Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐINH NGỌC THẮNG
§æi míi tæ chøc vµ ho¹t ®éng
cña Héi ®ång nh©n d©n trong ®iÒu kiÖn x©y dùng
vµ hoµn thiÖn nÒn d©n chñ ë ViÖt Nam hiÖn nay
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số : 62 38 01 01
luËn ¸n tiÕn sÜ LUËT HäC
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: pgs.ts NGUYÔN THÞ VIÖT H¦¥NG
Hµ Néi - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án
chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
ĐINH NGỌC THẮNG
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 9
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 9
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 25
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu đề tài và phạm vi vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu của đề tài 27
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY
DỰNG, HOÀN THIỆN NỀN DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 30
2.1. Quan niệm về dân chủ và xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở
Việt Nam 30
2.2. Hội đồng nhân dân - thiết chế dân chủ ở địa phương 40
2.3. Một số mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam 60
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM 75
3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam 75
3.2. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật Việt
Nam hiện nay 96
3.3. Ưu điểm và bất cập trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng
nhân dân ở Việt Nam hiện nay 120
Chƣơng 4: NHU CẦU, QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG
ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NỀN DÂN CHỦ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 128
4.1. Nhu cầu khách quan đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng
nhân dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở
Việt Nam hiện nay 128
4.2. Các quan điểm đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân
dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt
Nam hiện nay 132
4.3. Các giải pháp bảo đảm đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng
nhân dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở
Việt Nam hiện nay 139
KẾT LUẬN 171
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1. ASEAN : Các quốc gia Đông Nam Á
2. DCTT : Dân chủ trực tiếp
3. HĐND : Hội đồng nhân dân
4. LLSX : Lực lượng sản xuất
5. NNPQ : Nhà nước pháp quyền
6. UBND : Ủy ban nhân dân
7. UBHC : Ủy ban hành chính
8. XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Xét về bản chất, dân chủ và pháp quyền có mối quan hệ biện chứng
chặt chẽ với nhau. Có thể khẳng định Dân chủ Xã hội chủ nghĩa (XHCN) là
một hình thức chính trị - nhà nước của xã hội, thừa nhận quyền tự do, bình
đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực. Chính vì
vậy, dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển của công cuộc
đổi mới đất nước. Dân chủ luôn luôn là mục tiêu lớn của cách mạng Việt Nam
và dân chủ hóa là con đường để hiện thực hóa mục tiêu đó. Tuy nhiên, mở
rộng dân chủ và quá trình dân chủ hóa phải được thực hiện trên một nền tảng
pháp luật vững chắc và một cơ chế hoạt động hợp lý, có hiệu quả từ phía nhà
nước. Xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh chính là một
biện pháp quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế của chế độ dân chủ
trước đây, góp phần tiếp tục đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa và đáp ứng tốt
hơn đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12 tháng 01 năm 2011
đến ngày 19 tháng 1 năm 2011 đã tiếp tục khẳng định mục tiêu xây dựng và
từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được
thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Từ mục
tiêu này, Đảng ta khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà
nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ
quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu
sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và
2
trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm
phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị
mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.
1.2. Sắc lệnh tổ chức và hoạt động của HĐND và ủy ban Hành chính
(UBHC) (số 63/SL ngày 22-11-1945) do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký là văn bản
pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho việc tổ chức, hoạt động của HĐND các
cấp. Trải qua các giai đoạn lịch sử, thiết chế HĐND đã không ngừng được
hoàn thiện, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong bộ máy nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm qua, do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trong thực tế hoạt động của HĐND
ở nhiều địa phương vẫn còn mang tính hình thức chưa phát huy một cách có
hiệu quả vị trí, vai trò của mình.
1.3. Cải cách hành chính nhà nước đặt ra yêu cầu cấp thiết là cải cách
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm
vụ, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp
chính quyền, giữa chính quyền đô thị và nông thôn. Quá trình cải cách hành
chính ở nước ta thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực, song trên
thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc về thể chế, tổ chức bộ máy, con
người và hiệu quả quản lý. Việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt
động của bộ máy hành chính nhà nước ở cả trung ương và địa phương, phân
biệt chính quyền đô thị và nông thôn đang là đòi hỏi bức thiết hiện nay. Nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của các địa phương trong những năm
tiếp theo đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa
phương, đáp ứng các yêu cầu, chuẩn mực của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường
và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.4. Hiện nay, Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện thí điểm không
tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường với mục đích qua thí điểm sẽ
3
tổng kết, đánh giá và xem xét để có chủ trương sửa đổi Hiến pháp, pháp luật về
tổ chức chính quyền địa phương, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực,
hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân,
đơn vị hành chính huyện, quận, phường chỉ còn Ủy ban nhân dân, với tư cách
là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Việc nghiên cứu mô hình tổ
chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường là yêu cầu bức
thiết, góp phần kiến nghị đổi mới đồng bộ bộ máy chính quyền địa phương
khi việc thí điểm đạt kết quả và triển khai trên diện rộng.
