính vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, việc triển khai thực

hiện quy trình đối thoại chưa thống nhất giữa các địa phương, từ đó chưa đáp ứng

được yêu cầu và mục đích đề ra đối với hoạt động đối thoại, vẫn còn nhiều trường

hợp khiếu nại vượt cấp, kéo dài, tỉ lệ khiếu nại tiếp theo hay khởi kiện vụ án hành

chính sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại vẫn còn cao, ảnh hưởng đến tình

hình an ninh chính trị của địa phương và đất nước. Tình trạng trên do nhiều nguyên

nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân là do các quy

định pháp luật liên quan đến khiếu nại, giải quyết khiếu nại và thủ tục đối thoại vẫn

còn chưa đầy đủ, còn bất cập, mâu thuẫn với nhau. Một nguyên nhân không kém

phần quan trọng là hạn chế trong chỉ đạo, điều hành hoạt động giải quyết khiếu nại.

Một số nơi, một số người có thẩm quyền chưa nhận thức được tầm quan trọng của

công tác giải quyết khiếu nại cũng như thủ tục đối thoại trong giải quyết khiếu nại,

chưa đầu tư nhiều cho công tác này. Dẫn đến kết quả giải quyết khiếu nại không

cao, tình hình an ninh chính trị của địa phương có nguy cơ phức tạp, dễ bị các thế

lực thù địch lợi dụng để chống phá, từ đó ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của

công tác quản lý nhà nước.

Nhằm góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác giải quyết khiếu nại và tổ

chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất

những giải pháp cơ bản liên quan đến thủ tục đối thoại trong giải quyết khiếu nại

3

hành chính, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại

hành chính, tác giả chọn đề tài: “Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành

chính".

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề giải quyết khiếu nại và quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại đã

được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học viên cao học như: "Khiếu nại và giải

quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức" của tác giả Phan Lê Hoàng

Toàn; "Lịch sử pháp luật khiếu nại hành chính từ Cách mạng tháng tám năm 1945

đến nay" của tác giả Trần Thanh Tùng; "Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân

cấp huyện đối với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo (từ thực tiễn Thành phố Hồ

Chí Minh)" của tác giả Phùng Quốc Việt; "Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong

lĩnh vực thuế" của tác giả Đỗ Thị Kim Loan; "Giải quyết tranh chấp, khiếu nại

trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh" của tác

giả Nguyễn Thiện Thảnh; "Đổi mới việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban

nhân dân quận -Từ thực tiễn Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Nguyễn

Thị Thanh; "Khiếu nại hành chính và cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính của

công dân -Từ thực tiễn Đồng Nai" của tác giả Nguyễn Ngọc Thiên Kim. Ngoài ra

còn có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại được

đăng trên các báo, tạp chí.

Các công trình nói trên đã đề cập đến nhiều vấn đề dưới những khía cạnh

khác nhau như về quyền khiếu nại, về quản lý nhà nước đối với khiếu nại và giải

quyết khiếu nại, về cơ chế giải quyết khiếu nại, về lịch sử pháp luật khiếu nại

...trong đó, một vài công trình nêu trên cũng đã có nhắc đến thủ tục đối thoại khi

nghiên cứu về quy trình giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào

nghiên cứu một cách trực tiếp và chuyên sâu về vấn đề “Đối thoại trong giải quyết

khiếu nại hành chính". Do đó, việc nghiên cứu vấn đề này sẽ làm sáng tỏ những vấn

đề khái quát chung về khiếu nại và thủ tục đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành

chính. Đồng thờ ực trạng việc tổ chức đối thoại trong giải

quyết khiếu nại hành chính. Qua đó, đề xuất một số giải pháp liên quan đến thủ tục

đối thoại, góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại của cơ quan hành

chính nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính.

4

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề khái quát chung về đối

thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính. Đồng thời, tác giả phân tích để đưa ra

đánh giá về tình hình tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính tại

một số địa phương. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích rõ nguyên nhân, đề xuất các

giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đối thoại, góp phần nâng chất

hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài hệ thống và phân tích cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về đối thoại trong

giải quyết khiếu nại hành chính; phân tích và đánh giá thực trạng đối thoại trong

giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại hành

chính, những ưu điểm và tồn tại. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả phân tích

các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối

thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận –pháp lý và

thực tiễn công tác đối thoại trong quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. Từ đó

đề xuất giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đối

thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính.

Về không gian: tác giả thống kê số liệu và minh họa tình huống từ thực tiễn

tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính của một số địa phương.

Về thời gian: tác giả tập trung nghiên cứu các quy định về đối thoại trong

giải quyết khiếu nại hành chính theo Luật Khiếu nại năm 2011. Tuy nhiên, trong

quá trình nghiên cứu tác giả sẽ có liên hệ và đối chiếu với các quy định có liên quan

trước thời điểm ban hành Luật Khiếu nại năm 2011.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối chính sách của Đảng về

xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!