Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đội ngũ tiến sĩ dưới triều nguyễn (1802 - 1883)
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
932

Đội ngũ tiến sĩ dưới triều nguyễn (1802 - 1883)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

ĐỘI NGŨ TIẾN SĨ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1883)

Sinh viên thực hiện : Cao Văn Thế

Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử

Lớp : 14 SLS

Người hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Hiền

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian thu thập, nghiên cứu tư liệu, tôi đã hoàn thành xong khóa luận

tốt nghiệp với đề tài: “Đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)”. Ngoài sự nỗ lực

của bản thân thì tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều phía.

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn, TS. Lê Thị

Thu Hiền, người đã gợi mở đề tài và luôn theo sát chỉ dẫn, giúp đỡ tôi đi đúng hướng trong

quá trình thực hiện nghiên cứu.

Tiếp theo, chúng tôi xin được cảm ơn các thầy cô trong khoa Lịch sử Trường Đại

học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong việc tìm và mượn tài

liệu liên quan đến đề tài.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc gia đình, bạn bè, người thân đã luôn bên cạnh,

quan tâm, động viên và đưa ra những lời khuyên bổ ích, nhờ vậy mà khóa luận tốt nghiệp

được hoàn chỉnh hơn.

Đà Nẵng, ngày 26 tháng 4 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Cao Văn Thế

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................1

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................4

3.1. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................4

4.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................4

4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................5

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................5

5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu.......................................................................................5

5.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5

6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................6

7. Bố cục của đề tài ........................................................................................................6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRIỀU NGUYỄN VÀ ĐỘI NGŨ TIẾN SĨ TRƯỚC

TRIỀU NGUYỄN..........................................................................................................7

1.1. Tổng quan về triều Nguyễn ...................................................................................7

1.1.1. Chính trị............................................................................................................7

1.1.1.1. Tổ chức bộ máy nhà nước ...............................................................................7

1.1.1.2. Pháp luật .........................................................................................................8

1.1.1.3. Quân đội..........................................................................................................9

1.1.1.4. Ngoại giao.....................................................................................................10

1.1.2. Kinh tế - xã hội................................................................................................12

1.1.2.1. Về kinh tế.......................................................................................................12

1.1.2.2. Về xã hội........................................................................................................14

1.1.3. Văn hóa - giáo dục ..........................................................................................16

1.1.3.1. Giáo dục và khoa cử .....................................................................................16

1.1.3.2. Văn hóa.........................................................................................................17

1.2. Đội ngũ tiến sĩ trước triều Nguyễn .....................................................................18

1.2.1. Thời Lý - Trần (1010 - 1400)..........................................................................18

1.2.2. Thời Hồ (1400 - 1407).....................................................................................21

1.2.3. Thời Lê sơ (1428 - 1527).................................................................................22

1.2.4. Thời Mạc.........................................................................................................24

1.2.5. Thời Lê trung hưng.........................................................................................25

CHƯƠNG 2: ĐỘI NGŨ TIẾN SĨ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...................28

ĐỘI NGŨ TIẾN SĨ THỜI NGUYỄN ........................................................................28

2.1. Khái lược về đội ngũ tiến sĩ thời Nguyễn ...........................................................28

2.1.1. Số lượng và chức danh ...................................................................................28

2.1.2. Quê quán .........................................................................................................31

2.1.3. Độ tuổi .............................................................................................................33

2.1.4. Sự nghiệp quan trường...................................................................................34

2.2. Chính sách phát triển đội ngũ tiến sĩ thời Nguyễn............................................36

2.2.1. Củng cố, mở rộng hệ thống trường học.........................................................36

2.2.2.. Duy trì và bổ sung các ân điển ......................................................................46

CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓP CỦA ĐỘI NGŨ TIẾN SĨ DƯỚI THỜI NGUYỄN ....54

3.1. Về chính trị............................................................................................................54

3.1.1. Những kiến nghị, đề xuất ...............................................................................54

3.1.2. Trị loạn ............................................................................................................60

3.1.3. Tham gia lãnh đạo phong trào yêu nước kháng Pháp nửa sau thế kỉ XIX.63

3.2. Về kinh tế - xã hội.................................................................................................65

3.2.1. Những kiến nghị, đề xuất ...............................................................................65

3.2.2. Hành động thực tiễn của quan - tiến sĩ .........................................................68

3.3. Văn hóa - giáo dục ................................................................................................70

3.3.1. Những kiến nghị, đề xuất về giáo dục ...........................................................70

3.3.2. Dạy học ............................................................................................................71

3.3.3. Sáng tác thơ văn, công trình chuyên khảo ....................................................75

3.3.4. Một số đóng góp khác .....................................................................................76

3.4. Ngoại giao.............................................................................................................77

3.5. Hạn chế của đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn..................................................78

3.6. Nhận xét, đánh giá................................................................................................80

3.6. Bài học kinh nghiệm.............................................................................................81

KẾT LUẬN ..................................................................................................................84