Mặt khác, để có căn cứ sửa đổi Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân, việc nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân
dân huyện, quận, phường khi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân là
việc làm cần thiết.
1.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân, bảo đảm
quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm
vi được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của hội đồng nhân dân…, là đòi
hỏi khách quan trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam
(cụ thể là đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của người dân tại cơ sở)
Từ những lý do trình bày ở trên, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn về HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở
Việt Nam hiện nay là rất cần thiết nhằm góp phần tiếp tục hoàn thiện quy định
về tổ chức và hoạt động của HĐND, đáp ứng những yêu cầu mà thực tiễn
đang đặt ra cho công tác nghiên cứu lý luận về tổ chức và hoạt động của
HĐND ở Việt Nam.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về yêu đổi
mới tổ chức và hoạt động HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền
dân chủ ở Việt Nam dưới góc độ lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật.
4
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trình bày một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến tổ chức và
hoạt động của HĐND nhằm xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam
trong các văn bản pháp luật, các công trình nghiên cứu và trong thực tiễn.
- Trình bày những quan điểm lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xây
dựng chính quyền địa phương (trong đó tập trung vào việc đánh giá thí
điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường), rút ra những yếu tố hợp
lý góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới tổ chức và
hoạt động của HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở
Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là xác định những căn cứ lý luận và thực tiễn làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND
trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, góp
phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ khái niệm dân chủ và quá trình xây dựng, hoàn thiện nền dân
chủ ở Việt Nam.
- Làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng của HĐND trong bộ máy nhà
nước và vai trò của HĐND trong việc đảm bảo quyền làm chủ của người dân.
- Khái quát lịch sử phát triển, thực trạng về mô hình tổ chức và hoạt
động của HĐND ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay và xác định những vấn đề
hạn chế cần giải quyết nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND trong
điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam.
- Phân tích mô hình tổ chức chính quyền địa phương của một số quốc gia
trên thế giới để rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc xây dựng mô
hình tổ chức HĐNDở Việt Nam.
5
- Xác định quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp đổi mới tổ
chức và hoạt động của HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân
chủ ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các học thuyết chính trị về nhà
nước và pháp luật trên thế giới; các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước Việt Nam về đổi mới bộ máy nhà nước nói chung và Hội đồng
nhân dân nói riêng; về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của HĐND trong bộ máy
nhà nước. Luận án cũng được nghiên cứu trên cơ sở lý luận về xây dựng và hoàn
thiện nền dân chủ ở Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu Hiến pháp và các văn bản
pháp luật khác, trước hết là Luật tổ chức HĐND và UBND; những vấn đề rút ra
từ việc sơ kết thực tiễn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm không
tổ chức HĐND ở một số huyện, quận, phường; những quy định khác về tổ chức
và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để
phân tích các tài liệu thu thập được trên cơ sở đó có những đánh giá khoa học
về những ưu điểm, hạn chế của các vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để thu thập
thông tin và ý kiến từ các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước liên
quan đến vấn đề tổ chức, hoạt động của HĐND và đổi mới tổ chức, hoạt động
của thiết chế này trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt
Nam thông qua các cuộc trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện
thông tin hiện đại.
