Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thành ngữ đối trong tiếng Việt (Có so sánh với tiếng Lào)
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1884

Thành ngữ đối trong tiếng Việt (Có so sánh với tiếng Lào)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

AMPHAY KIRIVONG

THÀNH NGỮ ĐỐI TRONG TIẾNG VIỆT

(Có so sánh với tiếng Lào)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

AMPHAY KIRIVONG

THÀNH NGỮ ĐỐI TRONG TIẾNG VIỆT

(Có so sánh với tiếng Lào)

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 8220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỘC

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số

liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả

AMPHAY KIRIVONG

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được

sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Văn Lộc,

người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để

hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo

- Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy giáo ở Viện

Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học

Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,

bạn hữu, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và

nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả

AMPHAYKIRIVONG

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii

MỤC LỤC............................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v

MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2

4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2

5. Đóng góp của đề tài......................................................................................... 2

6. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN... 4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................... 4

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thành ngữ trong tiếng Việt ................................ 4

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thành ngữ đối................................................... 13

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Lào và một số ngôn ngữ khác .. 14

1.1.4. Về tình hình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ ......................................... 15

1.2. Cơ sở lí luận................................................................................................ 15

1.2.1. Các đơn vị ngữ pháp trong tiếng Việt ..................................................... 15

1.2.2. Thành ngữ và thành ngữ đối tiếng Việt................................................... 19

1.2.3. Vài nét về tiếng Lào và thành ngữ đối trong tiếng Lào........................... 26

1.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 29

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN GỐC, SỐ LƯỢNG VÀ CẤU TẠO CỦA

THÀNH NGỮ ĐỐI TRONG TIẾNG VIỆT (có đối chiếu với tiếng Lào)....... 31

2.1. Dẫn nhập..................................................................................................... 31

2.2. Đặc điểm về số lượng của thành ngữ đối trong tiếng Việt......................... 31

iv

2.3. Đặc điểm về nguồn gốc của thành ngữ đối tiếng Việt ............................... 32

2.4. Đặc điểm về cấu tạo của thành ngữ đối tiếng Việt..................................... 34

2.4.1. Nhận xét chung........................................................................................ 34

2.4.2. Đặc điểm chung về cấu tạo của thành ngữ đối........................................ 36

2.4.3. Đặc điểm cấu tạo của các vế đối ............................................................. 39

2.4.4. Một số nét đáng chú ý về cấu tạo của thành ngữ đối trong tiếng Việt.... 49

2.5. Đối chiếu thành ngữ đối trong tiếng Việt và tiếng Lào về cấu tạo ............ 54

2.5.1. Nhận xét chung........................................................................................ 54

2.5.2. Những nét tương đồng............................................................................. 55

2.5.3. Những nét khác biệt................................................................................. 59

2.6. Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................... 60

Chương 3: THÀNH NGỮ ĐỐI TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA,

NGỮ DỤNG VÀ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA (có đối chiếu với tiếng Lào)

........................................................................................................................... 61

3.1. Dẫn nhập..................................................................................................... 61

3.2. Thành ngữ đối trong tiếng Việt xét về mặt ngữ nghĩa ............................... 61

3.2.1. Các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong thành ngữ đối.................................... 61

3.2.2. Hai lớp nghĩa của thành ngữ đối: nghĩa đen và nghĩa bóng.................... 65

3.2.3. Một số đặc điểm ngữ nghĩa khác của thành ngữ đối............................... 71

3.3. Một số đặc điểm ngữ dụng của thành ngữ đối ........................................... 73

3.4. Đặc trưng văn hóa của người Việt thể hiện qua thành ngữ đối.................. 75

3.5. Đối chiếu thành ngữ đối trong tiếng Việt và tiếng Lào về mặt ngữ nghĩa ....... 84

3.5.1. Những nét tương đồng............................................................................. 84

3.5.1. Những nét khác biệt................................................................................. 85

3.6. Tiểu kết ....................................................................................................... 86

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 90

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các kiểu thành ngữ đối xét theo nguồn gốc.................................. 34

Bảng 2.2. Thành ngữ đối xét theo số tiếng.................................................... 35

