Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát và phân tích lối sống người dân đô thị thông qua hành vi tiêu dùng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khảo Sát Và Phân Tích Lối Sống Người Dân Đô Thị Thông Qua Hành Vi Tiêu Dùng
0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC - CÔNG TÁC XÃ HỘI - ĐÔNG NAM Á HỌC
---- ----
CÔNG TRÌNH DỰ THI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM HỌC 2012 – 2013
TÊN ĐỀ TÀI: “KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH
LỐI SỐNG NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ THÔNG QUA
HÀNH VI TIÊU DÙNG”
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.S LÂM THỊ ÁNH QUYÊN
SINH VIÊN THỰC HIỆN : HÀ THỊ HIẾU
NGUYỄN THỊ PHẤN
Tp Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013
Khảo Sát Và Phân Tích Lối Sống Người Dân Đô Thị Thông Qua Hành Vi Tiêu Dùng
1
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. BỐI CẢNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................. 6
Bối cảnh vấn đề ................................................................................................ 6
Tổng quan tư liệu ............................................................................................. 7
Kết luận .......................................................................................................... 10
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................... 11
Ý nghĩa lý luận ............................................................................................... 12
Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 13
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................ 13
Mục tiêu tổng quát.......................................................................................... 13
Mục tiêu cụ thể............................................................................................... 13
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 14
Hướng tiếp cận nghiên cứu ............................................................................ 14
Các lý thuyết ứng dụng .................................................................................. 14
Khung nghiên cứu .......................................................................................... 18
Các khái niệm chính....................................................................................... 19
Các giả thiết nghiên cứu................................................................................. 21
5. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU ......................... 22
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 22
Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu............................................................. 22
Phương pháp chọn mẫu.................................................................................. 22
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN MẪU
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 23
Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 23
Đặc điểm nhân khẩu....................................................................................... 23
CHƯƠNG II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG
2.1. Nhóm nhân tố giá trị .............................................................................. 26
2.2. Nhóm nhân tố nhu cầu, động cơ ............................................................ 30
Khảo Sát Và Phân Tích Lối Sống Người Dân Đô Thị Thông Qua Hành Vi Tiêu Dùng
2
CHƯƠNG 3: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NHÓM XÃ HỘI TRONG
HÀNH VI TIÊU DÙNG .................................................................................... 33
3.1. Cách thức chi tiêu................................................................................... 33
3.2. Sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng giữa các nhóm xã hội .................. 35
3.2.1. Sự khác biệt trong các yếu tố tác động đến quyết định chi tiêu ............ 35
3.2.2. Sự khác biệt trong các lĩnh vực tiêu dùng.............................................. 40
3.2.2.1. Tiêu dùng thiết yếu........................................................................... 40
3.2.2.2. Chăm sóc sức khỏe........................................................................... 52
3.2.2.3. Thể thao, vui chơi giải trí ................................................................. 55
3.2.2.4. Giáo dục ........................................................................................... 62
3.3 Tiêu dùng vào dịp tết ............................................................................. 64
CHƯƠNG 4: Tác Động Của Hành Vi Tiêu Dùng Đến Chất Lượng Sống Của
Người Dân Đô Thị …………………………………………………………….69 4.1.
Tác động của việc sử dụng hàng hóa kém chất lượng đến đời sống người dân đô thị.
...............................................................................................................................69
4.2. Đánh giá hành vi tiêu thụ phô trương trong xã hội hiện nay....................73
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ......................................................... 76
5.1 Kết luận..................................................................................................... 76
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 79
5.3. Hạn chế chủa đề tài................................................................................... 80
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 81
C. PHỤ LỤC
1. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 82
Sách ................................................................................................................ 82
Giáo trình........................................................................................................ 82
Tạp chí, báo cáo khoa học, luận văn .............................................................. 82
Websites ......................................................................................................... 83
2. PHỤ LỤC 1: Phiếu thăm dò ý kiến ........................................................ 84
3. PHỤ LỤC 2: Các bảng đính kèm ........................................................... 93
Khảo Sát Và Phân Tích Lối Sống Người Dân Đô Thị Thông Qua Hành Vi Tiêu Dùng
3
LIỆT KÊ BẢNG
Bảng 1: Trình độ học vấn và thu nhập
Bảng 2: Ma trận phân tích các nhân tố giá trị
Bảng 3: Nhận định về giá trị phân theo giới tính, nhóm tuổi và các nhóm thu nhập.
Bảng 4: Ma trận phân tích các nhân tố nhu cầu, động cơ trong tiêu dùng
Bảng 5: Nhận định về nhu cầu động cơ trong tiêu dùng phân theo giới tính, nhóm tuổi
và thu nhập.
