Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đo lường mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17) tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho phù hợp TPP khi Việt Nam gia nhập hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành theo
Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
được hướng dẫn Theo thông tư số 20/2006/TTBTC về cơ bản đã làm thay đổi bản
chất của thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Đây là lần đầu tư Việt Nam có một
chuẩn mực kế toán quy định và hướng dẫn một cách đầy đủ, cụ thể và chi tiết phù
hợp với thông lệ kế toán quốc tế về các nguyên tắc và phương pháp kế toán thuế
Thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn
gặp nhiều khó khăn khi áp dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN bởi lẽ sự phức tạp,
rắc rối, khó hiểu của chuẩn mực khi ứng dụng vào thực tiễn và việc kế toán cung
cấp số liệu chưa thật sự thuyết phục đối với nhà đầu tư hoặc quản lý. Trước đây
thuế TNDN là khoản nợ mà Doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cho Nhà nước
được hạch toán khấu trừ vào phần Lợi nhuận chưa phân phối, thì hiện nay thuế
TNDN lại được quy định là một khoản chi phí thuế. Điều này cũng dẫn đến cách
phản ánh số liệu vào Sổ kế toán, trình bày Báo cáo tài chính cũng khác trước và
đặc biệt là trình bày khoản chi phí thuế này trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
Theo Richter Quinn (2004), Kế toán và thông tin tài chính có nguồn gốc từ các
nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề đạt được sự tin tưởng.
Sự tồn tại song song giữa Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán cũng là những
cản trở cho quá trình hội tụ kế toán (Nguyen Cong Phuong & Tran Dinh Khoi
Nguyen, 2012). Ngoài ra, quy trình soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán chưa
chuyên nghiệp (Adam và Đỗ Thùy Linh, 2005), bên cạnh đó việc ứng dụng các
chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp đã phức tạp lại còn bị chi phối việc
bởi rất nhiều nhân tố ảnh hưởng trực tiếp khác. Vì vậy từ cơ sở lý luận đến thực
tiễn tại các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt khó khăn, điều này xảy ra ở các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
2
chiếm tỷ lệ khá cao, vì thế khi ứng dụng chuẩn mực sô 17 vẫn chưa được áp dụng
rộng rãi và đồng bộ trong các doanh nghiệp.
Vì vậy, việc đo lường mức độ hài lòng của Doanh nghiệp đối với Chuẩn mực
kế toán “Thuế TNDN” tại địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh cho phù hợp TPP khi
Việt Nam gia nhập hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên thái Bình Dương
nhằm đưa ra phương hướng, giải pháp và giải quyết những rào cản trong việc ứng
dụng thuế thu nhập doanh nghiệp là hết sức cần thiết, vì thế sẽ nâng cao được vai
trò của thông tin kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ trung thực và hợp
lý từ đó giúp các đối tượng bên trong và bên ngoài đưa ra được quyết định kịp thời
và đúng đắn. Bên cạnh đó sẽ giải quyết định những bất cập đã và đang xảy ra hiện
nay ở các Doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề cần thiết, cấp bách, có ý nghĩa thiết
thực.
Để đáp ứng yêu cầu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đo lường mức độ hài lòng
của Doanh Nghiệp về Chuẩn Mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Hồ chí Minh cho phù hợp TPP khi Việt Nam gia nhập hiệp định đối tác
kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương ”. Kết quả mong đợi sẽ đóng góp thêm
vào lý luận và là cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiện VAS 17 tại việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu, đo lường và đánh giá mức độ hài lòng của các
doanh nghiệp đối với chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua
xác định các nhân tố tác động tính hữu ích của VAS 17 đối với các doanh nghiệp
để giúp các nhà làm luật tham khảo và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực thuế TNDN
trong việc chuẩn bị gia nhập TPP.
Mục tiêu cụ thể:
+ Thư nhất: Nghiên cứu chuẩn mực kế tóan thuế thu nhập doanh nghiệp trên cơ
sở lý luận và đánh giá chuẩn mực kế toán (VAS 17).
+ Thứ hai: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu ích của VAS 17 của
Việt Nam
+ Thứ ba: Đo lường mức độ hài lòng của doanh nghiệp với VAS 17
3
+ Thứ tư: Gợi ý một số định hướng xây dựng và áp dụng VAS 17
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp định tính
- Phƣơng pháp so sánh và đối chiếu đƣợc sử dụng. Để nghiên cứu, tìm hiểu
các quy định pháp luận hiện nay về chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
và Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 12). Trên cơ sở đó tác giả phân tích tổng hợp,
đánh giá, so sánh để tìm ra những hạn chế và ưu điểm của VAS 17
- Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp. Tác giả sẽ có cuộc phỏng vấn trực tiếp
đối với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán
thông tin khảo sát tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu ích của VAS
17.
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp. Sau khi đã có được nguồn dữ liệu từ
các phương pháp so sánh, đối chiếu, khảo sát thực nghiệm, phỏng vấn trực tiếp.
Tác giả lập bảng phân tích, tổng hợp các dữ liệu trên.
Phƣơng pháp định lƣợng
- Phƣơng pháp thống kê mô tả. Xây dựng bảng câu hỏi rộng rãi cho tất
cả các đối tượng sử dụng VAS 17 sau đó thống kê kết quả khảo sát. Phần này tác
giả sử dụng phương pháp thông kê mô tả trong trương trình SPSS trên số liệu
thống kê và đọc kết quả thu thập được
- Phƣơng pháp thống kê định lƣợng: dùng để kiểm định, chứng minh
hoặc loại bỏ các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu ích của VAS 17 tại VIệT NAM.
