Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đời sống tộc người Gia rai tại Xã Ia Puch, Huyện Chư P Rông, Tỉnh Gia Lai sau chính sách chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su ( từ năm 2008 đến nay)
PREMIUM
Số trang
126
Kích thước
4.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1114

Đời sống tộc người Gia rai tại Xã Ia Puch, Huyện Chư P Rông, Tỉnh Gia Lai sau chính sách chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su ( từ năm 2008 đến nay)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG :

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ĐỜI SỐNG TỘC NGƯỜI GIA RAI TẠI XÃ IA PUCH,

HUYỆN CHƯ PRÔNG, TỈNH GIA LAI SAU CHÍNH

SÁCH CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG

TRỒNG CÂY CAO SU ( TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY).

Mã số đề tài:

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3, năm 2015 .

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG:

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ĐỜI SỐNG TỘC NGƯỜI GIA RAI TẠI XÃ IA PUCH,

HUYỆN CHƯ P RÔNG, TỈNH GIA LAI SAU CHÍNH

SÁCH CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG

TRỒNG CÂY CAO SU ( TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY).

Mã số đề tài:

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn

Sinh viên thực hiện: Lương Thị Sương Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: XHH-CTXH-ĐNA Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Đông Nam Á học

Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Kim Yến

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2015

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Câu hỏi nghiên cứu và lý thuyết nghiên cứu............................................................2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.........................................................3

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................... ...................................3

5. Phương pháp nghiên cứu.................................................... .....................................7

6. Bố cục đề tài.............................................................................................................8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ..........................................................................10

1.1.1. Khái niệm văn hóa................................................................................................10

1.1.2. Khái niệm sinh kế.................................................................................................12

1.1.3. Khái niệm tộc người ............................................................................................12

1.1.4. cao su.....................................................................................................................14

1.1.5. khái niệm “rừng tự nhiên nghèo kiệt”, .................................................................15

1.1.6. Khái niệm cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt”, chuyển đổi”, “cây công nghiệp”, “đất

lâm nghiệp”....................................................................................................15

1.2. Tổng quan về đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................16

1.2.1. Tổng quan tỉnh Gia Lai...........................................................................................16

1.2.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................16

1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................16

1.2.1.3. Dân cư – xã hội.................................................................................................17

1.2.2. Tổng quan về xã Ia Puch........................................................................................20

1.2.2.1. Vị trí địa lý........................................................................................................20

1.2.2.2. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................21

1.2.2.3. Dân cư – xã hội.................................................................................................22

1.3. Quá trình chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cây cao su ở Gia Lai và xã Ia

Púch......................................................................................................................23

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO

KIỆT SANG TRỒNG CAO SU ĐẾN ĐỜI SỐNG TỘC NGƯỜI GIA RAI TẠI XÃ

IA PÚCH

2.1. Vai trò của rừng trong đời sống tộc người Gia rai............................................29

2.2. Sinh kế....................................................................................................................30

2.3. Quản lý và sở hữu đất đai....................................................................................31

2.3.1. Trồng trọt................................................................................................................36

2.3.2. Chăn nuôi................................................................................................................39

2.3.3. Các nghề nghiệp khác.............................................................................................40

2.4. Văn hóa vật chất...................................................................................................45

2.4.1. Công trình cộng đồng.............................................................................................46

2.4.2. Nhà ở......................................................................................................................48

2.4.3. Ẩm thực..................................................................................................................50

2.4.4. Trang phục..............................................................................................................52

2.4.5. Công cụ sản xuất và phương tiện đi lại..................................................................53

2.4.6. Giao thông, năng lượng, bưu chính viễn thông.....................................................54

2.5. Văn hóa tinh thần................................................................................................54

2.5.1. Tín ngưỡng.............................................................................................................54

2.5.2. Lễ thức...................................................................................................................55

2.5.3. Y tế, giáo dục.........................................................................................................58

2.6. Đời sống xã hội......................................................................................................60

2.6.1. Quan hệ làng xã......................................................................................................60

2.6.2. Quan hệ dòng họ, hôn nhân, gia đình.....................................................................62

2.6.3. Trật tự an ninh, xã hội............................................................................................64

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3 : HỆ QUẢ CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT

SANG TRỒNG CÂY CAO SU

3.1. Đánh giá hiệu quả của chính sách chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây

cao su......................................................................................................................67

3.2. Tác động tích cực...................................................................................................71

3.2.1. Tác động về kinh tế................................................................................................71

3.2.2. Tác động đến văn hóa, xã hội. ....................................................................................72

3.3. Tác động tiêu cực..................................................................................................73

3.3.1. Tác động sử dụng và sở hữu đất đai.......................................................................73

3.3.2. Tác động đến Kinh tế..............................................................................................75

3.3.3. Tác động đến văn hóa- xã hội.................................................................................76

3.4. Kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân……………77

3.4.1. Quy hoạch, phân bổ, sử dụng đất đai hợp lý..........................................................79

3.4.2. Phát triển đồng bộ các ngành kinh tế theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi,

các nga....kinh tế.....................................................................................................80

3.4.3. Nâng cao nhận thức cho người dân, phát triển văn hóa xã hội...............................81

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

TỔNG KẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO .