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................86

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các khoa thi và số người đỗ tiến sĩ thời Lý - Trần (1075 - 1400) ......... 20

Bảng 2.1: Các khoa thi và tiến sĩ đỗ dưới triều Nguyễn (1802 - 1883) .................. 30

Bảng 2.2: Quê quán của những người đỗ tiến sĩ dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)..32

Bảng 2.3: Độ tuổi của những người thi đỗ tiến sĩ dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)..33

Bảng 2.4: Thống kê phẩm hàm và chức quan cao nhất của những người đỗ tiến sĩ

dưới thời Nguyễn ........................................................................................................ 35

Bảng 2.5. Thống kê một số phủ, huyện nhà Nguyễn thành lập trường học.......... 41

Bảng 2.6. Các ngôi trường tư dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)............................. 45

Bảng 3.1: Các cuộc dẹp loạn ở thế kỷ XIX dưới sự lãnh đạo, tham gia của đội ngũ

tiến sĩ dưới thời Nguyễn ............................................................................................. 60

Bảng 3.2: Đội ngũ tiến sĩ triều Nguyễn tham gia vào công việc tổ chức, coi thi

và chấm thi các khoa thi tiến sĩ văn và võ ................................................................ 72

Bảng 3.3: Các quan - tiến sĩ tham gia vào việc đi sứ thời Nguyễn (1802 - 1883).. 77

Bảng 3.4: Thống kê các vị “quan - tiến sĩ” không hoàn nhiệm vụ ........................ 78

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Ở mọi thời đại, giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu, chấn hưng giáo dục là chìa

khóa mở cửa vào tương lai dân tộc. Văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức giữ vai trò

quan trọng đối với sự nghiệp chung của đất nước. Chuyển động của mỗi triều đại phụ

thuộc lớn vào trí tuệ và bản lĩnh của tầng lớp trí thức. Để hướng tới một nền kinh tế phát

triển, một xã hội dân chủ, văn minh và tích lũy được những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống

thì việc đào tạo, sử dụng nhân tài cho đất nước được coi là nhân tố tích cực nhất.

Trong hơn một thế kỉ tồn tại, giống như các triều đại phong kiến trước đó, triều

Nguyễn cũng đã xây dựng và củng cố quyền lực thống trị của mình dựa trên nền tảng tư

tưởng Nho giáo. Các khoa thi Nho học được tổ chức thường xuyên nhằm đáp ứng nhu

cầu bức thiết về phát triển chính trị, văn hóa - xã hội được đặt ra sau khi vương triều

được thành lập. Đồng thời, dựa trên cơ sở nhận thức sâu sắc vai trò giáo dục khoa cử và

trọng dụng nhân tài các vua Nguyễn đã nối tiếp nhau kế thừa những giá trị văn hóa và

bài học kinh nghiệm của triều đại trước, với việc nhận thức “Hiền tài là nguyên khí của

đất nước. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà vươn cao; nguyên khí suy thì thế nước

yếu mà xuống thấp. Bởi vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc gây

dựng người tài, kén chọn kẻ sĩ, bồi đắp nguyên khí là việc làm đầu tiên”[24, tr.84].

Nhận thấy được tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước nên từ sớm các

bậc minh quân luôn coi trọng và có những chính sách để đào tạo và phát triển nhân tài

phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Dưới thời triều Nguyễn con đường khoa cử

rất được đề cao trong việc tuyển chọn quan lại vào bộ máy quản lí hành chính nhà nước.

Các vua Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức đều rất quan tâm đến đào tạo, tuyển chọn

nhân tài, đặc biệt là đào tạo tiến sĩ. Nhà nước đã tổ chức đều đặn các kì thi, trong đó, thi

Hội để lấy tiến sĩ, thi Đình để công nhận học vị và xếp loại tiến sĩ. Sau khi đỗ đạt, các

tân tiến sĩ luôn nhận được quan tâm, với các đặc ân đãi ngộ rất trọng hậu của triều đình

và làng xã. Những chính sách ấy không chỉ tác dụng khuyến khích, động viên những

người đỗ tiến sĩ mà còn thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục. Cũng từ

chính sách ấy mà truyền thống khoa cử được tạo dựng từ các triều đại trước vẫn được

tiếp nối, hình thành nên những làng học, họ học, những gia đình khoa bảng. Tất cả những

2

đặc ân của nhà nước đối với các tiến sĩ đã góp phần tạo ra nguồn lực trí thức đông đảo

phục vụ cho quốc gia, khuyến khích kẻ sĩ trong dân gian vào chốn quan trường.

