Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đổi mới công tác văn phòng phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
THANH TRA CHÍNH PHỦ
VĂN PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC VĂN PHÒNG PHỤC
VỤ SỰ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA LÃNH ĐẠO
THANH TRA CHÍNH PHỦ
Chủ nhiệm đề tài: HÀ TRỌNG CÔNG
TTVCC, Vụ trưởng Vụ HTQT
Thư ký đề tài: NGUYỄN XUÂN LÃNG
TTVC, Văn phòng TTCP
7337
06/5/2009
Hà nội, năm 2008
2 Đổi mới công tác văn phòng * TTCP
DANH SÁCH
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI
1- Đoàn Hữu Tuyến - Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
2- Vũ Văn Chiến - Tổng Biên tập Tạp chí thanh tra.
3- Nguyễn Xuân Lãng - Phó Chánh Văn phòng.
4- Nguyễn Thị Hồng Dung - Phó Chánh Văn phòng.
5- Phan Thăng Long - Phó Chánh Văn phòng.
6- Phạm Văn Long - Hàm Cục trưởng Cục I.
7- Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Trưởng phòng Hành chính.
8- Trần Đăng Vinh - Trưởng phòng Tổng hợp.
9- Nguyễn Thanh Bình - Trưởng phòng Thi đua.
10- Huỳnh Thị Xuân Đào - Phó Trưởng phòng Hành chính.
11- Phạm Thị Thoan - Thanh tra viên phòng Hành chính.
3 Đổi mới công tác văn phòng * TTCP
MỤC LỤC
TÍNH CẤP THIẾT, YÊU CẦU ĐỔI MỚI CÔNG TÁC VĂN PHÒNG..... 5
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: ......................................... 7
Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................... 7
Phương pháp luận nghiên cứu.............................................................. 7
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ YÊU CẦU ĐỔI
MỚI CÔNG TÁC VĂN PHÒNG............................................................ 8
1.1. Vai trò, vị trí công tác văn phòng trong các cơ quan, tổ chức....... 8
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ và vai trò công tác
chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đối với hoạt động
của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra .................................... 11
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN PHÒNG, NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA.................................................................... 19
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Thanh tra
Chính phủ........................................................................................... 19
2.2. Kết quả công tác văn phòng thời gian qua .................................. 31
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỔI MỚI,
NÂNG CAO HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC VĂN PHÒNG62
3.1. Những định hướng đổi mới ngành thanh tra và yêu cầu đặt ra đối với
công tác văn phòng ............................................................................ 62
3.2. Một số giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác
văn phòng........................................................................................... 64
3.3. Một số kiến nghị ......................................................................... 81
KẾT LUẬN.................................................................................... 83
4 Đổi mới công tác văn phòng * TTCP
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
Tên đề tài: Đổi mới công tác Văn phòng phục vụ sự chỉ đạo, điều hành
của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ.
Loại đề tài: Đề tài cấp Bộ
Chủ nhiệm đề tài: Hà Trọng Công Tel: 38327226 E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Thanh tra Chính phủ
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2007 đến tháng 12/2008
1. MỤC TIÊU:
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng, hiệu quả công tác văn
phòng, các hoạt động đảm bảo phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo
Thanh tra Chính phủ và các hoạt động thanh tra kinh tế xã hội, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và các hoạt động chung của
Thanh tra Chính phủ thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị những
giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn phòng, đảm
bảo phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, hoạt
động của các Vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, góp phần thúc đẩy
thực hiện các nhiệm vụ công tác của Thanh tra Chính phủ.
2. NỘI DUNG CHÍNH
Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
2.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn và yêu cầu đổi mới công tác văn phòng,
đảm bảo phục vụ chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ.
