Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.pdf
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
949.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1720

Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Một trong những vấn đề quan trọng của công tác kế toán là định giá nhằm xác

định giá trị bằng tiền của các đối tượng kế toán để phục vụ cho công việc ghi chép

và lập báo cáo tài chính. Qua quá trình phát triển của định giá đã có nhiều loại giá

khác nhau được sử dụng, trong đó giá trị hợp lý ngày càng đóng vai trò quan trọng,

với mục đích trình bày thông tin trên báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp

lý hơn. Mặc dù chưa có chuẩn mực cụ thể về vấn đề này, nhưng giá trị hợp lý đã

được thừa nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới cách đây rất lâu.

Tại Việt Nam giá trị hợp lý cũng đã xuất hiện để định giá các đối tượng kế

toán. Tuy nhiên, do còn khá mới mẻ nên việc áp dụng chưa được rộng rãi và chưa

đạt được mục đích của giá trị hợp lý.

Vì vậy việc “định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh

nghiệp Việt Nam” là một vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm:

- Làm rõ bản chất của giá trị hợp lý và khẳng định một công cụ định giá mới

phục vụ cho công tác kế toán ở Việt Nam.

- Mang đến sự phù hợp về định giá giữa Việt Nam và quốc tế để rút ngắn

khoảng cách trong quá trình hội nhập.

Mục đích nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm định hướng về về việc sử dụng giá

trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam, bằng cách tiếp cận những nghiên

cứu trên thế giới và thực tế áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp ở Việt

Nam.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chỉ giới hạn ở kế toán tài chính doanh nghiệp Việt Nam, không đề cập

đến kế toán quản trị cũng như các lĩnh vực kế toán khác.

2

Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Nghiên cứu về hệ thống định giá trong kế toán; lịch sử hình thành, bản chất

và nội dung của giá trị hợp lý, cũng như thực trạng áp dụng giá trị hợp lý trên

thế giới.

- Nghiên cứu về hệ thống định giá trong kế toán Việt Nam; nghiên cứu về đặc

điểm của giá trị hợp lý trong lý thuyết cũng như khảo sát thực tế áp dụng giá

trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam, để từ đó bàn về vai trò hiện

tại và tương lai cũng như những điều kiện để nâng cao vai trò của giá trị hợp

lý.

- Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý cho phù hợp với đặc điểm của

Việt Nam và thông lệ của quốc tế trong giai đoạn trước mắt cũng như là lâu

dài.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phân tích thực tiễn theo quan điểm lịch sử

và toàn diện, gắn sự phát triển của giá trị hợp lý với điều kiện kinh tế xã hội của

Việt Nam trong xu thế chung của thế giới. Để đánh giá thực trạng, luận văn sử dụng

một số công cụ phân tích định lượng như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu.

Những đóng góp của luận văn

Những đóng góp chính là:

- Hệ thống hoá về định giá trong kế toán, nêu lên bản chất và nội dung cơ bản

của giá trị hợp lý.

- Hệ thống hoá vấn đề định giá trong kế toán Việt Nam. Khái quát các yêu cầu

về giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán, phân tích và đánh giá bản chất, vai

trò của giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam. Nhận định những thuận lợi và

khó khăn trong việc nâng cao vai trò của giá trị hợp lý trong kế toán doanh

nghiệp.

- Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý:

3

Trong giai đoạn trước mắt, luận văn đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện các

chuẩn mực hiện có, với mục đích tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm giá trị hợp lý

Về lâu dài: luận văn đề nghị điều chỉnh Luật kế toán, chuẩn mực chung, và đề

xuất ban hành một số chuẩn mực mới với mục đích phát triển giá trị hợp lý

đồng hành cùng hệ thống kế toán Việt Nam.

Bố cục của luận văn

Luận văn gồm 64 trang, 7 bảng biểu, 1 sơ đồ và 9 phụ lục. Nội dung luận văn

ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về giá trị hợp lý

Chương 2: Thực trạng áp dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam và những vấn đề đặt

ra xung quanh việc sử dụng giá trị hợp lý.

