Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đổi mới công tác tuyên truyền cổ động ở các trung, lữ đoàn công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay
PREMIUM
Số trang
205
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1240

Đổi mới công tác tuyên truyền cổ động ở các trung, lữ đoàn công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bé QUèC PHßNG

HäC VIÖN CHÝNH TRÞ



Hå DUY VÜNH

§æI MíI C¤NG T¸C TUY£N TRUYÒN Cæ §éNG

ë C¸C TRUNG, L÷ §OµN C¤NG BINH

QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hµ NéI - 2013

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ



Hå DUY VÜNH

§æI MíI C¤NG T¸C TUY£N TRUYÒN Cæ §éNG

ë C¸C TRUNG, L÷ §OµN C¤NG BINH

QU¢N §éi NH¢N D¢N VIÖT NAM HIÖN NAY

Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nƣớc

Mã số : 62 31 02 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS, TS Nguyễn Văn Thắng

2. PGS, TS Vũ Đình Tấn

HÀ NỘI - 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận

án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 5

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN ĐỔI MỚI

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG Ở CÁC

TRUNG, LỮ ĐOÀN CÔNG BINH QUÂN ĐỘI NHÂN

DÂN VIỆT NAM 30

1.1. Trung, lữ đoàn công binh và công tác tuyên truyền cổ động ở

các trung, lữ đoàn công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam 30

1.2. Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí

đánh giá đổi mới công tác tuyên truyền cổ động ở các

trung, lữ đoàn công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam 45

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG Ở CÁC

TRUNG, LỮ ĐOÀN CÔNG BINH QUÂN ĐỘI NHÂN

DÂN VIỆT NAM 62

2.1. Thực trạng đổi mới công tác tuyên truyền cổ động ở các

trung, lữ đoàn công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam 62

2.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm đổi mới công tác tuyên

truyền cổ động ở các trung, lữ đoàn công binh Quân đội Nhân

dân Việt Nam 78

Chƣơng 3 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỔI MỚI

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG Ở CÁC

TRUNG, LỮ ĐOÀN CÔNG BINH QUÂN ĐỘI NHÂN

DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 91

3.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu đổi mới công tác

tuyên truyền cổ động ở các trung, lữ đoàn công binh

Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay 91

3.2. Những giải pháp cơ bản đổi mới công tác tuyên truyền cổ động ở các

trung, lữ đoàn công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay 109

KẾT LUẬN 152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156

PHỤ LỤC 168

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Thứ tự Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa đế quốc

Công binh

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nhân viên quốc phòng

Công tác đảng, công tác chính trị

Diễn biến hòa bình

Hạ sĩ quan, binh sĩ

Khoa học công nghệ

Phụ lục

Quân đội Nhân dân

Quân nhân chuyên nghiệp

Tuyên truyền cổ động

Tư bản chủ nghĩa

Xã hội chủ nghĩa

CNXH

CNTB

CNĐQ

CB

CNH, HĐH

CNVQP

CTĐ, CTCT

DBHB

HSQ - BS

KHCN

PL

QĐND

QNCN

TTCĐ

TBCN

XHCN

5

MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu

Công tác TTCĐ là mũi nhọn xung kích, vũ khí sắc bén trên mặt trận

tư tưởng của Đảng, là hình thức cơ bản của công tác tư tưởng trong quân

đội. Hiện nay trước sự phát triển mới của tình hình nhiệm vụ cách mạng,

yêu cầu mới của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, của quân đội nói chung, các

trung, lữ đoàn công binh nói riêng, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới công tác tư

tưởng, nhất là công tác TTCĐ. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu

có tên là: “Đổi mới công tác tuyên truyền cổ động ở các trung, lữ đoàn

công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay”. Thực hiện công trình

này, tác giả đã nung nấu, ấp ủ trong quá trình học tập, công tác ở Binh

chủng CB gần 30 năm, trực tiếp tổ chức thực hiện, chỉ đạo, nghiên cứu,

đăng các công trình khoa học trên các tạp chí có uy tín trong và ngoài quân

đội về công tác TTCĐ. Đồng thời dựa chắc trên nền tảng lý luận Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng;

tham khảo, kế thừa kết qủa nghiên cứu của các công trình khoa học đã

công bố có liên quan đến đề tài; cùng với các báo cáo sơ kết, tổng kết ở các

trung, lữ đoàn CB và số liệu điều tra, khảo sát của tác giả để giải quyết

những nhiệm vụ mà công trình nghiên cứu đặt ra.