2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng về cơ cấu tổ chức bộ máy, về đội ngũ
cán bộ công chức; hiệu quả, chất lượng của công tác văn phòng, bao gồm:
công tác tham mưu - tổng hợp, công tác hành chính - lưu trữ, công tác thi
đua - khen thưởng, công tác tài chính, quản trị đảm bảo phục vụ các hoạt
động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
của Thanh tra Chính phủ trong một số năm gần đây. Qua nghiên cứu đánh
giá những mặt được, chưa được và làm rõ những nguyên nhân chủ quan,
khách quan của những tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện nhiệm vụ công
tác văn phòng (trong thời kỳ từ năm 2000 đến nay)
5 Đổi mới công tác văn phòng * TTCP
2.3. Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm đổi mới công tác văn
phòng đảm bảo phục vụ đầy đủ, kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của
Thanh tra Chính phủ và hoạt động của các Vụ, đơn vị.
- Đổi mới công tác văn thư, lưu trữ;
- Đổi mới công tác tham mưu, tổng hợp, trong đó tập trung vào công
tác xây dựng, quản lý, theo dõi, giám sát việc thực hiện chương trình công
tác của Thanh tra Chính phủ;
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Văn phòng và các Vụ, đơn vị;
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tài chính, quản trị đảm bảo
phục vụ kịp thời các họat động của cơ quan;
- Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm
việc, thực hiện hiện đại hóa công tác văn phòng.
3. KẾT QUẢ CHÍNH ĐẠT ĐƯỢC (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh
tế - xã hội, v.v...)
Kết quả nghiên cứu, đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng chất
lượng, hiệu quả công tác văn phòng, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của
Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và những hạn chế, những vấn đề đặt ra cần
khắc phục của công tác văn phòng. Trên cơ sở đó đã đưa ra những đề xuất,
kiến nghị các nhóm giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác văn phòng, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thanh tra Chính
phủ và hoạt động của các Vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, góp phần
thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ công tác của Thanh tra Chính phủ.
Các giải pháp kiến nghị được đề xuất trong báo cáo tổng thuật đảm báo
tinh logic, tính khoa học, thực tiễn và có tính khả thi cao. Khi được triển
khai áp dụng sẽ góp phần hoàn thiện tổ chức bộ máy, các quy trình nghiệp
vụ công tác văn phòng, đảm bảo nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác
văn phòng, phục vụ tốt sự chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Thanh tra Chính
phủ và hoạt động của các Vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ nói riêng
và ngành Thanh tra nói chung.
TÍNH CẤP THIẾT, YÊU CẦU ĐỔI MỚI CÔNG TÁC VĂN PHÒNG
Mỗi cơ quan, tổ chức (gọi chung là cơ quan) dù lớn hay nhỏ đều cần
có văn phòng. Đó là bộ máy (hoặc bộ phận) thực hiện chức năng giúp việc,
phục vụ các hoạt động của cơ quan, thủ trưởng cơ quan, đảm bảo cho công
tác lãnh đạo, quản lý được tập trung thống nhất, hoạt động được thường
xuyên, liên tục và có hiệu quả.
6 Đổi mới công tác văn phòng * TTCP
Văn phòng là bộ máy giúp việc của thủ trưởng cơ quan; là bộ phận
đầu mối tiếp nhận, thu thập, xử lý thông tin, đề xuất với thủ trưởng những
vấn đề cấn thiết trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của
cơ quan, đồng thời truyền đạt các ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng đến các
đơn vị, cá nhân trong cơ quan và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mọi
công việc trong cơ quan. Ngoài ra, văn phòng còn là “bộ mặt” của cơ quan,
nơi giải quyết công việc của cơ quan với các cơ quan khác, là cầu nối giữa
cơ quan Nhà nước với nhân dân.
Văn phòng hoạt động tốt sẽ mang lại những kết quả thiết thực như:
giúp thủ trưởng cơ quan giải phóng được các công việc sự vụ hàng ngày để
tập trung xử lý những công việc chính, quan trọng bảo đảm đúng pháp luật,
và kỷ cương công tác của toàn cơ quan; giữ gìn uy tín cho cơ quan, thủ
trưởng cơ quan trong việc xử lý công việc và quan hệ công tác với cấp
trên, với cấp dưới, ngang cấp và nhân dân; bảo đảm sự hoạt động liên tục,
thống nhất, nhịp nhàng trong cơ quan, dù có thay đổi cấp lãnh đạo về nhân
sự.