Bảng 6: Ma trận phân tích các nhân tố “Cách thức chi tiêu”
Bảng 7: Cách thức chi tiêu theo giới tính, nhóm tuổi và nhóm thu nhập
Bảng 8.1: Nhận định “cá nhân tự quyết định” tác động đến quyết định chi tiêu phân
theo giới tính, nhóm tuổi và thu nhập.
Bảng 8.2: Nhận định “Tham khảo ý kiến của các thành viên trong gia đình” tác động
đến quyết định chi tiêu phân theo giới tính, nhóm tuổi và thu nhập.
Bảng 8.3: Nhận định “Tham khảo ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp” tác động đến
quyết định chi tiêu phân theo giới tính, nhóm tuổi và thu nhập.
Bảng 8.4: Nhận định “Theo dõi các thông tin trên các phương tiện truyền thông đại
chúng” tác động đến quyết định chi tiêu phân theo giới tính, nhóm tuổi và thu nhập.
Bảng 9.1: Địa điểm tiêu dùng các sản phẩm thiết yếu theo giới tính
Bảng 9.2: Địa điểm tiêu dùng các sản phẩm thiết yếu theo nhóm tuổi.
Bảng 9.3: Địa điểm tiêu dùng các sản phẩm thiết yếu theo thu nhập.
Bảng 10.1: Xu hướng “lựa chọn hàng hóa bền” phân theo nhóm thu nhập.
Bảng 10.2: Xu hướng “lựa chọn hàng hóa bền” phân theo nhóm tuổi.
Bảng 10.3: Xu hướng “lựa chọn hàng hóa rẻ” theo nhóm tuổi và nhóm thu nhập.
Bảng 11.1: Xu hướng lựa chọn quần áo, giày dép, mỹ phẩm phân theo nhóm thu
nhập.
Bảng 11.2: Xu hướng lựa chọn quần áo, giày dép, mỹ phẩm phân theo nhóm tuổi.
Bảng 11.2: Xu hướng lựa chọn quần áo, giày dép, mỹ phẩm theo nhóm thu nhập
(tiếp theo).
Bảng 11.3: Xu hướng lựa chọn quần áo, giày dép, mỹ phẩm phân theo nhóm tuổi
Khảo Sát Và Phân Tích Lối Sống Người Dân Đô Thị Thông Qua Hành Vi Tiêu Dùng
4
(tiếp theo).
Bảng 12: Lựa chọn nguồn gốc xuất xứ sản phẩm theo nhóm thu nhập.
Bảng 13: Sự khác biệt trong hình thức khám chữa bệnh theo nhóm thu nhập.
Bảng 14: Khoảng thời gian tham gia khám sức khỏe định kỳ theo nhóm thu nhập.
Bảng 15: Các hoạt động chi tiêu trong thời gian nhàn rỗi theo nhóm thu nhập.
Bảng 16: Các hoạt động chi tiêu vào dịp cuối tuần theo nhóm thu nhập.
Bảng 17: Địa điểm thường lựa chọn khi đi ăn bên ngoài theo nhóm thu nhập.
Bảng 18: Địa điểm thường lựa chọn khi đi du lịch, dã ngoại theo nhóm thu nhập.
Bảng 19: Các môn thể thao theo nhóm thu nhập.
Bảng 20: Việc tham gia các khóa học theo nhóm tuổi, nhóm thu nhập.
Bảng 21: Việc lựa chọn các khóa đào tạo theo nhóm tuổi, nhóm thu nhập.
Bảng 22: Hành vi tiêu dùng vào dịp tết phân theo nhóm thu nhập
Bảng 23: Ma trận phân tích các nhân tố cách thức tiêu dùng vào dịp tết
Bảng 24 : Nhận định cách thức tiêu dùng vào dịp tết phân theo giới tính, nhóm tuổi
và các nhóm thu nhập.
Bảng 25 : Đánh giá chất lượng hàng hóa Trung Quốc phân theo nhóm thu nhập
Bảng 26 : Đánh giá chất lượng hàng hóa Trung Quốc phân theo nhóm thu nhập (tiếp
theo)
Bảng 27 : Ma trận phân tích các nhân tố cách thức tiêu dùng đối với hàng hóa nhiễm
bẩn
Bảng 28 : Nhận định cách thức tiêu dùng đối với hàng hóa nhiểm bẩn phân theo giới
tính, nhóm tuổi và các nhóm thu nhập.
Bảng 29: Ma trận phân tích các nhân tố đánh giá hành vi tiêu thụ phô trương trong xã
hội
Bảng 30: Đánh giá hành vi tiêu thụ phô trương trong xã hội phân theo giới tính, nhóm
tuổi và các nhóm thu nhập.
