Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đô thị và phát triển bền vững: một số lý luận và thực tiễn ở Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 55 - 59
55
ĐÔ THỊ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG -
MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở THÁI NGUYÊN
Vũ Vân Anh
Khoa Địa lý , Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hệ thống đô thị Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH đất nước đang gặp nhiều thách thức và trở
ngại về nhiều mặt, như các vấn đề: Di dân từ nông thôn ra thành thị, phát triển kinh tế đô thị, giao
thông đô thị, công bằng xã hội, môi trường, quy hoạch và quản lý đô thị,… đặc biệt ở tại các thành
phố lớn, vấn đề này càng trở nên bức xúc, đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu và giải pháp đồng
bộ để giải quyết, giảm thiểu những tác động bất lợi của chúng, đảm bảo cho quá trình phát triển
bền vững của đô thị; trong đó có thành phố Thái Nguyên: Đô thị loại I, trung tâm phát triển vùng
Đông Bắc, nơi đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ theo hướng CNH-HĐH. Bộ mặt đô thị TP
đã thay đổi rõ nét và dần hình thành vóc dáng một đô thị mang bản sắc riêng của vùng TDMN Bắc
Bộ. Năm 2009 TP. Thái Nguyên được Hiệp hội Các đô thị Việt Nam bình chọn là 1 trong 10 đô thị
sạch trên toàn quốc.
Từ khóa: đô thị, phát triển bền vững, thành phố Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Hệ thống đô thị đóng vai trò như một hệ
thống “khung xương” phát triển của mỗi lãnh
thổ, mỗi quốc gia. Hệ thống đô thị Việt Nam
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước đang gặp nhiều thách thức và trở
ngại về nhiều mặt, như các vấn đề: Di dân từ
nông thôn ra thành thị, phát triển kinh tế đô
thị, giao thông đô thị, công bằng xã hội, môi
trường, quy hoạch và quản lý đô thị,… đặc
biệt ở tại các thành phố lớn, vấn đề này càng
trở nên bức xúc, đòi hỏi cần phải có những
nghiên cứu và giải pháp đồng bộ để giải
quyết, giảm thiểu những tác động bất lợi của
chúng, đảm bảo cho quá trình phát triển bền
vững của đô thị; trong đó có thành phố Thái
Nguyên: Đô thị loại I, trung tâm phát triển
vùng Đông Bắc, nơi đang trong quá trình đô
thị hóa mạnh mẽ theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
NỘI DUNG
Một số lý luận về đô thị phát triển bền
vững (PTBV)
a) Quan niệm về PTBV đô thị:
Tổng quan kinh nghiệm nghiên cứu và thực
tiễn hành động về PTBV đô thị của một số
các tổ chức ở các nước, các tổ chức quốc tế
trên thế giới, có thể kết luận rằng: Một đô thị
*
Tel: 0912687173; email: [email protected]
bền vững trong quá trình phát triển, quan
niệm đầy đủ là: khi nó đạt được sự thống nhất
trong một khuôn khổ bền vững cả ba mặt kinh
tế, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất
lượng sống của thế hệ hiện tại mà không làm
ảnh hưởng tới các nhu cầu phát triển của thế
hệ tương lai. [3]
b) Nguyên tắc chung của sự phát triển đô thị
bền vững:
- Xu hướng phát triển của đô thị không làm
thế hệ tương lai phải trả giá các hậu quả xấu
của thế hệ hiện tại để lại,...
- Đô thị phát triển cân bằng giữa các mặt kinh
tế, xã hội và môi trường.
- Một đô thị chỉ phát triển bền vững trong mối
quan hệ bền vững với vùng lãnh thổ đô thị,
các vùng và các đô thị khác mà nó chịu ảnh
hưởng cũng phát triển bền vững
Tuy nhiên, để đo được sự phát triển bền vững
và có thể đưa ra khái niệm “PTBV ở mức
chấp nhận được”? Đã có nhiều hệ thống tiêu
chí, chỉ tiêu được đề xuất, nhưng được thừa
nhận ngày càng rộng rãi là 4 mức độ đo sau:
Độ đo kinh tế: Độ đo kinh tế của sự phát triển
bền vững được tính trên giá trị GDP hoặc
GNP. Do vậy, trong độ đo này cần phải tính
đến việc hạn chế tối đa nhu cầu tiêu thụ tài
nguyên không tái tạo và mức độ tái sinh tài
nguyên, vật liệu từ các chất thải.