Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

định hướng về phát triển cơ cấu đầu tư theo hướng ngày càng hợp lý hơn
MIỄN PHÍ
Số trang
48
Kích thước
373.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1100

định hướng về phát triển cơ cấu đầu tư theo hướng ngày càng hợp lý hơn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào, để tạo ra tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững

đếu phải có sự đầu tư đúng hướng; trong đó, cơ cấu đầu tư phải phù hợp và phục vụ cho

chiến lược về cơ cấu kinh tế. Do đó, cần phải có một cơ cấu đầu tư hợp lý, cơ cấu đó phải

khai thác được lợi thế so sánh, đáp ứng được những yêu cầu thị trường chung cho cả

nước, phát huy nội lực và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.

Trong thời gian qua, tại các kỳ họp quốc hội, Đảng và Nhà nước ta cũng đã và đang đề

ra nhiệm vụ: Để đảm bảo thắng lợi nhiệm vụ phát triển của đất nước cần có sự chuyển

dịch cơ cấu đầu tư một cách hợp lý đó là: Chuyển dịch cơ cấu đầu tư gắn với mục tiêu

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá- hiện

đại hoá đất nước; trong khi nhấn mạnh vai trò quan trọng bậc nhất của tích luỹ nội bộ

kinh tế, chúng ta phải coi vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng, kết

hợp hai nguồn lực này trong một thể thống nhất để đầu tư phát triển; đó còn là sự chuyển

đổi cơ cấu đầu tư cần đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa các vùng, bên cạnh việc hình

thành nên những vùng kinh tế trọng điểm cần có sự quan tâm đến những vùng sâu, vùng

xa, vùng còn khó khăn.

Trên thực tế, cơ cấu đầu tư của nước ta trong những năm gần đây đã có sự dịch

chuyển khả quan, đáp ứng được những yêu cầu và mục tiêu trên. Tuy nhiên bên cạnh đó,

cơ cấu đầu tư hiện nay cũng còn thể hiện nhiều mặt hạn chế, bất cập. Do đó, việc nghiên

cứu cơ cấu đầu tư, sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư, và từ những thực trạng về cơ cấu đầu tư

của Việt Nam thời gian qua từ đó có thể đưa ra những giải pháp để cơ cấu đầu tư dịch

chuyển theo hướng hợp lý là đúng đắn và cần thiết.

Nhóm chúng em xin được chân thành cảm ơn thầy giáo Từ Quang Phương đã giúp

chúng em hoàn thành đề án này

1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ

1.1 Cơ cấu đầu tư

1.1.1 Khái niệm cơ cấu đầu tư

Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu vốn, nguồn vốn cơ

cấu huy động và sử dụng vốn…quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại giữa các bộ phận trong

không gian va thời gian, vận động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo

ra những tiềm lực lớn hơn về mọi mặt kinh tế - xã hội.

1.1.2 Phân loại cơ cấu đầu tư

1.1.2.1 Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn

Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn hay cơ cấu nguồn vốn đầu tư thể hiện tỉ lệ của từng

loại nguồn vốn trong tổng số vốn đầu tư xã hội hay nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp

va dự án. Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội, cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa

dạng hơn, phù hợp với cơ chế xóa bỏ bao cấp trong đầu tư, với chính sách phát triển kinh

tế nhiều thành phần và chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trên

phương diện vĩ mô, có một số loại nguồn vốn chủ yếu sau đây :

Vốn ngân sách nhà nước: Là nguồn vốn được trích lập từ ngân sách của Nhà nước

chi cho các hoạt động đầu tư. Đây là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát

triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và thường được đầu tư cho các dự án kết cấu hạ

tầng kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào

lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ quy hoạch xây dựng đô thị và

nông thôn.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước : Nguồn vốn này có tác dụng tích cực

trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn

vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là

người vay vốn nay phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng

đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát

vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vón trực

tiếp.

Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý

và điều tiết vĩ mô.Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư, nhà nước thực hiện việc khuyến

khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng lĩnh vực theo dịnh hứong chiến lược của

mình. Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết vĩ mô,nguồn vốn này không chỉ thực hiện

mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.Việc

phân bổ và sử dụng vốn tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế

khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo. Và trên hết, nguồn vốn

tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước : Nguồn vốn này chủ yếu từ khấu tài

sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Theo Bộ Kế hoạch va Đầu tư,

thông thường nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm 14-15% tổng

vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết

bị hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.

2

Vốn đầu tư tư nhân và dân cư : Nguồn vốn tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân

cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo ước tính của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư ,tiết kiệm trong dân cư và các doanh nghiệp dân doanh chiếm bình

quân khoảng 15% GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào

khoảng 3,7% GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư; phần tiết kiệm của dân

cư tham gia đầu tư trực tiếp khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được. Đầu tư của

các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò quan trong đặc biệt trong việc phát

triển nông nghiệp va kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải trên các địa phương. Ở mức độ nhất

định,các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số những nguồn tập trung và phân phối vốn

quan trọng trong nền kinh tế.

Nguồn vốn trong dân cư còn phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia dình.

Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ phát triển của một nước (ở

những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp); tập

quán tiêu dùng của dân cư; chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách phát

triển thuế thu nhập và các khoản đóng góp của xã hội.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư

và phát triển. Nó có đặc điểm là tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước

nhận vốn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào

nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những

ngành nghề đòi hỏi cao về kĩ thuật hay cần nhiều vốn. Vì thế, nguồn vốn này có tác dụng

cực kì to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng

trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào việc bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai và

cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cho

ngân sách nhà nước cũng hết sức đáng kể. Đặc biệt nguồn vốn nước ngoài đã góp phần

tích cực vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ cơ sở hạ tầng giao thông vận

tải, bưu chính viễn thông…hình thành lên các khu công nghiệp, khu chế xuất khu công

nghệ cao, hiện đại hóa các khu vực phát triển, hình thành các khu dân cư mới tạo việc

làm cho hàng vạn lao động tại các địa phương.