6
- Phương pháp thống kê: Bằng phương pháp này, tác giả thu thập được
các số liệu thống kê cần thiết phục vụ cho việc đưa ra các luận chứng khoa
học của mình.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp
các số liệu, tri thức có được từ việc phân tích tài liệu, chuyên gia… nhằm đưa
ra những luận giải, nhận xét của tác giả về các vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh các
vấn đề nghiên cứu trong nước tại từng thời điểm hoặc để so sánh với các vấn
đề nghiên cứu ở nước ngoài. Từ đó, rút ra bài học và lựa chọn những yếu tố
hợp lý, phù hợp để áp dụng trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của
HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện,
hệ thống vấn đề về đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND trong điều kiện
xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam. Bởi vậy, luận án có những
điểm mới sau đây:
- Luận án có cách tiếp cận về HĐND theo lát cắt dựa vào đặc điểm của
nền dân chủ và yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam, qua đó
phát hiện những vấn đề bất cập đang đặt ra cần phải có nhận thức mới, quan
điểm mới trong tổ chức và hoạt động của HĐND phù hợp với điều kiện đất
nước trong thời kỳ đổi mới;
- Đưa ra quan niệm về dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước, từ đó khái quát về những yêu cầu đảm bảo dân chủ trong tổ chức và
hoạt động của HĐND;
- Phân tích, đánh giá về thực tiễn thực hiện chủ trương thí điểm không
tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Từ đó, đưa ra những nhận xét về ưu
điểm, hạn chế của chủ trương này;
7
- Qua nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền địa phương của một số
nước trên thế giới, luận án góp phần trong việc phân tích kinh nghiệm tổ chức
chính quyền địa phương ở một số nước trên thế giới và đưa ra những gợi mở
cho Việt Nam trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND.
- Qua nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của HĐND trong pháp
luật và thực tiễn vận động của thiết chế này ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay,
luận án xác định những thành công và hạn chế về tổ chức và hoạt động của
HĐND ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra những vấn đề bất
cập cần khắc phục trong tổ chức và hoạt động của HĐND đáp ứng yêu cầu
xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam;
- Xác định định hướng, quan điểm và đề xuất những giải pháp cơ bản
nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND nhằm đáp ứng yêu cầu xây
dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận: Luận án góp phần bổ sung, làm phong phú, hoàn chỉnh
thêm các luận chứng khoa học về quan điểm, đường lối cải cách bộ máy nhà
nước nói chung và HĐND nói riêng ở nước ta trong điều kiện xây dựng và
hoàn thiện nền dân chủ đáp ứng yêu cầu Nhà nước pháp quyền XHCN của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Từ đó, tạo ra sự nhận thức đúng đắn và
góp phần bổ sung những tri thức mới để thúc đẩy quá trình cải cách tổ chức
và hoạt động của HĐND phù hợp với điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền
dân chủ ở nước ta hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Kết quả luận án có thể làm tài liệu phục vụ cho việc
tham khảo, học tập kinh nghiệm tổ chức bộ máy chính quyền địa phương của
các nước khác và việc rút kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động của HĐND ở
nước ta trong các giai đoạn nhằm tìm ra những biện pháp phù hợp để đổi mới
tổ chức, hoạt động của HĐND trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền
dân chủ ở nước ta hiện nay. Vì vậy, luận án có giá trị làm tài liệu tham khảo
8
cho các cơ quan nghiên cứu về cải cách bộ máy nhà nước, HĐND các cấp và
cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các cơ sở đào tạo khoa học pháp lý.
7. Kết cấu của luận án
Với đối tượng, phạm vi nghiên cứu và mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
đặt ra như trình bày trên đây, luận án được kết cấu gồm: ngoài phần mở đầu,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm 4 chương, 12 tiết.
9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Vấn đề dân chủ và vai trò của HĐND trong việc bảo đảm quyền làm chủ
của người dân luôn được các nhà khoa học dành mối quan tâm đặc biệt.
Trong những năm gần đây, trước yêu cầu đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ
máy nhà nước nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam, vấn đề này đã được các nhà khoa học nghiên cứu một cách công
phu, nghiêm túc. Có thể khái quát tình hình nghiên cứu đó như sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dân chủ và yêu cầu hoàn
thiện nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay
GS.TSKH Đào Trí úc: "Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật"
(Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991), "Nhà nước và pháp luật của chúng
ta trong sự nghiệp đổi mới" (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997); "Xây
dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng" (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/1997), các công trình của tập
thể các nhà khoa học của Viện Nhà nước và Pháp luật được công bố trong
những năm gần đây: "Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp
luật" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995); Kỷ yếu Hội thảo khoa học:
"Những vấn đề lý luận về nền chính trị và hệ thống chính trị ở nước ta"
thuộc đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.01.04 năm 1993; Chương trình
KH-CN KX 01: "Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta"; Đề tài KX 05-05 thuộc Chương trình
Nhà nước KX 05: "Cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hệ
thống chính trị ở nước ta hiện nay" (Hà Nội, 1993); "Dân chủ tư sản và
dân chủ xã hội chủ nghĩa" của Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo (Nxb Sự thật,
Hà Nội, 1991); "Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện
10
nay" của TS. Nguyễn Văn Sáu và GS. Hồ Văn Thông (chủ biên, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2005); "Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực
tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005). Cùng hàng loạt các các bài nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Thông,
PGS.TS Võ Khánh Vinh, PGS.TS Bùi Xuân Đức, PGS.TS Đinh Ngọc
Vượng, PGS. TS Vũ Thư; hay kết quả nghiên cứu ban đầu của các tác giả
Chương trình khoa học cấp nhà nước KX.04: "Xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân" do GS.VS Nguyễn Duy
Quý làm chủ nhiệm. Tất cả những công trình nghiên cứu khoa học này, ở
những khía cạnh và cấp độ khác nhau, đều phân tích những tiền đề lý luận
chung về nhà nước, pháp luật, về nhà nước pháp quyền, mối quan hệ nhà
nước - công dân, về dân chủ và các hình thức dân chủ; bản chất của nó
trong một xã hội phát triển.