PHỤ LỤC.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Công ty CP: Công ty cổ phần

KDXK: kinh doanh xuất khẩu

KHKT: khoa học kĩ thuật

NN&PTNT : nông nghiệp và phát triển nông thôn

QĐ: quyết định

PGS: Phó Giáo Sư

Ths: Thạc sĩ

XHH - CTXH- ĐNA: Xã hội học- Công tác xã hội – Đông Nam á

TNHH: trách nhiệm hữu hạn

UBND: Ủy ban nhân dân

VRG: Tổng công ty cao su Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN

CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Họ và tên: Lương Thị Sương

Sinh ngày: 28 tháng 8 năm 1994

Nơi sinh: Thôn 10- Ia Đrăng- Chư Prông- Gia Lai

Lớp: DH12DN01 Khóa: 2012

Khoa: XHH-CTXH-ĐNA

Địa chỉ liên hệ: 15, đường số 1, phường An Lạc A, Quận Bình Tân, Thành Phố

Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0962898248 Email:

[email protected]

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến

năm đang học):

* Năm thứ 1:

Ngành học: Đông Nam Á học Khoa: XHH-CTXH-ĐNA

Kết quả xếp loại học tập: khá

Sơ lược thành tích:

Ảnh 4x6

* Năm thứ 2:

Ngành học: Đông Nam Á học Khoa: XHH-CTXH-ĐNA

Kết quả xếp loại học tập: khá

Sơ lược thành tích:

Ngày tháng năm

Xác nhận của đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Đời sống tộc người Gia rai sau chính sách chuyển đổi rừng nghèo

kiệt sang trồng cây cao tại xã Ia Púch, huyện Chư Prông, tình Gia Lai ( từ năm

2008 đến nay)

- Sinh viên thực hiện: Lương Thị Sương

- Lớp: DH12DN01 Khoa: XHH – CTXH- ĐNA Năm thứ: 2 Số

năm đào tạo: 4 năm

- Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Kim Yến

2. Mục tiêu đề tài:

- Mang lại cái nhìn tổng thể, khách quan về thực tế cuộc sống của dân tộc Gia rai tại

tỉnh Gia Lai sau những dự án chuyển đổi nghèo trồng cao su. Đồng thời đánh giá

những hệ quả tích cực và tiêu cực của chính sách đã tác động đến đời sống kinh tế, xã

hội, văn hóa của tộc người Gia rai tại xã nói riêng và sự phát triển của kinh tế, chính trị

của vùng nói chung. Bên cạnh đó chúng tôi đưa ra những kiến nghị, giải pháp cải thiện

khắc phục những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại góp phần cải thiện nâng cao chất

lượng đời sống tộc người Gia rai tại xã Ia Púch

3. Tính mới và sáng tạo:

Vấn đề được nghiên cứu là vấn đề thời sự, đồng thời cũng là mối quan tâm lâu dài của

người dân, của các cơ quan, ban ngành và của nhà nước vì mục đích phát triển kinh tế,

ổn định đời sống, giữ vững an ninh chính trị cho những nơi chính sách chuyển đổi

rừng nghèo kiệt sang trồng cao su được áp dụng đặc biệt là vùng biên giới khó khăn

như xã Ia Púch. Trước đây, đã có nhiều công trình, bài viết về chính sách, các dự án

chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su. Song những công trình này đa phần

chỉ dừng ở những vụ việc mang tính chất nóng đang diễn ra như: lợi dụng chính sách

để phá rừng, những sai phạm trong công tác chuyển đổi của các doanh nghiệp, sự

buông lỏng quản lý của các cơ quan có chức năng,.... Còn lĩnh vực về cuộc sống của

người dân nhất là những đối tượng dễ bị tổn thương như đồng bào dân tộc thiểu số tại

địa phương lại chưa được quan tâm và nghiên cứu đúng mức. Hơn nữa, những giải

pháp, kiến nghị được đưa ra đa phần đều hướng đến hạn chế, sử lý những sai phạm

trong công tác triển khai các dựa án trên. Còn những biện pháp giải quyết những khó

khăn trong cuộc sống của người dân hiện nay, hầu như chưa được quan tâm. Việc

nghiên cứu khía cạnh trên là tính mới và tính sáng tạo của đề tài chúng tôi khi thực

hiện.

