Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đời sống kinh tế văn hóa của cư dân phường Trà Cổ thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh (1998-2018)
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
3.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1829

Đời sống kinh tế văn hóa của cư dân phường Trà Cổ thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh (1998-2018)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THÚY HƯƠNG

ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN

PHƯỜNG TRÀ CỔ THÀNH PHỐ MÓNG CÁI

TỈNH QUẢNG NINH

(1998 - 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THÚY HƯƠNG

ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN

PHƯỜNG TRÀ CỔ THÀNH PHỐ MÓNG CÁI

TỈNH QUẢNG NINH

(1998 - 2018)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 8.22.90.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Loan

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn

đầy đủ theo đúng quy định.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Thúy Hương

Xác nhận của

Khoa chuyên môn

PGS.TS Hà Thị Thu Thủy

Xác nhận của

người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Nguyễn Thị Quế Loan

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa

Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, những người đã giảng dạy và giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu

sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Quế Loan - người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng

chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong

quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các vị lãnh đạo và

bà con nhân dân của phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái đã cung cấp tư liệu, tạo điều

kiện cho tôi hoàn thành luận văn.

Xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu Trường THPT Quảng Hà - nơi tôi đang

công tác, các đồng nghiệp, bạn bè và những người thân yêu trong gia đình đã tạo điều

kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Luận văn này là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học, song do

điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những sơ suất,

thiếu sót. Tác giả mong được sự đóng góp, bổ sung của các thầy cô và các bạn để công

trình thêm hoàn thiện.

Tác giả luận văn

Trần Thúy Hương

iii

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan ................................................................................................................. i

Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii

Mục lục ........................................................................................................................iii

Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................. v

Danh mục các bảng...................................................................................................... vi

Danh mục các biểu đồ................................................................................................. vii

MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................7

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................8

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................9

6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 10

7. Bố cục của đề tài........................................................................................... 10

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHƯỜNG TRÀ CỔ, THÀNH PHỐ MÓNG CÁI,

TỈNH QUẢNG NINH ..................................................................................... 12

1.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành ................................................................. 12

1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên................................................. 15

1.3. Dân cư và truyền thống cách mạng............................................................... 19

1.4. Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân phường Trà Cổ trước năm 1998 ............ 22

Chương 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA CƯ DÂN PHƯỜNG TRÀ CỔ (1998 - 2018) .. 29

2.1. Kinh tế ngư nghiệp ..................................................................................... 30

2.1.1. Hoạt động khai thác thủy hải sản............................................................... 30

2.1.2. Hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ............................................................. 35

2.2. Kinh tế du lịch - dịch vụ.............................................................................. 38

2.3. Kinh tế nông nghiệp ................................................................................... 49

iv

Chương 3. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN PHƯỜNG TRÀ CỔ (1998 - 2018). 55

3.1. Văn hóa vật chất......................................................................................... 55

3.2. Văn hóa tinh thần ....................................................................................... 60

3.2.1. Phong tục, tập quán.................................................................................. 60

3.2.2. Lễ hội..................................................................................................... 68

3.2.3. Tín ngưỡng, tôn giáo................................................................................ 79

3.3. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa............................... 82

KẾT LUẬN..................................................................................................... 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 91

PHỤ LỤC ....................................................................................................... 95

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Những chữ viết tắt Diễn giải

BCH : Ban chấp hành

BQL : Ban quản lý

CSHT : Cơ sở hạ tầng

ĐVT : Đơn vị tính

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

GTVT : Giao thông vận tải

HĐND : Hội đồng nhân dân

Ha : Hecta

Nxb : Nhà xuất bản

Tr : Trang

UBND : Ủy ban nhân dân

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Sản lượng và bình quân lương thực đầu người ở Trà Cổ ........................ 27

Bảng 2.1. Thống kê số liệu khai thác thủy sản tại phường Trà Cổ (1998 - 2018)..... 31

Bảng 2.2. Những ngư cụ chủ yếu của ngư dân Trà Cổ hiện nay............................. 33

Bảng 2.3. Số lượng khách và doanh thu từ du lịch của phường Trà Cổ từ năm 1998

đến năm 2018.................................................................................................. 39

Bảng 2.4. Thu nhập của 20 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch tại Trà Cổ ........ 44

Bảng 2.5. Giá trị sản xuất nông nghiệp của Trà Cổ (2009 - 2015).......................... 50

Bảng 2.6. Phương tiện phục vụ đời sống trong gia đình ở Trà Cổ (2018)................ 53

Bảng 3.1. Những lễ hội chính được tổ chức tại phường Trà Cổ ............................. 68