Trong số các công trình nghiên cứu về dân chủ và các hình thức thực
hiện dân chủ ở nước ta trong những năm gần đây cũng cần kể đến các bài viết
của GS.TS Nguyễn Phú Trọng, GS.TS Lê Hữu Nghĩa, PGS.TS Trần Quang
Nhiếp, Nguyễn Văn Thảo; Phùng Văn Tửu, GS.TS Hoàng Chí Bảo, GS.TS
Hoàng Văn Hảo, PGS.TS Nguyễn Đăng Dung và của các tác giả khác trên
Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Nghiên cứu lập pháp và
các tạp chí chuyên ngành khác. Các bài viết đã đề cập ở cấp vĩ mô hoặc
chuyên sâu các vấn đề lý luận - thực tiễn của dân chủ và dân chủ hóa trong
công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay; về
lịch sử, khái niệm, phạm trù, nội dung của dân chủ; xác lập quan điểm,
nguyên tắc và giải pháp thực hiện cơ chế thực hiện dân chủ ở nước ta.
Tuy nhiên, liên quan nhiều hơn đến vấn đề của luận án là các công
trình nghiên cứu quan trọng và mang tính hệ thống cao như: Đề tài khoa
học với số đăng ký: 96-98-043/ĐT "Tổ chức thực hiện quyền lực nhân
dân và mối quan hệ giữa nhà nước và công dân" (Hà Nội, 2000 do TS.
11
Đinh Văn Mậu Chủ nhiệm và TS. Phạm Hồng Thái làm Thư ký); "Dân
chủ và tập trung dân chủ - lý luận và thực tiễn"(Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2001 của TS Nguyễn Tiến Phồn); "Các đoàn thể nhân dân với việc
bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2003, Phan Xuân Sơn (chủ biên); "Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xãmột số vấn đề lý luận và thực tiễn" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000, PGS.TS Dương Xuân Ngọc (chủ biên); "Một số suy nghĩ về xây
dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2004, TS Đỗ Trung Hiếu) và nhiều công trình khác của các tác giả và tập
thể tác giả của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý -
Bộ Tư pháp, Trung tâm nghiên cứu quyền con người - Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh… Những bài viết và đề tài nghiên cứu này chủ yếu
đề cập nhiều đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề dân chủ, nội
dung, cơ chế và phương thức thực hiện dân chủ và sự phát triển của dân
chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; phân tích một
cách bao quát mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với thực hiện và phát
huy quyền làm chủ của công dân, đồng thời các tác giả cũng đưa ra những
kiến nghị liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
Trong khoa học chính trị, pháp lý hiện tại ở nước ta, liên quan trực
tiếp và mật thiết nhất với nội dung của luận án là các công trình: "Chủ tịch Hồ
Chí Minh với sự nghiệp thực hiện quyền lực nhân dân ở nước ta", GS.TSKH
Đào Trí úc, Tạp chí Cộng sản, số 4/1990; "Dân chủ là gì?" GS Hồ văn Thông,
Tạp chí Cộng sản số 3/1990; "Các nội dung cơ bản của khái niệm dân chủ"
TS Nguyễn Đăng Quang, Tạp chí Cộng sản, số 4/1990; "Khái niệm dân chủ,
sự khác nhau và giống nhau giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ
nghĩa" TS Phạm Ngọc Quang, Tạp chí Cộng sản, số 3/1990; "Dân chủ và Nhà
nước bảo đảm thực hiện dân chủ", Nguyễn Văn Thảo, Tạp chí Cộng sản, số
3/1990; "Vấn đề dân chủ", Hà Xuân Trường, Tạp chí Cộng sản số 1/1990;