Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách đối với đội ngũ tiến sĩ dưới triều nguyễn (1802-1883).
PREMIUM
Số trang
62
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1905

Chính sách đối với đội ngũ tiến sĩ dưới triều nguyễn (1802-1883).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

Chính sách đối với đội ngũ tiến sĩ dưới triều

Nguyễn (1802 – 1883)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt

Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử

Lớp: 11SLS

Người hướng dẫn: TS Trần Thị Mai An

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ xưa đến nay, dân tộc nào muốn hưng thịnh đều phải thu hút và trọng

dụng nhân tài. Việc thu hút và trọng dụng nhân tài đã trở thành quốc sách, thành

đạo lý và thấm sâu vào quan niệm chính trị của nhiều quốc gia. Đối với một đất

nước, hiền tài luôn là “nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà

hưng thịnh, nguyên khí suy yếu thì thế nước yếu mà thấp kém” [33, tr.81].

Trong hơn một thế kỉ tồn tại, giống như các triều đại phong kiến trước đó

nhà Nguyễn cũng xây dựng và củng cố quyền lực thống trị của mình dựa trên nền

tảng tư tưởng Nho giáo. Các khoa thi Nho học được tổ chức thường xuyên nhằm

đáp ứng nhu cầu bức thiết về phát triển chính trị, văn hoá - xã hội được đặt ra sau

khi vương triều Nguyễn thành lập, đồng thời trên cơ sở nhận thức sâu sắc được vai

trò của giáo dục khoa cử và hiền tài đối với sự hưng thịnh của vương triều, các vua

nhà Nguyễn cũng nối tiếp truyền thống trọng dụng và đào tạonhân tài của các triều

đại trước đó, chính sách “chiêu hiền đãi sỹ” cũng được triều Nguyễn nâng lên làm

quốc sách.

Dưới triều Nguyễn, con đường khoa cử rất được đề cao trong việc tuyển

chọn quan lại vào bộ máy quản lý nhà nước, các vua Nguyễn từ Gia Long đến Tự

Đức đều rất quan tâm đến đào tạo, tuyển chọn nhân tài, đặc biệt là đào tạo tiến sĩ.

Dưới thời Nguyễn, triều đình tổ chức thi Hội để lấy tiến sĩ, thi Đình để công nhận

học vị và xếp hạng tiến sĩ. Nhà Nguyễn tổ chức kì thi Hội đầu tiên vào năm Minh

Mệnh 3 (1822) đến năm 1851 nhà Nguyễn đã tổ chức được 14 khoa thi tiến sĩ,

không lấy đỗ trạng nguyên. Sau khi đỗ đạt, các tân tiến sĩ luôn nhận được sự quan

tâm và chế độ ưu đãi lớn về cả vật chất lẫn tinh thần của triều đình và làng xã.

Những chính sách ấy không chỉ có tác dụng khuyến khích, động viên những

người đỗ tiến sĩ mà còn thể hiện sự quan tâm, khuyến khích giáo dục Nho học của

nhà Nguyễn. Cũng nhờ chính sách đó mà truyền thống khoa cử được tạo dựng từ

3

các triều đại trước vẫn được tiếp nối, hình thành nên những làng học, họ học, những

gia đình khoa bảng. Tất cả những định lệ mang tính đặc ân cùng những chính sách

đãi ngộ đối với các tiến sĩ đã minh chứng rằng việc tổ chức các khoa thi dưới triều

Nguyễn không ngoài mục đích tuyển chọn nhân tài trong các tầng lớp nhân dân, tạo

nên nguồn động viên, khuyến khích kẻ sĩ tham gia khoa cử. Do đó, vào thời Nguyễn

đã xuất hiện nhiều vị tiến sĩ nổi tiếng với những tên tuổi đã đi vào lịch sử, họ đã góp

phần làm rạng rỡ những trang sử đáng tự hào của dân tộc.