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 1.1. Diện tích các loại đất của phường Trà Cổ ......................................... 16

Biểu đồ 1.2. Dân số phường Trà Cổ các năm 1998, 2008, 2018............................. 19

Biểu đồ 2.1. Số hộ gia đình chuyên canh nuôi trồng thủy sản ở Trà Cổ .................. 36

Biểu đồ 2.2. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Trà Cổ ......................... 36

Biểu đồ 2.3. Thị phần khách du lịch chia theo quốc tịch đến Trà Cổ ...................... 44

Biểu đồ 2.4. Sản lượng lương thực bình quân đầu người của phường Trà Cổ.......... 51

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Khi viết về chủ nghĩa duy vật biện chứng, Ph.Ăngghen đã nhận định: “Con

người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa

học, nghệ thuật, tôn giáo…” [6, tr.499 - 450]. Luận điểm này thực sự có giá trị lý luận

khoa học cho sự phát triển của lịch sử nhân loại nói chung và mỗi quốc gia nói riêng.

Đó chính là quy luật phát triển của tất yếu của loài người: Cơ sở vật chất của đời sống

xã hội sẽ quyết định đặc thù của thượng tầng kiến trúc. Đó cũng là một lôgíc đơn giản

có ý nghĩa biện chứng giữa vật chất và ý thức nói chung cũng như mối quan hệ giữa

kinh tế và văn hóa nói riêng. Chính vì lẽ đó mà các thể chế nhà nước, các quan điểm

pháp quyền đã cố gắng thúc đẩy quan hệ giữa kinh tế và văn hóa nhằm đáp ứng các

nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao của con người. Vấn đề kinh tế, văn hóa vì

thế mà thu hút được quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới.

Trong đời sống của các cộng đồng cư dân, kinh tế và văn hóa là lĩnh vực hoạt

động mang tính thiết yếu, gắn liền với nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Ở

mỗi giai đoạn, hoạt động kinh tế và văn hóa thường có tác động qua lại và ảnh hưởng

lẫn nhau. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, mục tiêu nâng cao các giá trị văn hóa

cũng được đặt ra. Do vậy, nghiên cứu kinh tế, văn hóa của các cộng đồng cư dân từng

khu vực cụ thể là một việc làm cần thiết nhằm đem lại những hiểu biết chính xác và

toàn diện hơn về lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc. Bởi lẽ, lịch sử địa phương

ngoài những đặc điểm chung mang tính quy luật của lịch sử dân tộc còn có những nét

đặc thù. Đó là một thực tế khách quan phản ánh điều kiện môi trường lịch sử cụ thể với

những mối quan hệ cụ thể trên một lãnh thổ cụ thể.

Những thập niên gần đây, một trong những đặc trưng và xu thế của các quan hệ

kinh tế quốc tế có liên quan đến phát triển các vùng ven biển. Vì lẽ đó, trong công cuộc

xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc phát triển kinh tế,

văn hóa ở các địa phương duyên hải, bởi việc xây dựng và triển khai chính sách đối

với vùng ven biển và hải đảo có ý nghĩa chiến lược đối với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh

thổ quốc gia. Tuy vậy, cho đến nay chúng ta vẫn chưa tận dụng và phát huy hết các lợi

thế về khai thác các nguồn lợi tài nguyên của mình. Việc nghiên cứu địa hình, khí hậu,

môi trường sinh thái, đời sống kinh tế, phong tục, tập quán...của cư dân ven biển không

chỉ giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế, văn hóa và bảo vệ môi trường,

2

giữa phát triển kinh tế và chủ quyền, an ninh quốc gia mà còn tạo điều kiện cho kinh

tế phát triển từ đất liền vươn ra ngoài khơi.

Nằm ở vị trí tiền tiêu vùng Đông Bắc của Tổ quốc, có chung đường biên giới

trên biển với Trung Quốc, phường Trà Cổ là một bán đảo có vị trí địa - chiến lược quan

trọng. Trải qua bao thăng trầm cùng dân tộc, nơi đây điểm đầu Sa Vĩ vẫn hiên ngang

như một minh chứng trường tồn trước thời gian:

“Hùng vĩ thay toàn thân đất nước,

Tựa Trường Sơn vươn tới Trường Sa.