Là bộ máy giúp việc của cơ quan, “là tai, là mắt” của thủ trưởng, Văn
phòng làm tốt các nhiệm vụ của mình tức là giúp thủ trưởng làm việc tốt,
hoàn thành được nhiệm vụ. Văn phòng mạnh thì thủ trưởng mạnh.
Thanh tra Chính phủ, một trong những cơ quan Nhà nước được
thành lập từ sất sớm, không lâu ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành
công, Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh Nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa. Cùng với sự ra đời của cơ quan Thanh tra Chính phủ,
Văn phòng - bộ máy làm việc của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cũng từng
bước được hình thành, phát triển và hoàn thiện. Tổ chức, bộ máy văn
phòng không ngừng được củng cố, kiện toàn; đội ngũ cán bộ được tăng
cường cả về số lượng và chất lượng. Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện
làm việc được tăng cường. Công tác văn phòng cơ bản đã đáp ứng yêu cầu
chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và hoạt động chung
của cơ quan.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của nước ta trong công cuộc đổi mới xây dựng đất
nước. Năm 2007 được Chính phủ xác định là năm đột phá trong thực hiện
cải cách hành chính nhà nước, Đổi mới công tác văn phòng được Tổng
Thanh tra xác định là một trong những khâu quan trọng trong thực hiện cải
cách hành chính của Thanh tra Chính phủ, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ
đạo, điều hành của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ.
7 Đổi mới công tác văn phòng * TTCP
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
Đây là vấn đề chưa được nghiên cứu trước đây tại Thanh tra Chính
phủ. Để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo
Thanh tra Chính phủ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãnh
đạo Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo Văn phòng tập trung nghiên cứu đề tài
này.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng, hiệu quả công tác văn phòng,
các hoạt đông đảm bảo phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Thanh tra
Chính phủ và các hoạt động thanh tra kinh tế xã hội, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng chống tham nhũng và các hoạt động chung của Thanh tra Chính
phủ thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp đổi mới,
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn phòng, đảm bảo phục vụ sự chỉ
đạo, điều hành của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, hoạt động của các Vụ, đơn
vị thuộc Thanh tra Chính phủ, góp phần thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ công
tác của Thanh tra Chính phủ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được triển khai áp dụng trong công
tác của Văn phòng Thanh tra Chính phủ; góp phần xây dựng và hoàn thiện
các quy trình nghiệp vụ công tác văn phòng; thúc đẩy mạnh mẽ việc
nghiên cứu và triển khai ứng dụng tin học và công nghệ thông tin trong
công tác văn phòng, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác đảm bảo
phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và hoạt
động của các Vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ nói riêng và ngành
Thanh tra nói chung.
Phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp chung: Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là
Chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về tổ chức bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp:
phân tích, tổng hợp, so sánh và phương pháp thống kê để đánh giá thực trạng
hoạt động quản lý và nghiệp vụ của công tác văn phòng; công tác quản lý văn
thư, hành chính ở các vụ, đơn vị đảm bảo phục vụ hoạt động thanh tra kinh tế
xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đề xuất các giải pháp đổi mới công tác văn
phòng đảm bảo phục vụ hoạt động của Thanh tra Chính phủ.
8 Đổi mới công tác văn phòng * TTCP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI CÔNG TÁC
VĂN PHÒNG.
1.1. Vai trò, vị trí công tác văn phòng trong các cơ quan, tổ chức
1.1.1. Khái niệm Văn phòng
Để có cơ sở tìm hiểu những vấn đề chung về tổ chức văn phòng nói
chung, trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm “văn phòng”.
Thuật ngữ “Văn phòng” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, song
thông dụng, tập trung vào các khái niệm sau đây:
- Thứ nhất, văn phòng là một tổ chức (một bộ phận) giúp thủ trưởng,
ban lãnh đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ và điều hành công việc của cơ
quan, đơn vị; trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ hành chính, quản trị trong
cơ quan, đơn vị.