Chương 3: Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh

nghiệp Việt Nam.

4

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ

Xác định giá trị có vai trò quan trọng trong công tác kế toán nhằm cung cấp những

thông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo tài chính. Hiện nay, giá trị hợp lý là

một xu hướng mới để định giá các đối tượng kế toán. Phần này sẽ trình bày các vấn

đề về định giá nói chung và sau đó làm rõ hơn về quá trình phát triển, bản chất cũng

như nội dung của giá trị hợp lý để hiểu rõ hơn về xu hướng này.

1.1. VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ TRONG KẾ TOÁN

1.1.1. Khái niệm định giá trong kế toán

Định giá (còn gọi là đánh giá, tính giá) là “xác định giá trị bằng tiền tệ cho các

đối tượng hoặc sự kiện liên quan đến doanh nghiệp”1

. Định giá diễn ra thường

xuyên trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp như khi giao dịch, mua bán, sản

xuất.

Định giá trong kế toán

Trong kế toán, với chức năng “thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp

thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”2

thì

định giá trong kế toán là xác định giá trị tiền tệ khi phản ánh các đối tượng và các

nghiệp vụ của kế toán. Do đề tài chỉ tập trung vào việc định giá trong kế toán tài

chính, đối tượng của định giá trong kế toán tài chính là đối tượng phản ánh của kế

toán, bao gồm: tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí …

Xét trong mối quan hệ với nghiệp vụ và giao dịch thì định giá trong kế toán

bao gồm hai loại :

- Định giá ban đầu : là xác định giá trị của đối tượng kế toán ngay khi nghiệp

vụ kinh tế phát sinh để ghi nhận vào sổ sách kế toán.

1 Eldon S. Hendriksen, Accounting theory, xuất bản lần thứ tư, trang 75 2 Luật Kế toán Việt Nam, năm 2003, điều 4.

5

- Định giá sau ghi nhận ban đầu: là xác định lại giá trị của các đối tượng kế

toán sau một kỳ nhất định, xuất phát từ sự thay đổi giá trị của các đối tượng

này như hao mòn, đánh giá lại…

1.1.2. Tầm quan trọng của định giá trong kế toán

Định giá là một công việc quan trọng trong kế toán tài chính bởi vì :

(1). Định giá là một phương pháp cơ bản của kế toán

Thông qua định giá, giá trị của các đối tượng kế toán của doanh nghiệp được

biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, xác định được giá trị tài sản, nguồn vốn, cũng như

kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong hệ thống các phương pháp kế toán, định giá đóng vai trò quan trọng

trong việc kết hợp với các phương pháp kế toán khác như tài khoản, ghi sổ kép,

tổng hợp và cân đối… để thực hiện các mục đích và nhiệm vụ của kế toán.

(2). Định giá ảnh hưởng đến quyết định của người đọc báo cáo tài chính

Định giá ảnh hưởng đến tất cả các khoản mục của báo cáo tài chính, từ đó nó

ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tình hình tài chính, tình hình kinh

doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ, nếu tài sản được đánh giá cao hơn giá trị của nó sẽ dẫn đến chỉ số về

khả năng thanh toán cao làm cho nhà đầu tư, chủ nợ kỳ vọng vào khả năng trả nợ

của doanh nghiệp. Hoặc nếu đánh giá không đúng tình hình hoạt động kinh doanh

sẽ làm ảnh hưởng đến tỉ suất sinh lời, số vòng quay vốn, số vòng quay hàng tồn

kho… Như vậy, định giá ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của người đọc báo cáo

tài chính.

Chính vì tầm quan trọng này mà các chuẩn mực kế toán thường dành một phần

lớn nội dung để bàn về vấn đề định giá các khoản mục trên báo cáo tài chính.