Kết cấu công trình gồm: Mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, 3

chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố

của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Với dung lượng 3

chương (6 tiết), đảm bảo cho công trình được triển khai đầy đủ cơ sở lý

luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản đổi mới công tác

TTCĐ ở các trung, lữ đoàn CB QĐND Việt Nam hiện nay. Đây là một

công trình khoa học độc lập, không có sự trùng lặp với bất cứ công trình

khoa học nào đã công bố.

6

2. Lý do lựa chọn đề tài

Công tác TTCĐ là một hình thức cơ bản, một bộ phận của công tác tư

tưởng ở các trung, lữ đoàn CB, trực tiếp góp phần trang bị cho cán bộ, chiến

sĩ thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản chủ nghĩa, những phẩm chất

chính trị, đạo đức, phẩm chất chiến đấu; thông tin nhanh chóng, chính xác,

kịp thời những sự kiện, tình hình mọi mặt đang diễn ra trong nước và trên thế

giới, cổ vũ, động viên, hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ phấn đấu hoàn thành xuất

sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Thực tiễn xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của các trung, lữ đoàn

CB đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác TTCĐ. Những năm

qua quán triệt đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng, công tác TTCĐ ở các

trung, lữ đoàn CB đã từng bước được đổi mới về nội dung, hình thức, phương

pháp tiến hành và đạt được những kết quả khả quan, góp phần trực tiếp vào

xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng đơn vị vững

mạnh toàn diện, xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần, yếu tố quyết định sức

mạnh tổng hợp, sức chiến đấu của các trung, lữ đoàn CB. Tuy nhiên, so với

yêu cầu, nhiệm vụ thì đổi mới công tác TTCĐ ở các trung, lữ đoàn CB còn

bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập cả về nhận thức, trách nhiệm của các

chủ thể, lực lượng tiến hành; việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp

TTCĐ có mặt còn bảo thủ, trì trệ; cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật đảm

bảo cho công tác TTCĐ còn nhiều khó khăn, hạn chế. Một bộ phận cán bộ,

chiến sĩ có biểu hiện suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, giảm

sút ý chí, niềm tin, chấp hành pháp luật, kỷ luật không nghiêm, làm việc cầm

chừng, “trung bình chủ nghĩa”.

Các trung, lữ đoàn công binh có vị trí, vai trò rất quan trọng trong

QĐND Việt Nam, được biên chế trực thuộc Binh chủng Công binh và các

quân khu, quân đoàn, quân chủng. Hoạt động của bộ đội công binh thường

7

diễn ra trên các địa hình phức tạp, khó khăn, gian khổ, trực tiếp tiếp xúc với

nhiều chủng loại phương tiện, khí tài, trang bị kỹ thuật hiện đại, bom, mìn, vật

liệu nổ…rất nguy hiểm. Trong chiến tranh các trung, lữ đoàn công binh làm

nhiệm vụ bảo đảm chiến đấu và chiến đấu trên khắp các chiến trường, góp

phần to lớn vào thắng lợi chung của quân đội, của dân tộc. Trong thời bình,

các trung, lữ đoàn công binh thực hiện nhiệm vụ trên “trận chiến mới” không

kém phần gian khổ, ác liệt, luôn có nguy cơ đe dọa đến tính mạng: rà, phá

bom, mìn khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng các công trình ngầm, công

trình mật bảo đảm an ninh quốc gia, ứng cứu thiên tai, hỏa hoạn, cứu hộ, cứu

nạn… và tham gia phát triển kinh tế - xã hội xây dựng đất nước. Bước vào

giai đoạn mới, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ IX, thực hiện phương hướng xây

dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đòi hỏi

phải tập trung xây dựng các trung, lữ đoàn CB vững mạnh về chính trị, tinh

thông về trình độ kỹ thuật, chiến thuật đáp ứng yêu cầu của phương thức đấu

tranh bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, không chỉ giỏi trên lĩnh vực đấu

tranh vũ trang, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, mà còn giỏi trên mặt

trận tư tưởng - văn hóa, phòng chống “DBHB” và “tự diễn biến”, “tự chuyển

hóa” từ bên trong.