Thực tế đất nước ta hiện nay cho thấy, tuyển chọn được nhân tài đã khó,

nhưng việc giữ được nhân tài còn khó khăn hơn nhiều, đặc biệt trong bối cảnh cạnh

tranh thu hút nhân tài và hiện tượng chảy máu chất xám đang nhức nhối thì việc xây

dựng chính sách phát hiện, thu hút và sử dụng nhân tài, đặc biệt là những người có

học vị tiến sĩ là điều cần thiết.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu về những chính sách đối với đội

ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn là một công việc có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý

luận và thực tiễn, trên cơ sở đó chúng ta có thể học tập và vận dụng kinh nghiệm

này vào việc xây dựng chính sách thu hút và sử dụng đội ngũ tiến sĩ hiện nay. Mặt

khác, những bài học của nhà Nguyễn về phương diện này cũng có giá trị giúp chúng

ta trong quá trình đào tạo, phát hiện và sử dụng đội ngũ nhân tài của đất nước trên

con đường hội nhập và phát triển.

Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài: “Chính

sách đối với đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn (1802 – 1883)” làm đề tài khoá luận.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong suốt 143 năm trị vì, các vị vua nhà Nguyễn đã đề ra nhiều chính sách

góp phần đưa triều đại nhà Nguyễn trở thành một trong những vương triều thịnh trị

nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Bởi vậy, nghiên cứu về triều Nguyễn đã

thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Nhưng việc nghiên cứu riêng chính sách đối với đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn

cho đến nay cũng chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược.

4

Dưới thời phong kiến chưa thấy công trình nghiên cứu nào trình bày cụ thể

về chính sách đối với đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn. Những chính sách này được

tìm thấy rải rác trong các bộ sử lớn của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại

Nam Hội điển sự lệ, Khâm định Việt sử thông giám cương mục… Qua các tác phẩm

nổi tiếng này, chính sách đối với tiến sĩ được nhắc đến thông qua các sự kiện lịch

sử, các quy định, chiếu chỉ mà các vua Nguyễn ban hành. Tuy nhiên nguồn tài liệu

này không thực sự sáng tỏ, vì vậy về sau có nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến

vấn đề này hơn, liên quan đến đề tài có thể kể đến một số công trình sau:

Năm 1998, Nguyễn Quang Thắng trong cuốn Khoa cử và giáo dục Việt Nam

tác giả có trình bày đôi nét về tình hình khoa cử nước ta dưới thời Nguyễn. Đây là

cuốn sách trình bày một cách có hệ thống về chặng đường phát triển của khoa cử

Việt Nam qua các triều đại phong kiến cho đến nay. Trong đó có giới thiệu cụ thể

về các kỳ thi Hội và thi Đình dưới thời Nguyễn, song về chính sách đối với đội ngũ

tiến sĩ dưới triều Nguyễn thì không được đề cập đến.

Năm 2003, Đinh Thanh Hiếu, trong công trình Luận văn Thạc sĩ Hán Nôm

học Bước đầu tìm hiểu văn sách Đình đối triều Nguyễn tác giả đã trình bày một số

nét về các khoa thi tiến sĩ dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, đồng thời có

nhắc tới một số ân điển của triều Nguyễn đối với tiến sĩ như lễ yết bảng, vinh quy

bái tổ, ... Tuy nhiên, xét ở khía cạnh nào đó công trình vẫn còn quá tập trung vào

vấn đề trình bày các nội dung văn sách thi Đình mà không chú trọng đi sâu nghiên

cứu về các chính sách đối với đội ngũ tiến sĩ thời Nguyễn.

Năm 2010, Choi Byung Wook trong công trình nghiên cứu Vùng đất Nam

Bộ dưới triều Minh Mạng đã đề cập đến một số nội dung, thông tin về những người

đỗ tiến sĩ dưới triều Nguyễn cũng như những chính sách đãi ngộ của triều Nguyễn

dành cho tiến sĩ, song ở công trình này tác giả không đi sâu vào tìm hiểu nội dung

này mà bài viết cũng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát.