4. Kết quả nghiên cứu:

Qua quá trình nghiên cứu, thực địa, khảo sát, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành mục tiêu

của đề tài, đó là tìm hiểu thực trạng đời sống của tộc người Gia rai tại xã Ia Púch sau

chính sách chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, đánh giá những tác động mà các

dự án đã ảnh hưởng đến đời sống của họ và đưa ra được một số kiến nghị cho việc giải

quyết những khó khăn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại địa

bàn.

5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và

khả năng áp dụng của đề tài:

Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong cuộc sống của tộc người Gia rai sau

những dự án chuyển đổi rừng trồng cao su, nhất là những khó khăn trong đời sống

kinh tế, xã hội và an ninh chính trị. Vì vậy đề tài có khả năng áp dụng làm tài liệu cho

các cơ quan ban ngành tại địa phương như: UBND huyện, UBND xã, các doanh

nghiệp tại địa bàn, các tổ chức, cá nhân có điều kiện muốn đầu tư tại địa phương... sử

dụng khi muốn tìm hiểu, đánh giá về tình hình của địa phương hiện nay. Bên cạnh đó,

đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những người đọc, người nghiên cứu quan tâm

đến vấn đề trên.

6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp

chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu

(nếu có):

Ngày tháng năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực

hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày tháng năm

Xác nhận của đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Người hướng dẫn

(ký, họ và tên)

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trồng cao su là một trong những thế mạnh của vùng Tây Nguyên. Nó là cây công

nghiệp có giá trị kinh tế cao, khai thác trong thời gian dài, vốn đầu tư ít lại dễ chăm

sóc. Nó cũng là một trong những cây trồng đưa vùng Tây Nguyên phát triển. Nhưng

sự phát triển của những cánh rừng cao su hiện nay đều phải trả giá bằng những cánh

rừng tự nhiên và đời sống yên bình của những tộc người bản địa. Việc phá rừng tự

nhiên chuyển đổi thành đất sản xuất đã diễn ra từ năm 1976 khi chính sách xây dựng

vùng kinh tế mới được triển khai. Nhưng, sau khi chính sách phá rừng nghèo trồng

cao su chính phủ được thực thi từ năm 2008 thì diện tích rừng tự nhiên còn lại ngày

càng bị thu hẹp. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số lại càng chịu những tác động

mạnh mẽ trước sự biến đổi đó. Vì những sai phạm trong việc thực thi chính sách như

tình trạng lách luật để khai thác trái phép những cánh rừng giàu, rừng phòng hộ lấy

gỗ; chuyển đổi quyền sử dụng đất trồng cà phê, tiêu; phục vụ cho những lợi ích

nhóm,…Những tác động đến môi trường, những sai phạm của các đơn vị thực thi đề

án là đề tài nóng trong hàng loạt những phóng sự điều tra.Vụ việc cũng nhận được

nhiều sự quan tâm của nhiều độc giả; của Nhà nước và chính quyền khi tham gia giải

quyết sai phạm. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng là những sinh hoạt hằng ngày của

những người dân tộc thiểu số lại ít được chú trọng, điển hình là người Gia rai tại khu

vực này.

Cuộc sống người Gia rai vốn gắn liền với rừng. Rừng cung cấp: thức ăn, thuốc...

để họ duy trì sự sống. Rừng cung cấp: lá, gỗ... cho họ làm nhà ở, nhà Rông, làm nhạc

cụ... rừng cho họ đất đai để sản xuất. Rừng là không gian văn hóa của người Gia rai.

Bởi, văn hóa đặc trưng của người Gia rai được xây dựng lên từ sự liên kết, kính trọng

đối với những cánh rừng già. Mất rừng đồng nghĩa mất đi không gian văn hóa và cuộc

sống bình yên vốn có. Văn hóa, tín ngưỡng, tính cách tộc người Gia rai được tạo nên

từ rừng. Nhưng khi rừng bị khai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng thì họ lại là

những thành phần hưởng ít lợi ích nhất đồng thời lại gánh những hậu quả nặng nề

nhất. Chính vì thế, chất lượng cuộc sống của tộc người Gia rai không được cải thiện

như mục tiêu chính sách đã đề ra, tình hình chính trị xã hội tại khu vực trở nên bất ổn

và phức tạp vì tộc người thiểu số mất dần niềm tin vào Nhà nước, mâu thuẫn với

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!