Mặt khác xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng

KHCN, sự chống phá quyết liệt của kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc và mặt

trái của nền kinh tế thị trường đang đặt ra những thời cơ, thách thức mới,

tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường. CNĐQ và các thế lực thù địch

nuôi tham vọng làm biến chất Đảng, Nhà nước và Quân đội, làm cho cách

mạng nước ta đi chệch định hướng XHCN; chúng đẩy mạnh chiến lược

“DBHB”, xuyên tạc, bóp méo sự thật, gieo rắc tâm trạng hoài nghi, giao

động trong nhân dân, làm suy yếu về chính trị, tinh thần của cán bộ, chiến

8

sĩ trong quân đội. Chúng triệt để lợi dụng KHCN, các phương tiện thông

tin đại chúng, Internet, các diễn đàn quốc tế như một công cụ vô cùng lợi

hại để tuyên truyền các quan điểm, tư tưởng tư sản, đạo đức, lối sống

phương Tây vào các tầng lớp xã hội, xuyên tạc đường lối, chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Mặt trái của nền kinh tế thị trường

với sự quản lý còn có mặt yếu kém, thiếu đồng bộ đã xuất hiện phân cực

giàu, nghèo khá lớn trong xã hội, sự gia tăng của các loại tội phạm, tệ nạn

xã hội, tham ô, tham nhũng, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo

đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Tất cả những

vấn đề đó đang hàng ngày, hàng giờ tác động đa chiều đến nhận thức, tâm

tư, tình cảm, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ ở các trung, lữ đoàn CB.

Vì vậy, “Đổi mới công tác tuyên truyền cổ động ở các trung, lữ đoàn

công binh Quân đội Nhân dân Việt nam hiện nay” là vấn đề vừa có ý nghĩa lý

luận, thực tiễn sâu sắc và mang tính cấp thiết hiện nay.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền cổ động ở

các trung, lữ đoàn công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đổi mới công tác tuyên truyền cổ động ở các trung, lữ đoàn công binh

Quân đội Nhân dân Việt Nam.

* Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu đổi mới công tác tuyên truyền cổ động

ở các trung, lữ đoàn công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay.

Phạm vi khảo sát đến một số trung, lữ đoàn công binh thuộc Binh chủng

Công binh, Quân khu 1, Quân khu 7, Quân đoàn 1, Quân đoàn 4, Quân

chủng Hải quân, Quân chủng PK - KQ. Các tư liệu, số liệu giới hạn chủ

yếu từ năm 2007 đến nay.

9

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

* Đóng góp mới của đề tài

- Xây dựng quan niệm đổi mới công tác tuyên truyền cổ động ở các

trung, lữ đoàn công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

- Nghiên cứu rút ra một số kinh nghiệm đổi mới công tác tuyên truyền

cổ động ở các trung, lữ đoàn công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

- Đề xuất những giải pháp cơ bản đổi mới công tác tuyên truyền cổ

động ở các trung, lữ đoàn công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay.

* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp

cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp ở các trung, lữ đoàn công binh nghiên cứu, vận

dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác tuyên truyền cổ động ở

các trung, lữ đoàn công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay.

- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên

cứu, giảng dạy môn CTĐ, CTCT trong các nhà trường quân đội.

10

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1. Những công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về công tác TTCĐ, ở Liên Xô có công trình: Một số

vấn đề công tác đảng - công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang

Liên Xô của Đại Tướng A.A.Ê-pi-sép, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

Quân đội và Hải quân Liên Xô, do Nxb Tiến bộ, Mát - xcơ - va, xuất bản

bằng tiếng Anh năm 1975, bằng tiếng Việt năm 1978. Công tác đảng -

chính trị trong các lực lương vũ trang Xô - viết, đây là cuốn sách giáo

khoa dùng để giảng dạy về công tác đảng - chính trị theo chương trình

đào tạo sĩ quan dự bị tại các trường đại học và cao đẳng ngoài quân đội,

do một tập thể sĩ quan cao cấp đồng thời là các nhà khoa học Xô - viết

biên soạn, Nxb QĐND xuất bản năm 1981. Học thuyết Mác - Lênin về

chiến tranh và quân đội (1970); Tâm lý học quân sự (1978), các công

trình này là sách giáo khoa của các trường trong Quân đội và Hải quân

Liên Xô do Nxb QĐND dịch và phát hành. Nhìn tổng quát, các công

trình trên đã khái quát và phân tích tư tưởng của V.I.Lênin và quan điểm

của Đảng Cộng sản Liên Xô, Nhà nước Xô - viết về công tác TTCĐ và

tổ chức tiến hành công tác TTCĐ trong xã hội Xô - viết và trong Quân

đội, Hải quân Liên Xô: “Công tác cổ động - tuyên truyền chỉ đạt được

mục đích của nó khi nào nó được tổ chức đúng theo các nguyên tắc của

Lê-nin, được tiến hành ở trình độ tư tưởng cao, liên hệ chặt chẽ với thực

tế, với những nhiệm vụ bộ đội đang thực hiện, giải đáp đúng những vấn

đề bức thiết và mang tính chất tiến công” [20, tr. 154].

Dựa vào tư tưởng của V.I.Lênin, các công trình đã khu biệt và làm rõ mối

quan hệ giữa tuyên truyền và cổ động. Các công trình đều thống nhất cho rằng,

nếu công tác tuyên truyền ảnh hưởng chủ yếu đối với lĩnh vực nhận thức, trí tuệ

11

của quần chúng thông qua việc vận dụng những kiến thức, những lý thuyết, khái

niệm trừu tượng, thì công tác cổ động tác động chủ yếu vào lĩnh vực tình cảm

mạnh hơn, nhiều hơn thông qua những khẩu hiệu, biểu tượng. Cả hai hoạt động

này liên hệ mật thiết, gắn liền với nhau trong sự thống nhất biện chứng. Công tác

tuyên truyền sẽ không có hiệu quả, nếu không có công tác cổ động và ngược lại

công tác cổ động sẽ không đạt được mục đích mong muốn nếu không có công tác

tuyên truyền. Mục đích của công tác TTCĐ là giáo dục tư tưởng Mác - Lênin

trong Quân đội, Hải quân xây dựng cho các chiến sĩ Xô - viết thế giới quan khoa

học, nhân sinh quan cộng sản; nâng cao tính tích cực chính trị của chiến sĩ, động

viên họ tự giác chấp hành nghĩa vụ quân nhân: “Công tác cổ động - tuyên truyền

trong các lực lượng vũ trang có mục đích giải thích cho mọi người lý luận Mác -

Lênin, chính sách của Đảng và Chính phủ, các điều khoản của Hiến pháp mới của

Liên Xô, xây dựng trong các chiến sĩ ý thức cộng sản chủ nghĩa, những phẩm chất

tinh thần - chính trị và phẩm chất chiến đấu, động viên mọi người nâng cao bản

lĩnh chiến đấu, củng cố kỷ luật quân sự, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu của

bộ đội” [20, tr. 153]. Hướng tác động của công tác TTCĐ là nhằm vào lĩnh vực

trí tuệ, tình cảm, ý chí. Nội dung TTCĐ bao gồm chủ nghĩa Mác - Lênin, quan

điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Liên Xô, các mệnh lệnh, chỉ thị của Bộ

trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị, các sự kiện trong đời

sống hiện thực, các nhiệm vụ, mệnh lệnh của người chỉ huy. Phương tiện sử dụng

bao gồm sách, báo, tạp chí, các cuộc tranh luận, thảo luận, trò chuyện, truyền đơn,

báo tường, mít tinh và các phương tiện nghe nhìn khác. Những hình thức cơ bản

của công tác TTCĐ được các công trình này khái quát là: những buổi học chính trị

của hạ sĩ quan và chiến sĩ; học chủ nghĩa Mác - Lênin cho sĩ quan; hệ thống học

tập của Đảng (các lớp học đại học ban đêm, trường Đảng của sư đoàn, các bài nói

chuyện, các báo cáo lý luận, báo cáo thời sự, mít tinh, thảo luận chuyên đề, giải

đáp, cuộc họp các bạn đọc, xem phim, xem kịch…)

12

Theo các công trình trên, kết quả công tác TTCĐ là động cơ thúc đẩy

hành động và mọi hành vi của chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ quân nhân một cách

có ý thức, có sáng kiến; có kiến thức, niềm tin, quan điểm, thế giới quan, thúc

đẩy các quân nhân tự giác hoàn thành nghĩa vụ của mình. Không chỉ phân tích

lý giải thực chất, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, tiêu chí đánh

giá kết quả công tác TTCĐ, các công trình còn chỉ ra các điều kiện cần thiết để

công tác TTCĐ có hiệu lực. Xuất phát từ tư tưởng của V.I.Lênin: “Gắn liền

khăng khít với công tác tuyên truyền thì có công tác cổ động trong công nhân

là công tác, đương nhiên, phải đặt lên hàng đầu do những điều kiện chính trị

hiện nay của nước Nga và do trình độ phát triển của quần chúng công nhân”

[65, tr. 556]. Do đó, yêu cầu cán bộ TTCĐ “Ngay cả trong những tác phẩm

nghiên cứu của mình cũng phải nhớ đến những độc giả công nhân, phải cố

gắng viết sao cho đơn giản, không có những lời thừa không cần thiết, không có

những màu mè bề ngoài của “học giả” [66, tr. 180]. Quán triệt tư tuởng đó của

V.I.Lênin, các công trình của Liên Xô cho rằng, cùng với điều kiện, phương

tiện thì phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức, năng lực, vốn sống, kỹ năng,

kinh nghiệm của những người TTCĐ có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng,

hiệu quả công tác TTCĐ.

Về vai trò của TTCĐ trong Quân đội và Hải quân Liên Xô, các công

trình đều thống nhất khẳng định rằng, công tác TTCĐ là một nội dung,

một mặt hoạt động của công tác tư tưởng trong Quân đội và Hải quân Xô

- viết có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng cho quân nhân thế giới

quan cộng sản chủ nghĩa; cổ vũ, động viên, nâng cao tính tích cực chính

trị của họ trong thực hiện nghĩa vụ quân nhân. Tiến hành TTCĐ là trách

nhiệm của tổ chức đảng, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị, cán bộ chỉ

huy, tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản. Từ thực tiễn tiến hành TTCĐ của

Quân đội và Hải quân Liên Xô, các công trình khẳng định, hoạt động

TTCĐ đã gây nên một sức sống lớn lao trong sinh hoạt tư tưởng của các

13

quân chủng, binh chủng dẫn đến sự phát triển mới trong ý thức giác ngộ

chính trị và ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao nghệ thuật chiến đấu

của cán bộ, chiến sĩ, củng cố tinh thần sẵn sàng chiến đấu của các lực

lượng vũ trang. Kalinin trong tác phẩm “Công tác TTCĐ ngoài hỏa tuyến”

cho rằng: “Trong chiến đấu, tác dụng của cán bộ tuyên truyền rất to lớn.

Có khi chính ngay một bộ đội tinh nhuệ, sau khi bị thương vong nặng nề,

cũng có thể mất hết lòng tin đối với sức mạnh của mình. Trong giờ phút

nghiêm trọng đó, cán bộ tuyên truyền có thể động viên tinh thần bộ đội,

có thể tạo nên sự chuyển biến trong quá trình chiến đấu” [18, tr. 3 - 4].

Tuy nhiên các công trình của Liên Xô quan niệm về công tác TTCĐ rất

rộng, bao quát tất cả các mặt hoạt động của công tác tư tưởng. Hoạt động

TTCĐ không chỉ giới hạn ở các hình thức, phương pháp cụ thể mà trên một

phương diện nào đó còn bao hàm cả các hoạt động giáo dục đào tạo, mà chưa

khu biệt rõ hoạt động TTCĐ với các hoạt động giáo dục chính trị, lãnh đạo tư

tưởng, hoạt động học tập lý luận chính trị với TTCĐ thực hiện các nhiệm vụ

chính trị. Chẳng hạn việc học tập ở các trường đảng của các sư đoàn, các lớp

học đại học ban đêm cũng nằm trong phạm vi của công tác TTCĐ. Đây là

điểm khác về tiến hành TTCĐ trong Quân đội và Hải quân Liên Xô với TTCĐ

trong QĐND Việt Nam. Mặc dù vậy, các công trình trên đã luận giải về thực

chất, mục đích, ý nghĩa, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, vai trò

của công tác TTCĐ, những kết quả nghiên cứu đó có giá trị cả về lý luận và

thực tiễn đối với việc tiến hành công tác TTCĐ và đổi mới công tác này trong

QĐND Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội vững mạnh về

chính trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nghiên cứu công tác TTCĐ dưới góc độ tâm lý học có các nhà tâm lý học

Xô - viết. Trong tác phẩm “Hoạt động - ý thức - nhân cách”, A.N.Leonchiev cho

rằng, trong quá trình tuyên truyền giáo dục, việc truyền thụ những quan điểm, tư

tưởng phải gắn với thực tiễn cuộc sống, phải xuất phát từ những quan hệ sống và

14

hoạt động của con người để chứng minh tính đúng đắn của các quan điểm đưa

ra, giúp đối tượng tiếp nhận hiểu rõ “nghĩa” và “ý” của các nội dung quan điểm,

tư tưởng, tránh áp đặt vào đối tượng những quan niệm và ý niệm sai trái hay viển

vông. Chủ thể công tác TTCĐ là người đem các giá trị tinh thần, tư tưởng của

chế độ xã hội, của đất nước và dân tộc tuyên truyền, giáo dục làm cho những giá

trị này trở thành những phẩm chất, giá trị tinh thần của đối tượng TTCĐ. Muốn

nâng cao hiệu qủa hoạt động, chủ thể TTCĐ phải nắm vững đặc điểm tâm lý của

đối tượng; cơ chế truyền thụ và lĩnh hội kiến thức; nội dung, hình thức, phương

pháp; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác TTCĐ đồng thời phải phát huy được

tính chủ động, tích cực, tự giác, năng động, kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống và

ý chí, nhu cầu, nguyện vọng của đối tượng TTCĐ. Tác giả I.G.Xulimov trong

tập bài giảng về “Công tác tuyên truyền cổ động của các phó trung đoàn trưởng

về chính trị” đã bước đầu dựng lên cấu trúc tâm lý của hoạt động tuyên tuyền và

chỉ ra những yêu cầu về nhân cách của người đi tuyên truyền.

Ở Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc coi công tác

TTCĐ là một phương tiện rất hữu hiệu để đưa đường lối, chủ trương, chính sách

của Đảng đến với quần chúng một cách nhanh chóng, kịp thời và phản ánh một

cách rộng rãi, tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của quần chúng đến với Đảng, Nhà

nước; kịp thời truyền bá thông tin trong nước và thế giới, tác động trực tiếp tới tư

tưởng, hành vi, xu hướng chính trị cổ vũ, động viên, khích lệ quần chúng phấn

đấu hành động để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ. Tháng 6/1941 Bộ Tuyên truyền

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong “Đề cương Công tác cổ động

tuyên truyền của Đảng,” đã chỉ rõ: “Công tác tuyên truyền cổ động và công tác tổ

chức đối với mọi công tác Đảng của chúng ta cũng như chim có hai cánh, xe có

hai bánh, không thể thiếu một” và “Không có công tác cổ động tuyên truyền thì

cũng không có công tác tổ chức. Không có công tác tổ chức thì cũng không thể

biến công tác tuyên truyền cổ động thành sức mạnh vật chất” [52, tr .10]. Bàn về

vai trò của công tác tuyên truyền, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung quốc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!