Từ Trà Cổ rừng dương tới Cà Mau rừng đước,

Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa...” [40; tr.132]

Với vị trí đó, Trà Cổ cần phải được tạo điều kiện phát triển mạnh về kinh tế, giữ

vững bản sắc về văn hóa. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 20/7/1998, Chính

phủ đã thành lập phường Trà Cổ, trực thuộc thành phố Móng Cái. Trải qua 20 năm

phát triển (1998 - 2018), kinh tế và văn hóa của Trà Cổ đã có những chuyển biến, góp

phần làm thay đổi bộ mặt địa phương và cuộc sống của nhân dân. Từ một làng vạn chài

nghèo, sống nhờ vào nguồn hải sản tự nhiên đánh bắt ở biển, đến nay Trà Cổ đã xây

dựng được nền kinh tế phát triển với cơ cấu: Du lịch - dịch vụ, ngư nghiệp, nông - lâm

nghiệp, trong đó du lịch - dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, địa phương cũng còn bộc lộ

những tồn tại, bất cập cần phải được giải quyết. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay làm

thế nào để vừa thúc đẩy sự phát triển toàn diện của kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống

vật chất và tinh thần cho nhân dân, đồng thời giữ được những nét đặc trưng độc đáo về

văn hoá của cư dân vùng Trà Cổ trước xu thế bị phá vỡ, nguy cơ đánh mất bản sắc,

đánh mất truyền thống, ảnh hưởng văn hoá ngoại lai, xa rời văn hoá truyền thống? Điều

này một phần có sự đóng góp của công tác nghiên cứu, điều tra, đánh giá tổng hợp kinh

tế, văn hóa của địa phương nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất những giải

pháp, mô hình phát triển bền vững về kinh tế, mang bản sắc văn hóa đặc trưng cho

phường Trà Cổ.

Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Đời sống kinh tế, văn hóa của cư

dân phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (1998 - 2018)” làm luận

văn thạc sĩ với hy vọng việc nghiên cứu đề tài không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà

còn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn của phường Trà Cổ.

3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trà Cổ là vùng đất mang những đặc trưng riêng về địa lý, tự nhiên, văn hóa. Thế

nhưng, những nghiên cứu về Trà Cổ giai đoạn 1998 - 2018 còn là một khoảng trống.

Để thực hiện luận văn, tác giả đã kế thừa kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp hoặc

gián tiếp đến đề tài, cụ thể như sau:

Năm 1983, tác giả Lê Ngọc Thắng, Đào Bá Dậu trong nghiên cứu “Đôi nét về

làng biển ở nước ta” đã khái quát những nét tiêu biểu nhất của cư dân một số làng ven

biển Việt Nam về đặc điểm kinh tế, phong tục, tập quán, tín ngưỡng [13].

Trong bài “Vài nét về đời sống của ngư dân vùng biển Đông Bắc Việt Nam”

(năm 1985), tác giả Diệp Trung Bình đã nghiên cứu về sinh hoạt sinh kế và đời sống

văn hóa, xã hội của ngư dân ở khu vực vùng Đông Bắc Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra

mối quan hệ về gia đình, dòng họ và ảnh hưởng trực tiếp của các mối quan hệ này đến

đời sống ngư dân ở vùng Đông Bắc Việt Nam [5].

Tác giả Nguyễn Khắc Sử đã chỉ rõ vai trò, vị trí của biển với cư dân tiền sử vùng

Đông Bắc Việt Nam trong nghiên cứu “Biển với cư dân tiền sử vùng Đông Bắc” (năm

1995). Ông nhận định: Có thể xem vùng biển Đông Bắc Việt Nam là vùng văn hóa

biển đậm nét nhất trong các nền văn hóa tiền sử nước ta [36].

Công trình “Biển với người Việt cổ” (năm 1996) [14] của Viện nghiên cứu Đông

Nam Á, nghiên cứu về người Việt cổ với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển. Những

kết quả nghiên cứu của công trình đã cung cấp cái nhìn lịch đại để nhận thấy người

Việt thời tiền, sơ sử cho đến thời kỳ độc lập tự chủ và kể cả ngày nay luôn có mối quan

hệ khăng khít không tách rời biển. Vì vậy, mối quan hệ giữa người Việt với biển được

xem như là một tất yếu, khi mà đất nước Việt Nam có chiều dài bờ biển lên tới 3.260km,

các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ trong

đất liền, lại nằm trên trục đường giao thông của ngã ba Đông Nam Á, thuộc khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương, một vị trí chiến lược quan trọng cho sự phát triển kinh tế

- chính trị - quân sự - văn hoá - xã hội.

Công trình “Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam” (2002) của tác giả Nguyễn Duy

Thiệu đã nghiên cứu tương đối toàn diện và sâu các mặt đời sống của cộng đồng ngư

dân, về cơ cấu tổ chức xã hội và các phương thức, ngư cụ đánh bắt truyền thống. Tác

giả đã giới thiệu ba tín ngưỡng có tính đại diện của ngư dân: thờ cá Ông, thờ Mẫu và

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!