Phương pháp kiểm định: Tác giả sẽ sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm
định sự tương quan của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu ích của VAS 17 tại
Việt Nam trong việc đo lường mức độ hài lòng của DN đối với VAS 17. Phần này
sẽ sử dụng phần mềm SPSS để tính hệ số Cronbach Anpha để đánh giá độ tin cậy
và EFA để đánh giá giá trị của các thang đo và xây dựng, viết hàm hồi quy tuyến
tính đa biến. Việc này sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện VAS 17 để
nâng cao mức độ hài lòng của DN khi vận dụng VAS 17 vào thực tiễn và nâng cao
tính hữu ích của VAS 17.
4
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các mức độ hài lòng của Doanh nghiệp đối với
VAS 17 tạị các doanh nghiệp địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Những đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu đã đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn cho cơ sở
hoàn thiện VAS 17 và vận dụng vào thực tiễn.
Về mặt lý luận.
Đề tài đã làm sáng tỏ về mặt lý luận đối với VAS 17 để làm cơ sở cho việc ứng
dụng vào thực tiễn đem lại sự hài lòng cho doanh nghiệp
Về mặt thực tiễn
- Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM khi vận dụng
VAS 17.
- Xác định các nhân tố tác động đến tính hữu ích của VAS 17 để đem lại sự hài lòng
cho doanh nghiệp khi vận dụng VAS 17
- Gợi ý một số định hướng xây dựng và áp dụng VAS 17.
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm chính sách kế toán, chuẩn mực kế toán, thuế thu nhập doanh
nghiệp
1.1.1 Chính sách kế toán:
Theo Chuẩn mực kế toán số 29 định nghĩa: Chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ sở
và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày
báo cáo tài chính.
Theo chuẩn mưc kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”: Chính sách kế toán bao
gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp
dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính. Doanh nghiệp phải lựa chọn và
ap dụng chính sách kế toán cho việc và lập trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy
định của từng chuẩn mực kế toán
Chính sách kế toán là những nguyên tắc, khi doanh nghiệp lập báo cáo tài chính phải
tuân thủ các nguyên tắc của kế toán. Bên cạnh đó chính sách kế toán còn là những lựa
chọn. Chuẩn mực kế toán cho phép doanh nghiệp lựa chọn các phương pháp kế toán
khác nhau cho phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Việc lựa chọn chính sách kế
toán khác nhau sẽ làm thay đổi thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.
1.1.2 Chuẩn mực kế toán:
Ở mỗi quốc gia, chuẩn mực kế toán được tổ chức có thẩm quyền ban hành nhằm mục
đích đảm bảo chất lượng các thông tin tài chính cung cấp cho người đầu tư tài chính và
cho các đối tượng quyền lợi liên quan khác. Đến cuối thế kỷ 20 hầu hết các quốc gia
đều thiết lập hệ thống kế toán của mình.
Theo điều 8 Luật kế toán: Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương pháp
kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
6
Như vậy chuẩn mực kế toán là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung,
phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản nhất, chung nhất làm cơ sở ghi chép và lập báo
cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý.
Theo quan điểm kế toán quốc tế, chuẩn mực kế toán chính là những qui định, hướng
dẫn cần được tôn trọng khi thực hiện các công việc kế toán và khi trình bày các thông
tin trong các báo cáo tài chính sao cho đảm bảo tính minh bạch của các báo cáo tài
chính.
Một số quốc gia khác ban hành chuẩn mực kế toán dưới thức những nguyên tắc và thủ
tục cơ bản liên quan đến việc ghi nhận, đnáh giá và trình bày thông tin trên báo cáo tài
chính. Một số quốc gia khác vừa có những các quy định kế toán cụ thể như hệ thống tài
khoản, báo cáo tài chính thống nhất vừa có các chuẩn mực dưới dạng các nguyên tắc
và thủ tục cơ bản trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính
Chuẩn mực kế toán có thể được xây dựng và ban hành dưới nhiều hình thức khác nhau.
Một số quốc gia như Pháp, Tây Ba Nha, Đức, chuẩn mực kế toán quy định chi tiết về
cách xử lý các nghiệp vụ kế toán, mẫu biểu BCTC, Pháp có tổng hoạch đồ kế toán
(Plan comptable General) được ban hành và áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh
nghiệp bao gồm hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, các phương pháp đánh giá và
mẫu biểu BCTC. Một số nước như khối Anglo-Saxon như Anh, Hoa Kỳ, Australia,
chuẩn mực kế toán bao gồm những nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến việc ghi
nhận, đánh giá và trình bày thông tin BCTC. Các doanh nghiệp có thể linh hoạt trong
việc thực hành kế toán nhưng phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của chuẩn mực
Chuẩn mực kế toán có những vai trò như sau:
Bảo đảm chất lượng thông tin kế toán thông qua việc xây dựng và ban hành các quy
định dựa trên một nền tảng các nguyên tắc chung
Giải quyết sự khác biệt giữa các quan điểm các bên về kế toán như gồm người lập,
người sử dụng, người kiểm tra
Tăng cường độ tin cậy của thông tin dưới gốc độ người sử dụng, khi cá c báo cáo tài
chính được lập trên một hệ thống chuẩn mực chung áp dụng cho các doanh nghiệp.