Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Doanh nghiệp trực thuộc ngân hàng và sự phục thuộc vào quản lý vốn tại các doanh nghiệp này - 1 pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mở đầu
1. Sự cần thiết của khoá luận
Việt Nam chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN từ năm 1986. Cơ chế mới đ• mở ra nhiều cơ hội và những thách thức mới
đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với từng doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt trong
nền kinh tế thị trường này, để tiến hành bất kỳ hoạt động SXKD, chủ thể kinh tế nào cũng cần
phải chủ động về vốn, vốn là yếu tốt cực kỳ quan trọng trong mọi hoạt động thuộc lĩnh vực
kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào.
Trước kia trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp được Nhà nước cấp phát vốn, lãi Nhà nước
thu, lỗ Nhà nước bù. Do đó các doanh nghiệp không quan tâm đến hiệu quả SXKD cũng như
hiệu quả sử dụng vốn. Ngày nay khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp
phải tự đối mặt với sự biến động của thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước. Muốn có được hiệu quả cao trong SXKD, tăng sức cạnh tranh của
mình các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để huy động và sử dụng vốn sao cho hợp lý.
Đây là việc làm cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp cũng như
nền kinh tế quốc gia.
Xuất phát từ những vấn đề bức xúc nêu trên và qua thời gian thực tập tại Công ty In - Thương
mại - Dịch vụ Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam. Tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Quản trị
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng
" làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Kết cấu của khoá luận
Kết cấu của khoá luận ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 3 chương.
Chương 1: Vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
các doanh nghiệp.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Chương 2: Tình hình sử dụng VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty In - Thương mại -
Dịch vụ Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại
Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam.
Chương 1: vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
các doanh nghiệp
1.1. Vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động.
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm.
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế với
nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm
hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất
cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên
thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có tư liệu sản xuất, đối
tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình
kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối
tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất
ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp
khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động
gọi là tài sản lưu động, TSLĐ của doanh nghiệp gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
TSLĐ sản xuất gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục, vật
tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
là tài sản cố định. Thuộc về TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ.
TSLĐ lưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán.
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Trong quá trình
tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động
lưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh
doanh được liên tục trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Để hình thành nên tài sản
lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông, doanh nghiệp cần phải có một số vốn thích
ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là vốn lưu
động của doanh nghiệp.
Như vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là số tiền ứng trước về tài sản lưu động
sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu
động cũng vận động liên tục, chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác. Sự vận động của
vốn lưu động qua các giai đoạn có thể mô tả bằng sơ đồ sau:
T-H-SX-H’- T’
Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận động của vốn lưu động theo
trình tự sau:
T – H – T’
Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từ hình thái ban đầu là
tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùng quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu
gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Cụ thể là sự tuần hoàn của vốn lưu động được chia
thành các giai đoạn như sau:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
- Giai đoạn 1(T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình thái tiền tệ được dùng
để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sản xuất. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu
động đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá.
- Giai đoạn 2(H-SX-H’): ở giai đoạn nay doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra sản phẩm, các vật
tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất. Trải qua quá trình sản xuất các sản phẩm hàng hoá được
chế tạo ra. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển
sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm.
- Giai đoạn 3:(H’-T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền về và vốn
lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình thái vốn tiền tệ trở về điểm xuất
phát của vòng tuần hoàn vốn. Vòng tuần hoàn kết thúc. So sánh giưa T và T’, nếu T’ >T có
nghĩa doanh nghiệp kinh doanh thành công vì đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất đã sinh sôi
nảy nở, doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được VLĐ và ngựơc lại. Đây là một nhân tố quan
trọng đánh giá hiệu quả sử dụng đồng VLĐ của doanh nghiệp.
Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục nên
vốn lưu động của doanh nghiệp cũng tuần hoàn không ngừng, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ
gọi là sự chu chuyển của vốn lưu động. Do sự chu chuyển của vốn lưu động diễn ra không
ngừng nên trong cùng một lúc thường xuyên tồn tại các bộ phận khác nhau trên các giai đoạn
vận động khác nhau của vốn lưu động. Khác với vốn cố định, khi tham gia vào các hoạt động
sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện, chu chuyển giá trị toàn
bộ một lần vào giá trị sản phẩm và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm.
1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com