Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đời sống kinh tế, văn hóa của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang
PREMIUM
Số trang
113
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1635

Đời sống kinh tế, văn hóa của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ ĐỨC THÔNG

ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA NGƢỜI PU PÉO

Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG

(1986 – 2012)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên, 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ ĐỨC THÔNG

ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA NGƢỜI PU PÉO

Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG

(1986 – 2012)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Loan

Thái Nguyên, 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội

dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố

trong bất cứ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014

Tác giả luận văn

Đỗ Đức Thông

Xác nhận của Trƣởng khoa chuyên môn

PGS.TS. HÀ THỊ THU THỦY

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học

TS. Nguyễn Thị Quế Loan cùng các thầy cô giáo trong tổ Lịch sử Việt Nam￾Khoa Lịch sử trường đại học Sư phạm Thái Nguyên đã hướng dẫn, chỉ bảo tận

tình, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Trong thời gian đi thực tế luận văn tại các làng xã tác giả đã nhận được

sự giúp đỡ của các già làng, trưởng bản, huyện ủy, UBND huyện Đồng Văn

tỉnh Hà Giang. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu đó.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn

bè đã giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014

Tác giả luận văn

Đỗ Đức Thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan ........................................................................................................ i

Lời cảm ơn ...........................................................................................................ii

Mục lục ...............................................................................................................iii

Danh mục các ký tự viết tắt ................................................................................ iv

Danh mục các bảng ............................................................................................. v

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 2

3. Mục đích đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................. 3

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 4

5. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 5

6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................. 5

Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI PU PÉO Ở HUYỆN ĐỒNG

VĂN, TỈNH HÀ GIANG.................................................................................. 6

1.1.Dân số và phân bố dân cư......................................................................... 6

1.2. Nguồn gốc tộc người ............................................................................... 9

1.3. Đôi nét về huyện Đồng Văn và các xã có người Pu Péo sinh sống ...... 11

Chƣơng 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƢỜI PU PÉO Ở HUYỆN

ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG....................................................................21

2.1. Nông nghiệp........................................................................................... 21

2.1.1. Trồng trọt ........................................................................................ 21

2.1.2. Chăn nuôi........................................................................................ 29

2.2. Lâm nghiệp ............................................................................................ 31

2.3. Thủ công nghiệp .................................................................................... 33

2.3.1. Nghề dệt.......................................................................................... 33

2.3.2. Nghề mộc........................................................................................ 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2.3.3. Nghề đan lát.................................................................................... 35

2.3.4. Chế biến thực phẩm........................................................................ 36

2.3.5.Nghề làm ngói máng ....................................................................... 38

2.3.6. Nghề rèn.......................................................................................... 39

2.3.7. Nghề bốc thuốc chữa bệnh ............................................................. 40

2.4. Buôn bán trao đổi................................................................................... 41

2.4.1. Mua bán các sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp ............... 41

2.4.2. Buôn bán......................................................................................... 42

2.5. Khai thác nguồn tài nguyên ................................................................... 43

Chƣơng 3. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA.................................................................45

3.1. Văn hóa vật chất .................................................................................... 45

3.1.1. Ăn uống........................................................................................... 45

3.1.2. Trang phục ...................................................................................... 50

3.1.3. Nhà cửa ........................................................................................... 52

3.2 Văn hóa xã hội........................................................................................ 56

3.3. Văn hóa tinh thần................................................................................... 63

3.3.1.Tập quán cưới xin ............................................................................ 63

3.3.2. Tập quán ma chay........................................................................... 65

3.3.3. Lễ hội .............................................................................................. 68

3.3.4. Dân ca, dân vũ ................................................................................ 75

3.3.5. Tín ngưỡng...................................................................................... 78

KẾT LUẬN.......................................................................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................89

PHỤ LỤC..........................................................................................................94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

VIẾT LÀ ĐỌC LÀ

DT

ĐV

HG

HN

KT

Nxb

NN

TT

Tr

UBDT

UBND

XH

Dân tộc

Đồng Văn

Hà Giang

Hà Nội

Kinh tế

Nhà xuất bản

Nhà nước

Thị trấn

Trang

Ủy ban dân tộc

Ủy ban nhân dân

Xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Biểu 1.1: Thống kê tộc người Pu Péo ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tính

đến tháng 3 năm 2011. ....................................................................... 8

Biểu 1.2: Danh sách các hộ Pu Péo còn nhiều khó khăn ................................. 16

Biểu 2.1: Các mặt hàng mua bán ..................................................................... 41

Biểu 2.2: Hệ thống chợ phiên ở Đồng Văn ...................................................... 43

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình hình thành và phát triển của các tộc người, kinh tế, văn

hóa là những yếu tố quan trọng có mối liên hệ mật thiết với nhau và là nền tảng

của mỗi quốc gia dân tộc.

Kinh tế là những hoạt động đầu tiên để đảm bảo cuộc sống của con

người. Trong quá trình vận động và phát triển của mình, mỗi tộc người đều

dựa vào điều kiện đặc trưng riêng mà hình thành nên những loại hình kinh tế

đặc trưng. Bên cạnh đó vẫn có sự giao thoa, đan xen, hỗ trợ nhau giữa các nền

kinh tế trong quá trình vận động và phát triển là khá phổ biến.

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con

người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương

tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình, có thề nói văn

hóa đóng vai trò quan trọng cho việc định hướng một nền kinh tế vững mạnh.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, tộc người Pu Péo được coi là một

trong những thành viên quan trọng trong cộng đồng tộc người Việt Nam, thuộc

ngôn ngữ Thái Ka-đai có tên tự gọi là Ka beo hay tên gọi khác là La quả hoặc

Pen ti Lô Lô. Địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào ở các huyện vùng

caonhư Đồng Văn, Mèo Vạc,Yên Minh, Bắc Mê của tỉnh Hà Giang [15].

Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục Thống kê,

thì người Pu Péo ở Việt Nam có 900 người đứng thứ 51 trong cộng đồng 54 tộc

người thiểu số Việt Nam, được xếp vào một trong năm dân tộc ít người nhất

nước ta. Tuy dân số ít, song bằng sự đoàn kết, sức sáng tạo, người Pu Péo ở

Việt Nam đã xây dựng cho mình một đời sống kinh tế, văn hóa đặc thù của cư

dân sống ở vùng núi cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và truyền thống của

tộc người mình [4, tr. 134-225]. .

Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuộc sống, nhằm góp phần

nhỏ vào tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hóa của người Pu Péo ở Việt Nam nói

2

chung và ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang nói riêng, cũng như nâng cao ý

thức trách nhiệm, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, bảo tồn những giá trị

văn hóa truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng nông thôn mới đang

được phát động trên cả nước hiện nay, và đặc biệt nâng cao nhận thức về lịch

sử Việt Nam để phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương, tôi quyết định

chọn đề tài: “Đời sống kinh tế, văn hóa của ngƣời Pu Péo ở huyện Đồng

Văn tỉnh Hà Giang (1986- 2012)” làm luận văn Thạc sĩ của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Người Pu Péo có mặt trên 300 năm ở nước ta, tuy dân số ít, nhưng tộc

người Pu Péo sớm được các nhà nghiên cứu giành nhiều sự quan tâm tìm hiểu.

Các tác tác phẩm đề cập đến người Pu Péo chủ yếu là lĩnh vực văn hóa truyền

thống văn nghệ dân gian của tộc người.

Tác phẩm đề cập đến người Pu Péo sớm nhất phải kể đến là “Kiến văn tiểu

lục” của tác giả Lê Quí Đôn viết vào giữa thế kỉ XVIII. Trong tác phẩm này người

Pu Péo chỉ mới được đề cập tới đặc điểm tộc người và địa bàn cư trú.

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiếp cận được một số tác

phẩm nghiên cứu chuyên sâu về tộc người, những tác phẩm đó đã hỗ trợ tôi rất

nhiều trong quá trình thực hiện luận văn. Đó là các công trình nghiên cứu sau:

Năm 1996, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản cuốn “Việt Nam hình

ảnh 54 dân tộc” đã giới thiệu tổng quát về bức tranh 54 dân tộc ở nước ta trong

đó có người Pu Péo.

Cuốn “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam “của giáo sư Nguyễn Văn

Huy do nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 1997 đã đề cập một số đặc điểm cơ

bản về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Pu Péo ở Việt Nam.

Năm 2000, các tác giả Nguyễn Chí Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn

Bảo đã viết sách “Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía bắc Việt

Nam”, trong sách đã đề cập một cách toàn diện về nguồn gốc các tộc người

thiểu số sống ở vùng biên giới phía bắc Việt Nam trong đó có tộc người Pu Péo

ở Hà Giang.

3

Nghiên cứu một cách khá toàn diện về người Pu Péo ở Việt Nam phải kể

đến đề tài nghiên cứu cấp Bộ về “Văn hóa người Pu Péo” của Trần Văn Ái được

nghiệm thu năm 2006. Đây là một đề tài nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn

diện về văn hóa truyền thống người Pu Péo trên đất nước Việt Nam. Sau đó, đề tài

đã được tác giả chỉnh sửa và xuất bản thành sách cũng trong năm này.

Cuốn “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” do nhà xuất bản Giáo dục Việt

Nam xuất bản năm 2010 đã đề cập những đặc trưng cơ bản về tộc người Pu Péo

ở Việt Nam như trang phục, nhà ở, tập quán…

Về “Văn hóa dân gian của dân tộc Pu Péo ở Việt Nam” đã được tác giả Trần

Văn Ái viết và được Nhà xuất bản Dân tộc xuất bản năm 2011 đã nghiên cứu

chuyên sâu về văn hóa dân gian của tộc người Pu Péo ở Việt Nam

Năm 2011, cuốn “ Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt

Nam” của giáo sư, tiến sĩ Hoàng Nam (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội), đề cập

một cách khái quát về các tộc người thiểu số ở Việt Nam trong đó có trình bày

khái quát về văn hóa ruyền thống của tộc người Pu Péo.

Nhìn chung, do mục đích nghiên cứu, các tác phẩm trên cũng đã đề cập đến

khá toàn diện về tộc người Pu Péo sống trên lãnh thổ nước ta. Tuy nhiên có thể

thấy, hầu hết các công trình đều nghiên cứu về văn hóa truyền thống của tộc người

này, còn vấn đề các yếu tố văn hóa truyền thống các tri thức địa phương trong hoạt

động kinh tế có còn được bảo lưu phục vụ cho đời sống của đồng bào ở mức độ

nào, sự biến đổi văn hóa ở tộc người này thực trang đang diễn ra. Đó chính là

khoảng trống trong các nghiên cứu trên mà tác giả mong muốn thông qua luận văn

của mình sẽ làm sang tỏ vấn đề đó. Chính vì vậy, tôi đã chọn vấn đề tìm hiểu về

đời sống kinh tế và văn hóa của tộc người Pu Péo trong giai đoạn 1986 – 2012 tại

huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang làm luận văn Thạc sĩ.

3. Mục đích đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1.Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu được thực trạng và những biến đổi chủ yếu về đời sống kinh tế,

văn hóa của dân tộc Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang kể từ năm 1986

đến năm 2012.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!