Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
727.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
945

Định hướng giá trị nghề Quản trị nhân sự của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh ở một số trường đại học tại TPHCM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

VÕ MINH TRUNG

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA SINH VIÊN

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI

TPHCM

Chuyên ngành : TÂM LÝ HỌC

Mã số: 60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. ĐỖ HẠNH NGA

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2010

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DN: Doanh nghiệp

ĐHMK: Đại học tài chính marketting

ĐHTĐT: Đại học Tôn Đức Thắng

ĐHVL: Đại học Văn Lang

GTTT: Giá trị tinh thần

GTVC: Giá trị vật chất

NNL: Nguồn nhân lực

QTKD: Quản trị kinh doanh

QTNL: Quản trị nhân lực

QTNNL: Quản trị nguồn nhân lực

QTNS: Quản trị nhân sự

TB: Trung bình

TBC: Trung bình chung

TH: Thứ hạng

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quản trị nhân sự (QTNS) là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ

chức, là sự đối xử của tổ chức Doanh nghiệp (DN) với người lao động. QTNS chịu trách

nhiệm về việc đưa con người vào DN giúp họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động

và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Mục tiêu cơ bản của QTNS trong DN là thu hút, lôi cuốn những người giỏi về với DN,

sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả

của doanh nghiệp, động viên, thúc đẩy nhân viên, tạo điều kiện cho họ bộc lộ, phát triển và

cống hiến tài năng cho DN, giúp họ gắn bó, tận tâm, trung thành với DN.

Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức DN, vận hành DN và quyết định sự thành

bại của DN. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của DN

nên QTNS là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức DN. Mặt khác, quản lý

các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu DN không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì

suy cho cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người. Xét về mặt kinh tế, QTNS

giúp cho các DN khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế

cạnh tranh của DN về nguồn nhân lực. Về mặt xã hội, QTNS thể hiện quan điểm rất nhân

bản về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng

giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, DN và người lao động.

Tầm quan trọng của QTNS tăng mạnh trên toàn thế giới trong mấy thập kỷ gần đây

khi cả trình độ năng lực của nhân viên lẫn trang bị kỹ thuật ngày càng được nâng cao; khi

công việc ngày càng phức tạp, đa dạng và yêu cầu công việc ngày càng tăng; khi hầu hết các

doanh nghiệp đều phải đối đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, đặc biệt

là trong các nền kinh tế chuyển đổi. Việt Nam không phải là một trường hợp ngoại lệ. Quá

trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã bộc lộ nhiều yếu kém trong quản lý kinh tế.

Điều này được coi như một trong những nguyên nhân quan trọng nhất cản trở kinh tế phát

triển.

Thực tế công tác quản lý nguồn nhân lực ở các DN hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều

thách thức lớn. Khó khăn và thách thức lớn nhất đối với các DN hiện nay không phải là thiếu

vốn hay trình độ kỹ thuật mà là làm thế nào để QTNNL có hiệu quả. Đội ngũ nhân sự cao

cấp tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất đa dạng về độ tuổi, kinh nghiệm và trình độ,

tuy nhiên lại thiếu chuyên môn sâu về nhân sự. Có sự khác biệt lớn về thông lệ quản lý ở các

loại hình tổ chức khác nhau. Các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài đã xây dựng được một

đội ngũ có năng lực thực hiện vai trò nhân sự hiệu quả và chuyên nghiệp hơn so với các

doanh nghiệp khác. Hệ thống sẵn có và văn hoá quản lý con người từ công ty mẹ ở nước

ngoài đã được tiếp tục được phát huy ở Việt Nam. Những kinh nghiệm tốt về QTNS thường

xuất phát từ những doanh nghiệp này. Trong khi đó, cán bộ ở các công ty nhà nước có độ

tuổi cao hơn, thường có chuyên môn sâu về ngành nghề chính của công ty chứ không phải là

chuyên môn về nhân sự.

Thực tế cho thấy lâu nay, nghề nhân sự ở Việt Nam chưa được đào tạo chuyên sâu

theo hướng chuyên nghiệp. Người làm công tác nhân sự ở các DN chủ yếu từ các lĩnh vực

khác chuyển sang có chút ít kinh nghiệm hoặc được đào tạo bằng các khóa học ngắn hạn và

có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay các chương trình Đại học chính quy mới chỉ có “vỏ” được

gọi là QTNS, nhưng vẫn chưa có “ruột” thực chất đào tạo kiến thức và kỹ năng cho các cán

bộ QTNS. Các chương trình đào tạo về QTNS chủ yếu được lồng ghép trong các chương

trình về quản trị doanh nghiệp hoặc quản trị kinh doanh, chỉ có một số ít trường đại học có

hẳn chuyên ngành về QTNS hay QTNNL.

