Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đôi nét về tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Là một sinh viên năm thứ tư, đã được trang bị tương đối đầy đủ kiến
thức của chuyên ngành Lịch sử Văn hoá, tôi phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp
và cũng là bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu.
Tôi có may mắn là được người hướng dẫn Luận văn tốt nghiệp của tôi -
TS Lâm Mỹ Dung gợi ý và tạo mọi điều kiện cho tôi vào Duy Xuyên - Quảng
Nam để tìm hiểu về đời sống văn hoá của một làng nghề truyền thống ở đây.
Lần đầu tiên đặt chân đến miền Trung và với mục đích tìm hiểu về đời
sống văn hoá của một làng nghề, do kiến thức cá nhân còn ít ỏi và điều kiện thời
gian thực tế hạn hẹp, nên dù đã có được sự chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý tận tình
của thầy cô và bạn bè trong quá trình tìm kiếm tư liệu và cũng như khi hoàn
thành luận văn nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong có
sự chỉ dẫn, góp ý thêm.
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin cảm ơn các thầy cô của Bộ
môn Lịch sử Văn hoá và Khoa Lịch Sử, trường ĐH KHXH&NV HN - nơi tôi đã
và đang học tập; cảm ơn Phòng Văn hoá huyện Duy Xuyên, đặc biệt là chú
Dương Đức Quí và chị Nguyễn Thị Tuyết; cảm ơn thầy Nguyễn Chiều đã góp ý
và cung cấp tư liệu cho tôi; cảm ơn Ban dân chính, các cụ phụ lão và bà con
thôn Châu Hiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực tập ở đây.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi với TS Lâm Mỹ Dung -
giáo viên hướng dẫn của tôi - người đã dẫn dắt và chỉ bảo cho tôi không chỉ
trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp này.
1
1. Mục đích nghiên cứu
Người Việt từ xưa (và cho đến nay) đa phần là nông dân. Môi trường
sống của họ là Nông thôn - Nông nghiệp - Xóm làng. Phổ xã hội Việt Nam
truyền thống là Gia đình - Họ hàng - Làng nước. Trong tiến trình lịch sử dân tộc,
làng xã có một vai trò hết sức to lớn. Nó là tế bào sống của xã hội Việt Nam, là
môi trường sinh tụ và hoạt động của nông dân Việt Nam. Mỗi bước thăng trầm
của dân tộc thường để lại những dấu ấn đậm nét trong đời sống làng xã.
Làng nghề truyền thống là nguồn tài sản quý giá của đất nước cần được
bảo tồn và phát triển. Tài sản đó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế - xã hội mà còn
thể hiện nền văn hoá, văn minh độc đáo của dân tộc Việt Nam. "Những làng
nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có một quá khứ trăm ngàn năm) "dân biết
mặt, nước biết tên", tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ... trở thành di
sản văn hoá dân gian"[36.372].
Sau một thời gian mai một, hiện nay làng nghề đã và đang được quan
tâm phát triển. Sự đổi mới cơ chế quản lý cũ sang cơ chế thị trường với sự điều
tiết của nhà nước từ Đại hội VI (năm 1986) đã tạo ra bước ngoặt quan trọng,
thúc đẩy sự phát triển sản xuất nói chung và các ngành nghề truyền thống nói
riêng. Sự phát triển của làng nghề, đặc biệt là những ngành nghề mới trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông thôn là một xu hướng tất
yếu khách quan. Nhưng hiện nay vẫn còn không ít các làng nghề chưa phục hồi
được sản xuất, nhiều nghề bị mai một, đội ngũ nghệ nhân ngày càng suy giảm.
Các làng nghề cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức như là thị
trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn vốn, trang thiết bị công nghệ...[2.235]. Vì vậy
vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu các làng nghề truyền thống, phải có một cái nhìn
2
toàn thể về nó. Từ đó mới có thể hoạch định những phương hướng, cách thức
bảo tồn và phát triển làng nghề trong giai đoạn hiện nay.