- Thứ hai, văn phòng được hiểu là trụ sở làm việc, là nơi giao tiếp của
cơ quan, đơn vị hay một cá nhân nhất định (Văn phòng uỷ ban nhân dân,
Văn phòng Kiến trúc sư trưởng…).
- Thứ ba, văn phòng là khái niệm chỉ một loại hoạt động trong cơ
quan, tổ chức (Anh B làm công tác hành chính văn phòng...)
Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này chúng ta chỉ tập trung
đề cập đến các nội dung thuộc khái niệm thứ nhất.
1.1.2. Vai trò của văn phòng:
Vai trò của văn phòng thể hiện trên các phương diện sau:
- Văn phòng giúp cho thủ trưởng tránh được tình trạng giải quyết công
việc một cách sự vụ, tập trung vào các công việc chính quan trọng; có điều
kiện chỉ đạo điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức được khoa học hơn,
hiệu quả hơn.
- Văn phòng bảo đảm sự hoạt động đồng bộ, thống nhất liên tục; sự
phối hợp nhịp nhàng trong trong cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm cho hoạt động toàn cơ quan, đơn vị tuân thủ pháp luật; giữ
vững kỷ luật, kỷ cương.
- Giữ vai trò cầu nối trong quan hệ công tác với cấp trên, cấp dưới, với
9 Đổi mới công tác văn phòng * TTCP
các cơ quan đơn vị khác và nhân dân.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, công tác văn phòng ở bất cứ một
cơ quan nào cũng thường có mấy chức năng cơ bản sau đây:
- Chức năng tham mưu, tổng hợp: bao gồm việc xây dựng các chương
trình, kế hoạch, cung cấp thông tin cho bộ máy lãnh đạo để phục vụ hoạt
động chỉ đạo, điều hành; là đầu mối theo dõi việc thực hiện các chương
trình kế hoạch của những bộ phận trong cơ quan; tham gia ý kiến vào việc
thực hiện các chương trình, kế hoạch; tổng hợp tình hình, lập các báo cáo
phục vụ cho công tác lãnh đạo.
- Chức năng hành chính: toàn bộ các thủ tục hành chính của một cơ
quan phải do văn phòng đảm nhiệm, bao hàm việc xử lý công văn, giấy tờ,
tài liệu; quản lý công văn đi-đến, quản lý và sử dụng con dấu của cơ
quan…
- Chức năng quản trị: Văn phòng chính là người "quản gia" của một
cơ quan. Việc duy trì nề nếp, ban hành nội qui và tổ chức thực hiện nội qui
của một cơ quan, quản lý và sử dụng tài sản của Nhà nước một cách khoa
học, tiết kiệm và hiệu quả… đều thuộc chức năng của công tác văn phòng.
- Chức năng đại diện: Văn phòng sẽ là người đại diện cho cơ quan
trong các quan hệ hành chính, dân sự, kinh tế. Mỗi cơ quan thường có rất
nhiều mối quan hệ: với các cơ quan cấp trên, với các cơ quan hữu quan,
với các cơ quan cấp dưới, với các cơ quan, đơn vị đối tác, với các cơ quan
ngôn luận… Riêng đối với các cơ quan ngôn luận, văn phòng là người có
tiếng nói chính thức của cơ quan về một vấn đề mà báo chí quan tâm, văn
phòng thường đóng vai trò là người phát ngôn của cơ quan đó.
- Chức năng phục vụ: Văn phòng có chức năng đảm bảo các yêu cầu
về tài chính, phương tiện, cơ sở vật chất… phục vụ cho hoạt động của bộ
máy lãnh đạo và của toàn cơ quan theo các qui định của pháp luật.
Các chức năng này tuy khác nhau về nội dung và tính chất công việc
nhưng đều có chung một mục đích là đảm bảo cho hoạt động chung của cơ
quan, đơn vị và có liên quan chặt chẽ với nhau, do đó trong mọi hoàn cảnh
không được coi nhẹ chức năng nào.