Sinh viên ngành QTNS sẽ là những chuyên viên nhân sự, những nhà QTNS trong

tương lai. Những người sẽ chịu trách nhiệm tuyển dụng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân

lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp. Động viên,

thúc đẩy nhân viên, tạo điều kiện cho họ bộc lộ, phát triển và cống hiến tài năng cho DN,

giúp họ gắn bó, tận tâm, trung thành với DN, tạo ra bộ mặt, bầu không khí vui tươi phấn

khởi là một công việc rất khó khăn phức tạp, vừa mang tính khoa học và nghệ thuật quản lý

con người, vừa mang tính kinh tế và nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên có thể nói QTNS là một

lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam, nên sinh viên chưa có nhiều cơ hội tiếp cận và tìm hiểu về

nó, Hơn nữa chỉ có một số ít trường đại học tuy có hẳn chuyên ngành về QTNS, nhưng theo

các chuyên gia thì các chương trình này chưa có được cái cốt lõi là QTNS theo đúng nghĩa

của nó. Việc sinh viên chọn học nghề QTNS phần nhiều mang tính thụ động khi bước vào

giai đoạn phân ngành học và chưa được tư vấn nghề nghiệp đúng nghĩa. Vì vậy việc tìm hiểu

định hướng giá trị nghề QTNS của sinh viên ngành quản trị kinh doanh, những nhà quản trị

trong tương lai sẽ phản ánh được sự định hướng và chuẩn bị của họ cho nghề nghiệp. Điều

này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm kiếm các phương pháp hợp lý hơn trong công

tác giáo dục và đào tạo nên những nhà QTNS trong tương lai, những nhân tố quan trọng

trong công cuộc phát triển kinh tế và hội nhập của đất nước.

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị nghề quản trị nhân sự của sinh viên ngành quản

trị kinh doanh ở một số trường đại học tại TPHCM, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị

trong việc giáo dục giá trị nghề quản trị nhân sự và định hướng giá trị nghề quản trị nhân sự.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về giá trị, định hướng giá trị, định hướng giá trị nghề

quản trị nhân sự.

3.2. Thực trạng định hướng giá trị nghề quản trị nhân sự của sinh viên ngành quản trị kinh

doanh ở một số trường đại học tại TPHCM

3.3. Kiến nghị một số vấn đề về giáo dục giá trị nghề quản trị nhân sự.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Định hướng giá trị nghề quản trị nhân sự.

4.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên ngành quản trị kinh doanh.

5. Giả thuyết nghiên cứu

5.1. Phần lớn sinh viên ngành quản trị kinh doanh ở một số trường đại học tại TPHCM có

nhận thức, thái độ và hành vi nghiêm túc đối với nghề quản trị nhân sự.

5.2. Có sự khác biệt tương đối giữa các nhóm khách thể trong việc định hướng giá trị nghề

quản trị nhân sự.

6. Giới hạn đề tài

– Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu định hướng giá trị nghề quản trị nhân sự

trong hệ thống giá trị nhân cách sinh viên.

– Về phạm vi khảo sát: Khảo sát định hướng giá trị nghề quản trị nhân sự ở một số

trường đại học có đào tạo ngành quản trị kinh doanh trong địa bàn TPHCM.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Nghiên cứu tài liệu xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, đặc biệt là các khái niệm giá trị,

định hướng giá trị, nghề nghiệp, nghề quản trị nhân sự.

7.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:

Xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề quản trị nhân sự để hoàn thành phần đề cương và

xây dựng phiếu khảo sát.

7.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Điều tra bằng bảng câu hỏi.

7.4. Phương pháp toán thống kê: SPSS.

Xử lý các số liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu trên bằng các công thức

tính phần trăm, trung bình, tương quan, kiểm nghiệm T và Anova.

8. Đóng góp của đề tài

– Đề tài góp phần làm rõ được thực trạng định hướng gía trị nghề quản trị nhân sự và

các yếu tố ảnh hưởng tới việc định hướng giá trị nghề quản trị nhân sự của sinh viên

ngành quản trị kinh doanh ở một số trường đại học tại TPHCM.

– Đưa ra một số kiến nghị trong việc giáo dục giá trị nghề quản trị nhân sự và định

hướng giá trị nghề quản trị nhân sự.

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những vấn đề liên quan đến giá trị và định hướng giá tri

1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trong những năm 1977 - 1978, Trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên ở

Bungari nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên, trong đó có đề cập đến vấn

đề giá trị, đặc biệt là sự khác biệt trong thang giá trị của thanh niên so với thế hệ cha ông

[dẫn theo 31, tr.20].