Năm 2011, TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh trong cuốn Hệ thống giáo dục và khoa

cử Nho giáo triều Nguyễn đã đi sâu phân tích những khía cạnh xung quanh vấn đề

giáo dục, khoa cử dưới triều Nguyễn, từ việc phác họa bối cảnh chính trị - xã hội

5

đất nước thời kỳ này tác giả đi sâu tìm hiểu về mục đích, nội dung, phương pháp

giáo dục, cách thức tiến hành khoa cử, chọn lựa và sử dụng nhân tài của triều đình

nhà Nguyễn. Đây có thể được xem là một nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình

nghiên cứu đề tài.

Ngoài ra, cũng có các bài viết trên một số tạp chí có đề cập về vấn đề này

như: “Khuyến học xưa và nay” của tác giả Nguyễn Thúc Chuyên (1994) đăng trên

tạp chí Huế xưa và nay (số 54), “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch

sử” của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2008) đăng trên tạp chí Khoa học xã hội

Việt Nam, “Phương thức tuyển dụng quan lại cho bộ máy chính quyền nhà nước ở

thế kỉ XVII – XVIII” của tác giả Trần Thị Vinh (2006) đăng trên tạp chí Nghiên cứu

Lịch sử (số 1)… Dù vậy, ở góc độ nào đó, những nghiên cứu này vẫn chưa nêu lên

được những nội dung chủ yếu mà đề tài hướng đến.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu vì những nguyên nhân chủ quan mà

vẫn chưa chuyển tải được đầy đủ nội dung, tác giả chỉ mới dừng lại ở việc đề cập sơ

lược, khái quát mà chưa đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống, cụ thể về vấn đề này.

Đối với một số bài viết trên tạp chí chuyên ngành do phạm vi hẹp nên không thể đề

cập đầy đủ hết nội dung vấn đề. Xét một cách khách quan thì chưa có công trình

nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về vấn đề này. Song các kết quả

nghiên cứu đó sẽ là cơ sở quan trọng để chúng tôi kế thừa và làm rõ các luận điểm

trong quá trình nghiên cứu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là chính sách đối với đội ngũ tiến sĩ

dưới triều Nguyễn (1802 - 1883).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chính sách đối với đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn (1802

-1883). Trong đó chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu các ân điển và chính sách

6

đãi ngộ, sử dụng của nhà Nguyễn đối với đội ngũ tiến sĩ qua đó thấy được thái độ

của các vua triều Nguyễn đối hiền tài, đặc biệt là đối với đội ngũ tiến sĩ, những

người có trình độ học vấn cao và sẽ tham gia vào các công việc quản lý đất nước.

Tuy nhiên, để làm sáng tỏ hơn vấn đề, đề tài cũng đi vào tìm hiểu các yếu tố, nội

dung khác có liên quan như: bối cảnh lịch sử dưới triều nguyễn, các khoa thi tiến sĩ

và chính sách đối với đội ngũ tiến sĩ trước triều Nguyễn.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về chính sách đối với đội ngũ tiến sĩ dưới triều Nguyễn (1802 –

1883) chúng tôi nhằm hướng vào mục đích sau:

Làm rõ chính sách của triều Nguyễn đối với đội ngũ tiến sĩ qua đó thấy được

thái độ của triều Nguyễn trong việc trọng dụng, thu hút và khuyến khích nhân tài

tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước.

Qua các chính sách của triều Nguyễn đối với đội ngũ tiến sĩ đề tài sẽ rút ra

được những bài học kinh nghiệm quý báu cho việc xây dựng chính sách đối với đội

ngũ tiến sĩ hiện nay.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đồng thời để đạt được mục

tiêu đề ra, đề tài hướng vào giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhất: Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử - xã hội thời Nguyễn, các khoa thi

tiến sĩ dưới triều Nguyễn, các khoa thi tiến sĩ và chính sách đối với đội ngũ tiến sĩ

trước triều Nguyễn.

Thứ hai: Tìm hiểu vài nét về các ân điển, chính sách đối với đội ngũ tiến sĩ

dưới triều Nguyễn .

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!