Bảo tồn làng nghề truyền thống cũng chính là bảo tồn các giá trị văn
hoá dân tộc. Muốn bảo tồn và phát triển các làng nghề thì trước hết, chúng ta
phải tìm hiểu những yếu tố văn hoá truyền thống của làng nghề. Bởi "văn hoá"
được coi "là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội" như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ
Đảng (Khoá VII) đã đề ra. Những yếu tố truyền thống đó kết hợp với những yếu
tố hiện đại như thế nào và vai trò của nó trong sự phát triển của làng nghề? Như
vậy mới có thể bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình
CNH-HĐH một cách có hiệu quả. Đây cũng chính là mục đích của luận văn tốt
nghiệp "Làng dệt Mã Châu - xưa và nay".
Khi đặt Xưa (truyền thống - theo cách hiểu thông thường là những giá
trị văn hoá từ xưa để lại) và Nay (hiện đại), tôi không có ý định so sánh, mà dựa
trên tinh thần "ôn cố tri tân" (tìm cũ để biết mới). Bởi chỉ có hiểu biết sâu sắc về
làng nghề và những yếu tố văn hoá truyền thống của làng nghề thì khi gia nhập
vào công cuộc CNH-HĐH chúng ta mới có thể phát huy tốt vai trò của làng
nghề mà không làm mất đi những giá trị văn hoá riêng đặc sắc của nó.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Làng xã là đối tượng nghiên cứu của Khoa học Lịch sử và nhiều ngành
khoa học khác với diện nghiên cứu đa dạng và phong phú. Đến nay việc nghiên
cứu đã đạt được nhiều kết quả. Các công trình nghiên cứu chung hoặc mang tính
chất chuyên khảo về làng nghề cũng đã được nhiều người công bố.
Làng dệt Mã Châu và làng xã vùng Duy Xuyên- Quảng Nam nói
chung, vì nhiều lý do, việc nghiên cứu mới có những kết quả chung có tính chất
3
khái quát, ít có những công trình nghiên cứu chuyên sâu. Và về làng nghề Mã
Châu chỉ có một số bài viết chung, gián tiếp đề cập đến.
- Bài viết: Câu ca làng nghề của Văn Thành Lê đăng trên tạp chí Văn
hoá Quảng Nam số 18 tháng 12.1999. Trên cơ sở tìm hiểu nghề dệt ở Duy
Xuyên, ông nói đến ảnh hưởng của nghề dệt với đời sống cư dân ở đây.
- Bài báo: Duy Xuyên ngày mai xanh lại những biền dâu? của
Hoàng Thơ trên báo Quảng Nam chủ nhật ngày 9.3.2003. Từ những số liệu của
nghề dâu tằm ở Duy Xuyên trong những năm gần đây, tác giả khẳng định khả
năng phát triển của nghề dệt ở vùng này.
- Bài viết: Ông Cửu Diễn - người du nhập kỹ thuật dệt mới vào Duy
Xuyên (tư liệu của chị Nguyễn Thị Tuyết - Phòng Văn hoá huyện Duy Xuyên)
nói về sự cải tiến kỹ thuật dệt ở Duy Xuyên hồi đầu thế kỷ XX.
3. Các nguồn tư liệu
Để hoàn thành luận văn, tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau:
3.1. Tư liệu chữ viết
3.1.1. Thư tịch cổ gồm có:
- Thuỷ kinh chú [9]
- Đại Việt sử ký toàn thư [3]
- Phủ biên tạp lục [8]
- Đại Nam nhất thống chí [19]
- Đồng Khánh địa dư chí [5]
3.1.2. Tư liệu chữ viết sưu tầm tại địa phương gồm có:
- Quy ước văn hoá thôn Châu Hiệp [20]
- Dự thảo tộc ước làng mã Châu [1]
- Tóm tắt lược sử các chư phái tộc làng Mã Châu [32]
4
- Gia phả họ Phạm thôn Mã Châu Thượng (chữ Hán)
- Gia phả họ Trịnh thôn Mã Châu Đông (cả phần chữ Hán và bản dịch)
3.2.Tư liệu điền dã
Trong điều kiện làng nghề Mã Châu mới chỉ có những bài nghiên cứu
chung, mang tính chất nền tảng bước đầu, chưa có sự đi sâu, tìm hiểu toàn diện
thì tư liệu điền dã là một nguồn tư liệu quan trọng giúp tôi thu thập thông tin để
phục vụ cho luận văn. Phương pháp điền dã được sử dụng để lấy những loại
thông tin:
- Nghề dệt truyền thống (với những công đoạn trông dâu, nuôi tằm,
ươm tơ, dệt lụa).