Năm 1985, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chú trọng nghiên cứu thanh niên

của 11 quốc gia lứa tuổi từ 18 – 24 tuổi. Tiếp theo đó, Viện khảo sát xã hội Châu Âu nghiên

cứu trên thanh niên ở 10 nước Châu Âu. Cả hai cuộc điều tra này đều đề cập đến về vấn đề

“định hướng giá trị của thanh niên nhằm giúp họ chuẩn bị bước vào cuộc sống” [dẫn theo 31,

tr.20].

Năm 1986 - 1987, UNESCO đã đề nghị Câu lạc bộ Rome tiến hành điều tra quốc tế về

giá trị đạo đức của con người chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 trong tình hình có nhiều biến đổi

đang ảnh hưởng đến xã hội vào những năm cuối thế kỷ 20 [dẫn theo 31, tr.20].

Hơn 10 năm trở lại đây, các nước Châu Á và Đông Nam Á đã có nhiều cuộc hội thảo

về vấn đề nghiên cứu giá trị và giáo dục giá trị. Các chương trình giáo dục giá trị đã được

đưa vào trong trường phổ thông và cộng đồng ở một số nước như: Indonesia, Phillipin,

Singapore, Malaysia và Thái Lan [dẫn theo 31, tr.21].

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị ở đây đã chỉ ra

được những khác biệt trong thang giá trị của thanh niên, xây dựng được những bộ dụng cụ

để đo đạc và kiểm chứng cho nghiên cứu thực tế. Ngoài ra các công trình nghiên cứu được

ứng dụng vào trong các trường học và cộng đồng dân cư.

1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Từ năm 1986, sau Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đất nước ta thực hiện

chính sách mở cửa, chuyển hướng nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự

điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở cửa là chính sách đúng đắn

nhằm đưa Việt Nam hội nhập với cộng đồng thế giới để phát triển. Tuy vậy, chính sách mở

cửa đã và đang tác động đến tất cả các mặt của đời sống xã hội đồng thời tác động đến con

người Việt Nam nhất là đời sống tinh thần trong đó vấn đề đạo đức, các giá trị sống của

người Việt Nam nói chung và của thanh niên sinh viên nói riêng. Cũng từ đó mà xuất hiện

nhiều công trình nghiên cứu của Ban Khoa Giáo Trung Ương, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung

ương, các viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội, đoàn thể về giá trị, định hướng giá trị của con

người Việt Nam.

Năm 1991 - 1995, chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước mã số KX - 07:

“Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội”, nhiều nhánh

đề tài xuất phát từ đây đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn về định hướng giá trị của con người

Việt Nam:

Đề tài mã số KX - 07 - 04 do PGS.TS. Nguyễn Quang Uẩn làm chủ nhiệm, nghiên

cứu: "Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị" [dẫn theo 31, tr.22]. Dựa trên

những giá trị được người Việt Nam quan tâm, đề tài chỉ ra xu hướng phát triển nhân cách

người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và mở cửa.

Đề tài KX - 07 - 10 do TS. Thái Duy Tuyên làm chủ nhiệm nghiên cứu: "Tìm hiểu

định hướng giá trị của thanh niên trong cơ chế thị trường".

Năm 1996, luận án phó tiến sỹ Triết học của Dương Tự Đam: “Định hướng giá trị của

thanh niên sinh viên trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”. Luận án đã nêu ra một số biểu

hiện đặc trưng, xu hướng phát triển và sự chuyển đổi định hướng giá trị trong sinh viên. Trên

cơ sở đó đề tài đưa ra những giải pháp nhằm giáo dục định hướng giá trị cho thanh niên sinh

viên theo yêu cầu của công cuộc đổi mới.

Cùng năm 1996, Nguyễn Thị Khoa với luận án phó tiến sỹ Tâm lý học: “Định hướng

giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ trí thức hiện nay”. Đề tài đã làm sáng tỏ cơ sở lý

luận về giá trị, định hướng giá trị và nêu ra những đặc trưng và xu thế định hướng giá trị chất

lượng cuộc sống gia đình của nữ trí thức, từ đó xây dựng những chuẩn giá trị gia đình Việt

Nam hiện đại.

Đầu năm 2002, Đỗ Ngọc Hà với luận án tiến sỹ “Định hướng giá trị của thanh niên,

sinh viên hiện nay trước sự chuyển đổi về kinh tế, xã hội của đất nước”. Đề tài cho thấy

những giá trị nào điều tiết được cuộc sống hàng ngày và hành vi xã hội của sinh viên, trên cơ

sở đó xây dựng biểu định hướng giá trị của sinh viên Việt Nam.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!