1.1.3. Các giả thiết, nguyên tắc kế toán hưởng đến việc định giá

Do kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phải đảm bảo

tính chất trung thực, hợp lý, việc định giá trong kế toán phải đảm bảo những nguyên

6

tắc nhất định để tránh sự tuỳ tiện hoặc chủ quan của người kế toán. Phần này sẽ

trình bày những nguyên tắc kế toán có ảnh hưởng rõ rệt đến định giá dựa trên khuôn

mẫu lý thuyết của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (dưới đây gọi là IAS

framework)

IAS framework đề cập đến hai giả định (cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục) và

bốn đặc điểm chất lượng (có thể hiểu được, có thể so sánh được, thích hợp và đáng

tin cậy). Trong đó những giả định và các đặc điểm chất lượng có ảnh hưởng rõ rệt

đến định giá là:

Giả định về tính hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính được lập trên giả định rằng doanh nghiệp đang hoạt động và

sẽ không có ý định ngừng hoạt động trong một tương lai gần.

Giả định này ảnh hưởng quan trọng đến việc định giá. Nó là cơ sở cho phép

giá gốc được sử dụng để đánh giá và trình bày các yếu tố của báo cáo tài chính. Nếu

giả định này bị vi phạm thì tất cả tài sản của doanh nghiệp phải được trình bày theo

giá trị thuần có thể thực hiện.

Đặc điểm có thể so sánh được

Thông tin cần được trình bày trên báo cáo tài chính sao cho người đọc có thể

so sánh chúng với báo cáo tài chính của doanh nghiệp khác, hoặc với các kỳ trước

của chính doanh nghiệp đó.

Đặc điểm này chính là lý do để thông tin được trình bày theo hình thức tiền tệ.

Không những thế, nó còn chi phối đến phương pháp định giá : các cách định giá

khác nhau sẽ dẫn đến tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

khác nhau, vì vậy yêu cầu các phương pháp định giá phải được sử dụng nhất quán

giữa các kỳ.

Đặc điểm đáng tin cậy

Thông tin chỉ hữu ích khi nào chúng đáng tin cậy. Thông tin được gọi là đáng

tin cậy khi chúng không bị sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu.

7

Trong đặc điểm đáng tin cậy, nguyên tắc khách quan và nguyên tắc thận trọng

có ảnh hưởng rõ rệt đến định giá.

- Nguyên tắc khách quan

Thông tin trên báo cáo tài chính phải khách quan, không bị sai lệch một cách

cố ý.

Nguyên tắc khách quan ảnh hưởng lớn đến định giá. Nguyên tắc này yêu cầu

các loại giá được sử dụng phải có thể xác định được và có thể kiểm chứng được.

Đây cũng chính là lý do khiến cho hệ thống kế toán dựa trên giá gốc được chấp

nhận ở hầu hết các nước trên thế giới. Cùng với sự phát triển của hệ thống thông tin

làm cho yêu cầu có thể có được và có thể kiểm chứng được trở nên dễ dàng làm

xuất hiện nhiều loại giá khác được sử dụng: giá thay thế, giá thị trường, giá trị hợp

lý…

- Nguyên tắc thận trọng

Nguyên tắc thận trọng yêu cầu phải trình bày nội dung về các sự kiện, tình thế

không chắc chắn khó có thể tránh được, chẳng hạn như khả năng thu hồi các khoản

nợ khó đòi, thời gian hữu dụng của tài sản, khả năng xảy ra các khoản nợ phải trả…

Nguyên tắc thận trọng nhằm mục đích tránh thổi phồng giá trị tài sản, nhưng cũng

không có nghĩa là giấu bớt giá trị thực của tài sản.

Nguyên tắc này ảnh hưởng đến việc định giá ở chỗ : yêu cầu giá được sử dụng

không làm thổi phồng giá trị tài sản, có nghĩa là tài sản được ghi nhận không được

vượt khỏi giá trị thuần có thể thực hiện.

1.1.4. Các loại giá được sử dụng

Quá trình phát triển các lý thuyết và thực tiễn hoạt động kế toán đã dẫn đến sự

ra đời nhiều loại giá khác nhau, chúng được phân thành các loại như sau:

a. Giá đầu vào

- Giá gốc (historical cost): là số tiền hoặc tương đương tiền đã thanh toán để

có một tài sản hoặc thanh toán một khoản nợ phải trả.