Chính vì có những chính sách đào tạo, kén chọn và đối đãi người tài rất trọng

hậu mà triều Nguyễn đã tuyển dụng được nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Đội ngũ tiến

sĩ - sản phẩm giáo dục, khoa cử thời Nguyễn như: Phan Thanh Giản, Nguyễn Thượng

Hiền, Tống Duy Tân,… trở thành những trụ cột, góp phần đưa quốc gia phong kiến phát

triển hưng thịnh trên nhiều mặt. Việc tuyển chọn và đóng góp của đội ngũ tiến sĩ thời

triều Nguyễn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của dân tộc thế kỉ XIX, đồng thời

để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho đến ngày nay. Trong Nghị Quyết Hội nghị lần

thứ 4 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa XII, Số 05 - NQ,TW đã nhấn mạnh “Chú

trọng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo theo đúng tinh thần nghị quyết Trung

ương 8 khóa XI để nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới

mô hình tăng trưởng”. Điều này cho thấy, nghiên cứu đội ngũ tiến sĩ không chỉ có ý

nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Thông qua bài học kinh nghiệm từ

lịch sử, thời đại hiện nay Đảng và Nhà nước cần có những chính sách tuyển dụng, đãi

ngộ hợp lí cho đội ngũ trí thức, đồng thời có thể phát huy tài năng, năng lực để phục vụ

công cuộc kiến thiết nước nhà.

Do đó, nghiên cứu đề tài đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn (1802 - 1883) nhằm

rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển và sử dụng nguồn lực con

người một cách hợp lí và có hiệu quả, phục vụ cho việc xây dựng đất nước hiện nay

mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đội ngũ tiến sĩ

dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)” làm đề tài khóa luận.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Những năm gần đây, triều Nguyễn luôn là đề tài hấp dẫn thu hút sự tham gia

nghiên cứu của tất cả các giới, các ngành trong và ngoài nước. Nhiều cuộc hội thảo khoa

học về triều Nguyễn đã được tổ chức trong cả nước. Liên quan đến đề tài “Đội ngũ tiến

sĩ dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)”, đã có một số công trình nghiên cứu. Có thể chia

các công trình đó thành các nhóm vấn đề sau:

3

- Nhóm các tác phẩm viết về triều Nguyễn như: “Đại Việt sử kí toàn thư” của

Ngô Sĩ Liên, hay cuốn “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, “Đại Nam thực

lục”, “Đại Nam hội điển sử lệ” của Quốc sử quán triều Nguyễn, “Lịch sử Việt Nam đại

cương” của Trương Hữu Quýnh, Những tác phẩm này ghi chép theo kiểu biên niên và

đề cập các sự kiện liên quan đến tình hình đất nước, kinh tế, xã hội, văn hóa - giáo dục

thời Nguyễn.

- Nhóm tác phẩm viết về giáo dục, khoa cử Việt Nam qua các giai đoạn như:

“Quốc triều đăng khoa lục”, “Quốc triều hương khoa lục” đã ghi chép cách thức tổ

chức thi, quy định, nội dung rõ ràng qua từng đời vua và ghi tên của những đậu đỗ tiến

sĩ dưới thời Nguyễn; Khoa cử và giáo dục Việt Nam của Nguyễn Quang Thắng; Lược

khảo về giáo dục khoa cử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1918 của Trần Văn Giáp; Tìm

hiều nền giáo dục Việt Nam trước CMT8 năm 1945 do Nguyễn Tiến Cường (chủ biên)…

Điểm chung của hầu hết của các cuốn sách này đều khái lược về chế độ thi cử thời phong

kiến trải qua các triều đại, trong đó có thời Nguyễn. Tuy nhiên vẫn chưa trình bày và

phân tích rõ ràng về đội ngũ tiến sĩ dưới thời Nguyễn và đóng góp của đội ngũ tiến sĩ

tới với đất nước.

Đặc biệt, năm 2011, Nguyễn Ngọc Quỳnh trong cuốn Hệ thống giáo dục và khoa

cử Nho học triều Nguyễn đã đi sâu vào và phân tích những khía cạnh xung quanh vấn

đề giáo dục khoa cử triều Nguyễn, từ việc phác họa bối cảnh chính trị - xã hội đất nước

thời kỳ này tác giả đi sâu về nội dung phương pháp giáo dục, cách thức tiến hành khoa

cử, chọn lựa và sử dụng nhân tài của triều đình nhà Nguyễn. Đây có thể xem tài liệu

tham khảo quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Bên cạnh đó, có một số tác giả đã đi sâu vào khảo cứu một cách có hệ thống về

các nhà khoa bảng Việt Nam (tóm tắt về tiểu sử, khoa thi, sự nghiệp quan trường), trong

đó có thời Nguyễn như: Các nhà khoa bảng Việt Nam do Ngô Đức Thọ chủ biên, Các

vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam của Trần

Hồng Đức, Trạng nguyên, tiến sĩ, Hương cống Việt Nam do Bùi Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa,

Việt Anh, Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn của Phạm Đức Thành Dũng biên

soạn…

Ngoài ra, cũng có các bài viết trên một số tạp chí có đề cập về vấn đề này như

“Khuyến học xưa và nay” của tác giả Nguyễn Thúc Chuyên (1994) đăng trên tạp chí

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!