Bảng 31: Đánh giá hành vi tiêu thụ phô trương phân theo nhóm nhân tố giá trị, nhóm
nhân tố nhu cầu động cơ trong tiêu dùng và nhóm nhân tố cách thức chi tiêu
Khảo Sát Và Phân Tích Lối Sống Người Dân Đô Thị Thông Qua Hành Vi Tiêu Dùng
5
LIỆT KÊ BIỂU
Biểu đồ 1: Nhóm tuổi
Biểu đồ 2: Nhóm nghề nghiệp
Biểu đồ 3: Những giá trị được đề cao trong cuộc sống
Biểu đồ 4: Khám sức khỏe định kỳ theo nhóm tuổi
Biểu đồ 5: Khám sức khỏe định kỳ theo thu nhập
Biểu đồ 6: Địa điểm thường lựa chọn khi đi du lịch, dã ngoại
Biểu đồ 7: Các môn thể thao theo nhóm thu nhập
Khảo Sát Và Phân Tích Lối Sống Người Dân Đô Thị Thông Qua Hành Vi Tiêu Dùng
6
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh vấn đề nghiên cứu
1.1. Bối cảnh vấn đề
Bắt đầu năm 1986, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, phát triển sản xuất
hàng hóa, mở rộng giao thương với các nước trong và ngoài khu vực, đời sống kinh tế
- xã hội của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao, đem lại sự cải thiện
trong điều kiện làm việc, điều kiện sống, đồng thời tạo điều kiện để nâng cao vị thế
xã hội, thay đổi tư duy, hành vi dẫn đến thay đổi lối sống của người dân.
Để đáp ứng nhu cầu cho người dân và đặc biệt là trong tiêu dùng, sự phát triển của
các trung tâm thương mại, các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích mọc lên ngày càng
nhiều, với mục tiêu phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn uống, may mặc v.v... Đồng thời,
với mức sống ngày càng gia tăng, những nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, học tập,
khẳng định bản thân luôn được quan tâm và đầu tư đúng mức. Hiện nay, các trung
tâm giáo dục, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ vui chơi giải trí ngày càng
đa dạng tạo điều kiện cho con người có nhiều cơ hội tiếp cận và lựa chọn khác nhau.
Ở khu vực đô thị và nhất là thành phố Hồ Chí Minh, khoảng cách giàu nghèo đang
ngày càng gia tăng, thể hiện rõ trong thu nhập, mức sống và tiêu dùng của người dân.
Những người giàu thường sống tập trung tại những khu vực trung tâm thành phố hay
những khu đô thị mới, họ ở trong những ngôi nhà đắt tiền, có nhiều cơ hội tiếp cận
với các dịch vụ giáo dục, y tế v.v.. Mặc khác, những người nghèo (nghèo đô thị)
thường là dân nhập cư, nguồn sống chủ yếu dựa vào sức lao động, cuộc sống thường
bấp bênh do công việc không ổn định vì thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật, sống tập
trung ở những vùng ven, những khu nhà ổ chuột, thường không có khả năng tiếp cận
với các dịch vụ an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, cuộc sống luôn thiếu thốn và khó
khăn. Thực tế cho thấy chênh lệch giàu nghèo qua thu nhập, mức sống và tiêu dùng là
tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nhưng sự chênh lệch giàu nghèo phản ánh sự bất
bình đẳng trong xã hội đang ngày càng tăng. Ở góc độ nào đó, đây là nguyên nhân
đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội.
Khảo Sát Và Phân Tích Lối Sống Người Dân Đô Thị Thông Qua Hành Vi Tiêu Dùng
7
1.2. Tổng quan tư liệu
Điểm qua những công trình nghiên về sự khác biệt giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội
trong lĩnh vực tiêu dùng, trước hết phải kể đến tác giả Ernst Engel, nhà kinh tế học
sinh trưởng ở vùng Saxe. Năm 1857, ông đã công bố một bài viết về mối liên hệ giữa
thu nhập và cơ cấu ngân sách, dựa trên việc nghiên cứu 153 gia đình tại Bỉ, và xác lập
nhiều nguyên lý nổi tiếng với tên gọi “các quy luật Engel”:
1. Khi thu nhập tăng thì tỷ phần dành cho lương thực giảm;
2. Tỷ phần thu nhập dành cho áo quần, nhà ở và chi phí liên quan đến nhà ở có
mối tương quan tỷ lệ thuận với thu nhập;
3. Tỷ lệ những chi tiêu khác (tức những chi tiêu dành cho giải trí, văn hóa và
những thứ không thuộc loại nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, áo quần và chổ
ở) tăng nhanh hơn thu nhập.
Theo Engel, cơ cấu chi tiêu có tương quan với một nguyên nhân duy nhất: mức ngân
sách gia đình. Các khoảng chi tiêu được quy chiếu về những nhu cầu căn bản, nằm
ngoài mọi sự xã hội hóa, và việc xã hội hóa chỉ can dự khi đạt đến một ngưỡng thu
nhập nào đó, khi các nhu cầu thiết yếu này đã được thỏa mãn.