1.1.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư

Cơ cấu vốn đầu tư thể hiên quan hệ tỉ lệ của từng loại vốn với tổng vốn đầu tư xã hội,

vốn đầu tư của một doanh nghiệp hay của một dư án. Cơ cấu vốn đầu tư cần được xem

xét như: cơ cấu kỹ thuật của vốn (vốn xây lắp và máy móc kĩ thuật trong tổng vốn đầu

tư); cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động XDCB, công tác nghiên cứu triể khai khoa học và

công nghệ vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, tái tạo tài sản lưu động và những chi

phí khác (chi phí quảng cáo tiếp thị…); cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thực hiện

dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiên đầu tư…

1.1.2.3 Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành

Đây là loại cơ cấu đầu tư quan trọng nhất vì nó trực tiếp tác động đến sự chuyển dịch

cơ cấu theo ngành. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành quy định tỉ lệ phân bổ vốn đầu tư

xã hội vào các ngành kinh tế, thực hiện đầu tư cho từng ngành kinh tế quốc dân cũng như

trong từng tiểu ngành thể hiện việc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển, chính sách đầu

tư đối với từng ngành nhất định.

Có nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo ngành nhưng ta có thể chia theo

các cách sau:

3

* Chia theo hai nhóm ngành quan trọng: Ngành sản xuất sản phẩm xã hội và nhóm

ngành kết cấu hạ tầng. Mục đích là nghiên cứu tính hợp lí của đầu tư cho từng nhóm

ngành. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước để tạo cơ sở phát triển

các ngành sản xuất sản phẩm xã hội, nhưng cần có tỉ lệ hợp lý vì nếu quá tập trung đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tầng, không chú ý dến sản xuất kinh doanh thì sẽ không có tăng

trưởng.

* Chia cơ cấu đầu tư theo 3 nhóm ngành: Ngành công nghiệp, nông nghiêp, dịch vụ.

Mục đích là đánh giá, phân tích tình hình đầu tư, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,

trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ, chú ý đầu tư phát triển nông nghiệp

hợp lí ở nước ta hiện nay, nông dân chiếm tỉ trọng phần lớn và nông thôn có vị trí rất

quan trọng trong quá trình phát triển.

Ngành nông nghiệp: Đây là ngành sản xuất vật chất quan trọng nhằm đáp ứng nhu

cầu thiết yếu của nhân dân, là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân,

cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu,đồng

thời cũng là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động xã hội và dân cư ở nước

ta. Nông nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do năng sất lao động trong

nông nghiệp thấp hơn trong các ngành khác, nên nông nghiệp không phát triển nó sẽ trở

thành gánh nặng cho nền kinh tế, sẽ kéo toàn bộ mức tăng trưởng của nền kinh tế. Mặt

khác nông nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng cho toàn

xã hội, đảm bảo sự ổn định kinh tế xã hội để phát triển.Nông nghiệp và nông thôn phát

triển sẽ mở rộng thị trường trong nước, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,

công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, tích lũy vốn ban đầu và cung cấp lao động cho các

ngành sản xuất khác của nền kinh tế. Nhưng đây là ngành sản xuất phụ thuộc vào nhiều

yếu tố tự nhiên, tính bấp bênh cao, thu hồi vốn lâu, đòi hỏi vốn lớn cho các công trình

thủy lợi, máy móc trang thiết bị, phòng trừ sâu bệnh… Do vậy chính phủ phải có các

chính sách phát triển nông nghiệp, điều chỉnh cơ cấu ngành một cách thích hợp, sao cho

sự phát triển của nông nghiệp không ảnh hưởng đến đầu tư phát triển công nghiệp và dịch

vụ mà còn tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của hai ngành này cũng như toàn bộ nền

kinh tế quốc dân.

Ngành công nghiệp: Để đưa nước ta thoát khỏi một nước nghèo và rút ngắn khoảng

cách tụt hậu so với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới, chúng ta không

thể chỉ phát triển nông nghiệp mà phải phát triển cả công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp

là ngành quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ngành này

thu hút một lượng lao động lớn và năng suất lao đông trong ngành này rất cao và tạo ra

giá trị sản lượng công nghiệp tăng nhanh hơn trong các ngành khác, tạo ra lợi nhuận lớn.

Ngành công nghiệp phát triển sẽ cung cấp nhiều máy móc trang thiết bị cho nông nghiệp

phát triển, nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng cho dịch vụ phát triển. Chúng ta xuất phát từ

một nước nghèo, có nền công nghiệp lạc hậu so với các nước khác, do vậy phải tranh thủ

tiến trình mở cửa hội nhập quốc tế để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, học hỏi kinh

nghiệm, công nghệ từ họ để phát triển công nghiệp đất nước. Xây dựng công nghiệp nặng

làm nền tảng cơ sở, tận dụng sự chuyển giao công nghệ, thiết lập những ngành mũi nhọn

có lợi thế so sánh nhất. Ngành công nghiệp chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm

quốc dân, do vậy nhà nuớc phải đặc biệt quan tâm, và có những chính sách mở cửa thu

hút vốn đầu tư nước ngoài, cung cấp vốn và phân bổ vốn một cách họp lí cho sự phát

triển công nghiệp.

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!