Để thực hiện các chức năng cơ bản, văn phòng của một cơ quan hoặc
của một đơn vị thường có các nhiệm vụ chủ yếu:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác dài hạn, hàng năm, hàng
10 Đổi mới công tác văn phòng * TTCP
quý, hàng tháng và lịch làm việc hàng tuần của cơ quan, tổ chức. Đồng
thời phải giúp thủ trưởng cơ quan, tổ chức chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc thực
hiện chương trình kế hoạch.
- Thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin, giúp thủ trưởng chuẩn bị các đề
án, phương án ra quyết định quản lý, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các
quyết định quản lý đã ban hành.
- Tổ chức quản lý văn bản đi, đến, con dấu, lập hồ sơ, thực hiện công
tác lưu trữ.
- Thực hiện các hoạt động tác nghiệp hành chính, nghiệp vụ hành
chính.
- Tổ chức hội họp, giao tiếp đối nội và đối ngoại của cơ quan, thực
hiện mối liên hệ với các cơ quan cấp trên, cấp dưới; với các cơ quan tổ
chức khác; với công dân.
- Bảo đảm các nhu cầu hậu cần, kinh phí chi tiêu, duy trì mọi hoạt
động của cơ quan, tổ chức…
- Xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên
văn phòng.
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng cơ quan Bộ
Với vai trò và tầm quan trọng của công tác văn phòng trong hoạt động
của các cơ quan, tổ chức như đã nêu trên, Nghị định số 178/2007/NĐ-CP
ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong đó có quy định những
chức năng cơ bản của Văn phòng Bộ. Đó là cơ sở pháp lý để các Bộ, cơ
quan ngang bộ xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn
phòng.
Theo Nghị định số 178/2007/NĐ-CP thì Văn phòng có một số chức
năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức như sau:
- Giúp Bộ trưởng (thủ trưởng cơ quan ngang bộ) theo dõi đôn đốc các
tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện chương trình, kế hoạch công
tác của Bộ; tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác
của Bộ.
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý cơ
sở vật chất kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện điều
kiện làm việc; phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị
nội bộ.
11 Đổi mới công tác văn phòng * TTCP
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do pháp luật quy định hoặc bộ trưởng
giao.
- Văn phòng Bộ được thành lập phòng và các tổ chức tương đương
theo các lĩnh vực công tác thuộc văn phòng.
- Văn phòng Bộ có con dấu riêng để giao dịch; Chánh văn phòng
được ký các văn bản hành chính theo thẩm quyền hoặc thừa lệnh Bộ
trưởng”.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ và vai trò
công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đối
với hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra
1.2.1. Chức năng nhiện vụ của Thanh tra Chính phủ
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnh của Thanh tra Chính phủ
được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, luật Thanh tra, Luật Khiếu
nại, tố cáo và một số văn bản, nghị định khác của Chính phủ và được cụ
thể hóa tai Nghị định số 65/2008/NĐ-Chính phủ ngày 20 tháng 5 năm
2008 cảu Chính phủ.
Theo Nghị định trên, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
Thanh tra Chính phủ được quy định như sau:
Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng.
Thanh tra Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ
quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án
pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo
nghị quyết, nghị định của Chính phủ về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng theo chương trình, kế hoạch xây dựng
pháp luật hàng năm của Thanh tra Chính phủ đã được phê duyệt và các dự
án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân công của Chính
phủ.
- Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch dài
hạn, 05 năm, hàng năm về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
12 Đổi mới công tác văn phòng * TTCP
chống tham nhũng; các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác
thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
- Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư về thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt về
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thông
tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Về thanh tra:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh); thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của
nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành
hoặc huỷ bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh
tra;
+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị,
quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ;
+ Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của
Bộ, ngành, địa phương.
- Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:
+ Tổ chức việc tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo;
giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tiếp
công dân tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước;
+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết
khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo của Thanh tra Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ.