Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
16.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1552

Đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ HỮU KHANG

ĐÒI LẠI ĐỘNG SẢN

KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU

THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐÒI LẠI ĐỘNG SẢN

KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU

THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên Ngành: Luật Dân Sự Và Tố Tụng Dân Sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Quang

Học viên: Lê Hữu Khang

Lớp: Cao học Luật, Khóa 2 – Bình Dương

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là kết quả của quá trình tổng hợp và nghiên

cứu của bản thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Nguyễn

Xuân Quang. Các thông tin, Bản án được trích dẫn trong Luận văn là trung thực

và chính xác, tác phẩm chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin

chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Lê Hữu Khang

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆC ĐÒI LẠI TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN9

KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU..................................................9

1.1. Chủ thể đòi lại tài sản ...............................................................................10

1.1.1. Chủ sở hữu tài sản .................................................................................10

1.1.2. Người chiếm hữu hợp pháp tài sản........................................................14

1.2. Chủ thể bị đòi lại tài sản...........................................................................15

1.2.1. Người chiếm hữu trái pháp luật (chiếm hữu không có căn cứ pháp

luật)..................................................................................................................16

1.2.2. Người thứ ba ngay tình ..........................................................................17

1.3. Tài sản bị đòi là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu..............19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................22

CHƯƠNG 2. HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC ĐÒI LẠI TÀI SẢN LÀ

ĐỘNG SẢN KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU .........................23

2.1. Người chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản...............................23

2.1.1. Người hoàn trả tài sản...........................................................................24

2.1.2. Đối tượng phải hoàn trả ........................................................................24

2.2. Trường hợp phải trả lại hoa lợi, lợi tức hoặc không trả lại hoa lợi, lợi

tức ......................................................................................................................26

2.3. Phải bồi hoàn lại bằng giá trị, bồi thường thiệt hại khi tài sản không

còn, mất mát, hư hỏng .....................................................................................28

2.3.1. Trường hợp khi chủ sở hữu không được đòi lại tài sản.........................28

2.3.2. Trường hợp khi chủ sở hữu được đòi lại tài sản ...................................29

2.4. Người chiếm hữu ngay tình được thanh toán chi phí bảo quản, làm

tăng giá trị tài sản.............................................................................................30

2.5. Trường hợp không trả lại tài sản ............................................................33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................36

KẾT LUẬN.........................................................................................................37

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quyền sở hữu ở nước ta được nhiều ngành luật bảo vệ như: Luật Hiến

pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự v.v…Các ngành luật bảo vệ

quyền sở hữu bằng những biện pháp đặc trưng riêng của mình, chúng hỗ trợ và

bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống các biện pháp pháp lý giúp chủ thể có

được sự lựa chọn rộng rãi để bảo vệ một cách triệt để và có hiệu quả cao đối với

quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền sở hữu bằng luật dân sự

vẫn là giải pháp đặc biệt, phổ biến và có nhiều lợi điểm hơn cả.

1

Những lợi điểm của biện pháp bảo vệ quyền sở hữu bằng pháp luật dân sự

thể hiện ở việc đây là phương thức mang tính thực tế cao, do việc xâm phạm

quyền sở hữu thường nảy sinh hàng ngày trong đời sống xã hội, thuộc phạm vi

điều chỉnh của pháp luật dân sự. Khi bị xâm phạm quyền sở hữu thì chủ sở hữu,

người chiếm hữu hợp pháp thường muốn được trả lại nguyên trạng tài sản cho

mình hoặc được bồi hoàn tương xứng với tài sản hoặc phần tài sản đã bị thiệt

hại, do vậy sử dụng pháp luật dân sự để bảo vệ quyền sở hữu bảo đảm được

quyền về tài sản của các chủ thể, nó khác với việc xử lý hình sự, xử lý hành

chính chủ yếu với mục đích trừng phạt, răn đe. Mặt khác, các chủ thể có quyền

sở hữu bị xâm phạm có được sự chủ động trong việc bảo vệ quyền sở hữu của

mình bằng cách khởi kiện dân sự hoặc khi đã khởi kiện vẫn có quyền thỏa thuận

và rút lại đơn kiện. Những lợi điểm trên giúp củng cố các chế định về quyền sở

hữu trong pháp luật Việt Nam, khuyến khích người lao động sản xuất và tích lũy

tài sản vì quyền sở hữu của mình đã được pháp luật bảo vệ một cách toàn diện,

triệt để.

Xuất phát từ nguyên tắc quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ

thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ, Bộ luật Dân sự quy định về quyền

đòi lại tài sản, qua đó, chủ sở hữu tài sản, chủ thể có quyền khác đối với tài sản

có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có

căn cứ pháp luật.

1 Lê Minh Hùng (Chủ biên) (2017), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế,

Nxb.Hồng Đức, tr.145

2

Khoa học pháp lý dân sự đã phân loại người chiếm hữu tài sản không có

căn cứ pháp luật thành hai loại là người chiếm hữu không ngay tình và người

chiếm hữu ngay tình. Về nguyên tắc chung thì người chiếm hữu tài sản không có

căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu tài sản, chủ thể có quyền khác

đối với tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Do đó, người chiếm

hữu tài sản không có căn cứ pháp luật, không ngay tình thì buộc phải trả lại tài

sản cho chủ sở hữu trong mọi trường hợp. Tuy nhiên đối với người chiếm hữu

ngay tình thì xét về mặt ý thức chủ quan, họ đã tham gia giao dịch trên cơ sở tự

nguyện, bình đẳng, tuân theo các quy định của pháp luật, do vậy quyền lợi của

họ là chính đáng nhưng vì lý do nào đó, quyền lợi của họ lại đối kháng với

quyền lợi của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp mà quyền lợi của các chủ

thể này đều phải được pháp luật bảo vệ.

Từ những vấn đề thực tế nêu trên, Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015 quy

định về quyền đòi lại tài sản với nội dung: “1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác

đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản,

người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật...”, mà trường hợp đặc biệt cụ

thể đối với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được quy

định riêng tại Điều 167 quy định về “Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký

quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình”, Điều 168 quy định về “Quyền đòi

lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu

ngay tình”. Các quy định này đã thể hiện được sự mềm dẻo, linh hoạt trong việc

cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, giữa quyền đòi lại tài sản và quyền sở hữu tài

sản trong một số trường hợp có được tài sản do chiếm hữu ngay tình, đặc biệt đã

dành một thái độ tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình, đây là

một điểm mới tiến bộ hơn hẳn so với Bộ luật dân sự năm 1995, điểm tiến bộ này

được duy trì từ Bộ luật dân sự năm 2005 đến Bộ luật dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, Trên thực tế áp dụng quy định pháp luật nêu trên hiện nay vẫn

còn khá bất cập như:

- Một trong những ý nghĩa của việc đăng ký quyền sở hữu tài sản chính là

yếu tố quan trọng để chứng minh cho việc ai là chủ sở hữu tài sản. Vì vậy, đối

với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì không có các giấy tờ, chứng thư

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!