8

Giá gốc còn được gọi là giá phí lịch sử, giá phí, giá thực tế.

- Giá thay thế (replacement cost)- chi phí thay thế: là số tiền hoặc tương

đương tiền sẽ được chi trả để nhận được tài sản tương đương có cùng giá trị

hữu dụng còn lại.

Giá thay thế được ước tính dựa vào giá thị trường, hoặc chỉ số giá đặc biệt,

hoặc sự ước lượng của nhà quản lý.

b. Giá đầu ra

- Giá trị thuần có thể thực hiện (net realizable value): là số tiền hoặc tương

đương tiền thuần sẽ thu được khi bán tài sản hoặc sẽ phải trả để thanh toán

nợ hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính trong điều kiện

kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính cho việc hoàn thành và tiêu thụ.

Giá trị thuần có thể thực hiện cũng được ước tính từ mức giá thị trường và

điều chỉnh theo giá bán ước lượng (tức là giá thị trường cộng thêm lãi mong

muốn), hoặc được ước lượng dựa vào chỉ số giá đặc biệt và sự định giá.

- Hiện giá (present value): là giá trị hiện tại của dòng tiền thuần sẽ nhận được

từ việc sử dụng tài sản hoặc sẽ trả để thanh toán nợ.

Để tính toán hiện giá phụ thuộc vào: dòng tiền mong muốn, thời gian của

dòng tiền mong muốn, số năm còn lại của tài sản hoặc nợ phải trả, lãi suất

chiết khấu phù hợp.

c. Các loại giá khác

- Giá thị trường (market value): là giá của tài sản hoặc nợ phải trả được xác

định trên thị trường hoạt động.

Điều kiện để giá thị trường phản ánh đúng giá cả của tài sản, nợ phải trả là

phải có thị trường hoạt động, trong đó người mua và người bán phải có đầy

đủ sự hiểu biết về giao dịch, mua bán không có bất cứ sự cưỡng ép nào. Vì

vậy vấn đề khó khăn gặp phải khi sử dụng giá thị trường là trong nhiều

9

trường hợp không có thị trường hoạt động để có thể xác định được giá thị

trường.

- Giá trị hợp lý (fair value): “là giá mà tại đó tài sản và nợ phải trả có thể được

trao đổi trong một giao dịch hiện tại giữa những người tự nguyện, thông

thạo, không có mối quan hệ”3

Giá trị hợp lý là giá trao đổi mà được ước tính dựa vào hoạt động của những

người tham gia trên thị trường trong một giao dịch giả định. Trong trường

hợp có giá thị trường thì giá trị hợp lý chính là giá thị trường. Trong các

trường hợp khác thì giá trị hợp lý được xác định dựa vào việc ước tính.

Giá trị hợp lý và giá thị trường là cùng một loại giá dựa trên các thị trường

hoạt động, tuy nhiên chúng không đồng nhất hoàn toàn. Trong những trường

hợp không có thị trường hoạt động thì không thể xác định giá thị trường,

nhưng giá trị hợp lý vẫn được xác định dựa trên các ước tính.

d. Ngoài ra một số khoản mục được đánh giá theo sự lựa chọn giữa một

trong hai loại giá:

- Giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường (LCM – lower of cost and

market value).

LCM thường được áp dụng trong hệ thống kế toán của Mỹ để trình bày

khoản mục hàng tồn kho.

Giá thị trường trong LCM là giá thay thế nằm trong phạm vi giá trần và giá

sàn. Giá trần là giá trị thuần có thể thực hiện; giá sàn là giá trị thuần có thể

thực hiện trừ lợi nhuận ước tính.

- Giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện

Giá này được đề cập trong chuẩn mực kế toán quốc tế để trình bày khoản

mục hàng tồn kho.

3 FASB, Fair Value Measurements, dự thảo, năm 2004, trang 2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!