- Phong tục tập quán và sinh hoạt văn hoá của cư dân làng Mã Châu.
- Các hoạt động trao đổi, buôn bán...
Trong đó nguồn tư liệu hồi cố của các cụ già trong làng là một nguồn
tư liệu vô cùng quý báu vì luận văn chủ yếu nghiêng về khía cạnh văn hoá của
làng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu đã được tôi sử dụng để hoàn thành
luận văn gồm:
Phương pháp điền dã dân tộc học và phương pháp phỏng vấn được sử
dụng trong thời gian khảo sát và sưu tầm tư liệu tại địa phương. Đây là những
phương pháp chủ yếu được tôi sử dụng để thu thập tư liệu phục vụ cho luận văn.
Dựa trên những nguồn tư liệu thu thập được tôi đã sử dụng phương
pháp so sánh, phân tích và tổng hợp tư liệu. Từ đó hệ thống hoá những tư liệu đã
thu thập được để đưa vào hoàn thành luận văn.
5
Phương pháp tiếp cận liên ngành là phương pháp quan trọng được tôi
sử dụng từ khi khảo sát điền dã lấy tư liệu cho tới khi hoàn thành luận văn. Bởi
văn hoá làng là "một phức thể thống nhất trong đa dạng"[36.25] cần được tiếp
cận và nghiên cứu từ nhiều hướng.
5. Bố cục luận văn
Luận văn gồm có ba phần: Phần mở đầu (6 trang); Phần nội dung (52
trang) và phần kết luận (3 trang).
Nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên-lịch sử, xã hội và con
người.
- Chương 2: Làng nghề truyền thống.
- Chương 3: Đôi nét về tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán của
cư dân Mã Châu.
Ngoài ra luận văn còn có phần tài liệu tham khảo, sách dẫn và phụ lục
gồm 20 trang.
6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-LỊCH SỬ,
XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI
1.1. Điều kiện tự nhiên
Làng Mã Châu (theo tên địa giới hành chính là thôn Châu Hiệp) thuộc
thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nằm cách thành phố
Đà Nẵng 30 km đi theo Quốc lộ 1A, đoạn từ Đà Nẵng đi Tam kỳ - Quảng Nam.
Vị trí địa lý của làng Mã Châu, phía Tây tiếp giáp sông Cầu Chìm (một
đoạn của sông Bà Rén, vì ở đoạn sông này có cây cầu Chìm bắc qua sông nên
gọi như vậy), bên kia sông là Ngũ xã Trà Kiệu. Phía Đông - Nam giáp làng Mậu
Hoà cũng cách nhau ở nhánh thượng lưu sông Bà Rén. Phía Bắc tiếp giáp với
làng Trung Lương (thôn Xuyên Tây 1) lấy đường gianh giới là con đường tỉnh
lộ 610 (chạy từ Bàn Thạch đến Mỹ Sơn). Mã Châu nằm ở phía đỉnh tam giác
đồng bằng châu thổ Duy Xuyên, nơi chia dòng giữa hai con sông Thu Bồn và Bà
Rén.
Làng Mã Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 126 ha, trong đó diện
tích đất nông nghiệp là 46 ha, diện tích đất thổ cư là 43 ha, phần còn lại là diện
tích ao hồ, sông suối và đất bồi ở ven sông. Với 560 hộ, dân số là 2692 người.
Quảng Nam là vùng đất có nhiều sông ngòi >1km/1km2 nhưng sông
ngòi ở đây ngắn và dốc "từ nguồn suối núi rừng đến vịnh cửa sông đổ ra biển chỉ
7