Tuy nhiên Maurice Halbwachs đã phản bác các kết quả nghiên cứu của Engel
[Baudelot và Establet, 1994]. Sử dụng những cuộc điều tra được tiến hành ở Đức năm
1909, ông dựng lên những bản so sánh chỉ ra những khác biệt về cơ cấu chi tiêu giữa
công nhân và nhân viên có cùng mức ngân sách gia đình như nhau, và những hiệu
ứng của việc gia tăng thu nhập đối với các ngân sách này của hai tầng lớp.
Các dữ liệu trên phủ nhận các quy luật của Engel và làm chúng phức tạp hơn:
- Trước tiên, nếu tỷ lệ chi tiêu cho lương thực giảm một khi thu nhập gia tăng,
một điều phù hợp với quy luật Engel, thì ta cũng quan sát được rằng tỷ lệ này
bao giờ cũng cao hơn ở công nhân: một công nhân giàu chi tiêu cho lương
thực nhiều hơn đáng kể so với một nhân viên “nghèo”;
- Ngược lại với công nhân, khi thu nhập tăng, nhân viên không thay đổi về tỷ lệ
chi tiêu dành cho quần áo;
- Đối với nhà ở thì hai tầng lớp này có cơ cấu ngược nhau: khi thu nhập tăng,
công nhân dành một tỷ lệ chi tiêu thấp, trong lúc nhân viên chi tiêu nhiều hơn
cho khoản này;
Khảo Sát Và Phân Tích Lối Sống Người Dân Đô Thị Thông Qua Hành Vi Tiêu Dùng
8
- Đối với cả hai nhóm này các khoản chi tiêu khác đều tăng, nhưng nhân viên
cho dù mức thu nhập cao hay thấp vẫn dành một tỷ lệ cao hơn so với công
nhân.
Tóm lại, đối với công nhân phần thu nhập gia tăng được dùng để cải thiện mức tiêu
dùng và chăm chút bề ngoài. Còn đối với nhân viên mức chi tiêu ít hơn cho tiêu dùng
(so với công nhân) cho phép dôi ra một phần dành cho tiện nghi chổ ở và giải trí.
Theo Halbwachs, cách thức tiêu dùng gắn liền với cách thức hội nhập vào đời sống
xã hội. Cơ cấu chi tiêu của công nhân được giải thích bằng “nhu cầu xã hội” của công
nhân lao động trong những nhà máy làm mất tính người. Khả năng giao tiếp xã hội
của công nhân chủ yếu diễn ra ở những chốn công cộng, bên ngoài nhà ở, điều này
khuyến khích việc chăm sóc ngoại hình bản thân và giải thích tỷ phần quan trọng
dành cho quần áo trong ngân sách. Ngược lại, nhân viên thu mình về với cuộc sống
gia đình nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến tiện nghi của nội thất. Minh chứng này
cho thấy rằng trong các giới bình dân, kể cả những người nghèo nhất, lối sống không
chỉ do những nhu cầu vật chất quyết định. Nếu nguồn gốc các giai cấp xã hội nằm ở
vị trí của họ trong hệ thống sản xuất thì chính lúc tiêu dùng, các nguồn gốc này mới
được thể hiện [Halbwachs, 1913]
(Damien de Blic – Jeanne Lazarus, 2009, trang 153-156).
Tại Việt Nam, theo Đỗ Thiên Kính, thông qua những cuộc điều tra mức sống hộ gia
đình Việt Nam 2002-2008, sự phân tầng xã hội thể hiện ở 3 khía cạnh: học vấn, thu
nhập và uy tín nghề nghiệp. Trong đó học vấn được đo lường thông qua số năm đi
học; thu nhập được đo lường thông qua chỉ số chi tiêu và một số chi tiêu liên quan
đến thu nhập; uy tín nghề nghiệp xã hội được đánh giá qua các tầng lớp xã hội theo ý
kiến chủ quan của người dân. Kết quả cho thấy đa số những người có tầng lớp, địa vị
trong xã hôi thường có mức chi tiêu cao, họ thường thể hiện địa vị xã hội của bản
thân thông qua những sản phẩm tiêu dùng, chứng tỏ mình là người có vị thế trong xã
hội. Chính những điều này càng tạo ra khoảng cách phân tầng xã hội ngày càng lớp,
điều này được đánh giá qua mức tiêu dùng: người giàu họ thường đầu tư mua các
mặc hàng cao cấp, chất lượng còn người nghèo thì tìm mua những mặc hàng giảm
giá, những món hàng cao cấp được xem là hàng xa xỉ đối với những người nghèo. Vì