Bảng 2.3. Đặc điểm cấu tạo của các vế trong thành ngữ đối 4 tiếng ............ 35

Bảng 2.4. Đặc điểm cấu tạo của các vế trong thành ngữ đối 6 tiếng ........... 35

Bảng 2.5. Đặc điểm cấu tạo của các vế trong thành ngữ đối 8 tiếng ............ 36

Bảng 3.1. Các thành ngữ đối Việt và Lào có sự giống nhau hoàn toàn ........ 84

Bảng 3.2. Các thành ngữ đối Việt và Lào có sự giống nhau cơ bản ............. 85

Bảng 3.3. Các thành ngữ đối Việt và Lào có sự khác biệt về cách lựa

chọn hình ảnh mang tính biểu trưng ............................................. 85

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ ngữ của mỗi dân

tộc. Thành ngữ không chỉ là sự đúc kết sâu sắc kinh nghiệm dân gian về cuộc sống

tinh thần, vật chất của một cộng đồng người nhất định mà còn cung cấp những

hiểu biết thú vị về đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa, tư duy của cộng đồng đó.

Do có những nét đặc sắc về văn học, ngôn ngữ, văn hóa mà từ lâu, thành

ngữ đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đến nay, đã có nhiều công

trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên,

riêng việc nghiên cứu thành ngữ đối tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Lào) hầu

như còn ít được chú ý.

Việc nghiên cứu thành ngữ đối trong tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng

Lào) có ý nghĩa quan trọng về lí luận và thực tiễn.

Về lí luận, việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm rõ đặc điểm ngữ

pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của thành ngữ đối trong tiếng Việt (có đối chiếu với

tiếng Lào); qua đó, góp phần bổ sung một số khía cạnh lí thuyết về thành ngữ,

thành ngữ đối trên cứ liệu đối chiếu các ngôn ngữ.

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đề tài này cung cấp một tài liệu tham

khảo hữu ích, cần thiết đối với việc nghiên cứu và dạy học về từ ngữ nói riêng,

về ngôn ngữ nói chung.

Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: Thành

ngữ đối trong tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Lào).

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ đặc điểm của thành ngữ đối

trong tiếng Việt, những nét tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ đối trong

2

tiếng Việt và thành ngữ đối trong tiếng Lào; qua đó, góp phần nâng cao chất

lượng, hiệu quả của việc nghiên cứu, dạy học tiếng Việt, tiếng Lào với tư cách

là bản ngữ và ngoại ngữ.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác lập cơ sở lí luận của đề tài.

- Thống kê, phân loại thành ngữ đối trong tiếng Việt và tiếng Lào.

- Miêu tả làm rõ đặc điểm của thành ngữ đối trong tiếng Việt (có đối

chiếu với tiếng Lào).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thành ngữ đối trong tiếng Việt (có đối

chiếu với tiếng Lào).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đặc điểm của thành ngữ đối trong tiếng

Việt về các mặt: kết học, nghĩa học và dụng học (có đối chiếu với tiếng Lào).

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài là phương

pháp miêu tả với các thủ pháp phù hợp như: thống kê, phân loại, phân tích ngữ

pháp, ngữ nghĩa, mô hình hóa. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp so

sánh - đối chiếu (phương pháp đối chiếu) với tư cách là phương pháp bổ trợ.

5. Dự kiến đóng góp của đề tài

- Về lí luận: Qua việc miêu tả làm rõ đặc điểm của thành ngữ đối trong

tiếng Việt về các mặt kết học, nghĩa học và dụng học (có đối chiếu với tiếng Lào);

đề tài góp phần bổ sung một số khía cạnh lí thuyết về thành ngữ đối trong tiếng

Việt, tiếng Lào với tư cách là những ngôn ngữ cùng thuộc loại hình đơn lập.

- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo

trong việc dạy học tiếng Việt, tiếng Lào với tư cách là bản ngữ và ngoại ngữ.

3

6. Cấu trúc của đề tài

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận

Chương 2. Đặc điểm về nguồn gốc, số lượng và cấu tạo của thành ngữ đối

Chương 3. Thành ngữ đối tiếng Việt xét về mặt ngữ nghĩa, ngữ dụng và

nhìn từ góc độ văn hóa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!