Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều trị bệnh phong thấp bằng y học Á Châu.pdf
PREMIUM
Số trang
106
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1644

Điều trị bệnh phong thấp bằng y học Á Châu.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TheGioiEbook.com 1

ĐIỀU TRỊ BỆNH PHONG THẤP

Bằng Y Học Á-Châu

(Rhumatologie et Médecine Asiatique)

Bác Sĩ Trần Đại Sỹ

TheGioiEbook.com 2

PHẦN THỨ NHẤT

NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT

MỤC LỤC

1. DẪN NHẬP

2. NGUỒN GỐC TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

3. BIỂU HÌNH PHONG THẤP.

3.1. Biểu hình 1

3.2. Biểu hình 2

3.3. Biểu hình 3

3.4. Biểu hình 4

3.5. Biểu hình 5

3.6. Biểu hình 6

3.7. Biểu hình 7

3.8. Biểu hình 8

TheGioiEbook.com 3

PHẦN THỨ NHẤT

NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT

1. DẪN NHẬP

Bệnh phong thấp bình dân gọi là là tê thấp. Từ y học là Tý chứng. Khi Phong, Hàn,

Thấp, Nhiệt thừa lúc cơ thể yếu đuối xâm nhập, lưu trú tại kinh lộ, cơ nhục, khớp

xương, làm tổn thương huyết mạch và tâm, đưa đến : cơ thể, các khớp xương, chân

tay sưng đỏ đau nhức, nặng nề, tê dại vv... bệnh nhân cảm thấy hàn nhiệt, biểu

chứng. Tùy theo sự cảm nhiễm bệnh, chia ra làm bốn loại khác nhau :

– Hành tê (hành tý)

– Thống tê (thống tý)

– Trứ tê (trứ tý)

– Nhiệt tê (nhiệt tý)

Tý chứng có nghĩa là chứng bị bế tắc, khí huyết bị ngưng đọng lại. Nếu trị bệnh

không đúng phép, hoặc bệnh thế nặng, thì bệnh sẽ chuyển vào tâm do mạch, xuất

hiện :

– Tâm ủy (hồi hộp lo âu)

– Khí đoản (hơi thở ngắn)

– Đau căng lồng ngực

Lâu ngày quá sẽ tổn hại tới tâm tạng, thành ra chứng Phong thấp tim (Tâm tý).

Chứng tê thấp thường xuất hiện ở những xứ ẩm thấp, hàn lạnh; nhất là vùng bùn

lầy. Bởi bệnh phát sinh do Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt, trong đó Phong làm chủ. Bởi

vậy vùng hàn, lãnh thì đương nhiên ẩm thấp, do vậy khi gặp Phong là mắc bệnh

ngay.

Nguyên do : Phong là một loại tà khí, thường gọi tắt là Dương tà. Phong thường

phát sinh trong không gian vào các Quý tiết. Quý tiết là gì? Theo lịch Á châu, mỗi

năm có 24 tiết. Mỗi tiết khoảng 15 ngày. Quý tiết là 1 hay 2 ngày cuối tiết. Hai mươi

bốn tiết là :

Mùa xuân có các tiết :

Lập-xuân, Vũ-thủy, Kinh-trập,

Xuân-phân, Thanh-minh, Cốc-vũ.

Mùa hạ có các tiết :

Lập-hạ, Tiểu-mãn, Mang-chủng,

Hạ-chí, Tiểu-thử, Đại-thử.

Mùa thu có các tiết :

Lập-thu, Xử-thử, Bạch-lộ,

Thu-phân, Hàn-lộ, Sương-giáng.

Mùa đông có các tiết :

Lập-đông, Tiểu-tuyết, Đại-tuyết,

Đông-chí, Tiểu-hàn, Đại-hàn.

TheGioiEbook.com 4

Mỗi tiết dài hơn mười lăm ngày. Hai tiết dài hơn một tháng. Mỗi người trong chúng

ta phải mua một cuốn lịch Á-châu. Khi trị Phong thấp cho thân chủ : vào lúc bệnh

đang giảm, tới cuối tiết lại trầm trọng hơn là vì Phong tà mới nảy sinh nhập cơ thể,

đừng ngạc nhiên. Tốt hơn hết, ta nên báo cho thân chủ biết trước, để tránh cho họ

những lo âu khi Phong tái nhập cơ thể, gây phiền nhiễu cho họ.

Về tuổi mắc bệnh thì tùy theo địa phương và dinh dưỡng.

2. NGUỒN GỐC TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Y học cổ truyền Đông phương đã sớm nói đến. Sách đầu tiên còn lưu truyền lại là

Hoàng Đế Nội Kinh.

"Phong, Hàn, Thấp, tam khí tạp chí, hợp nhi vi tý giã

Kỳ Phong khí thắng giả vi hành tý

Hàn khí thắng giả vi thống tý,

Thấp khí thắng giả vi trứ tý dã"

(Nội Kinh, thiên Tý Luận)

Nghĩa là : Phong, Hàn, Thấp ba tạp khí đó xâm nhập, hợp lại thành Tý chứng.

– Nếu Phong khí mạnh hơn thì là Hành tý,

– Nếu Hàn khí mạnh hơn thì là Thống tý,

– Nếu Thấp khí mạnh hơn thì là Trứ tý.

Tóm lại : Gọi là Phong thấp (Tý chứng) khi cơ thể bị ba tà khí cùng tấn công. Ba tà

khí đó là Phong, Hàn, Thấp. Còn khi trị, nếu làm mất đi một Tà khí là coi như đã có

kết quả ngừng cơn đau, nhưng chưa khỏi. Y học Tây phương, dùng thuốc trấn

thống, trấn viêm tức giải được Phong, ngừng dau. Nhưng Hàn, Thấp còn, thì chỉ vài

ngày Phong tái nhập, bệnh vẫn như cũ.

Biểu hình dưới :

– Vòng tròn phân ra Âm-Dương, tượng trưng cho cơ thể con người. Phần bên trái là

Âm. Phần bên phải là Dương.

– Trong Phong thấp, Âm là huyết, giúp cơ thể chống Phong tà. Khi huyết hư (khuyết

một miếng) không đủ sức phòng vệ, Phong tà nhập.

– Phần bên phải là Dương. Trong Phong thấp, Dương là Tỳ dương và Thận dương.

Tỳ dương giúp cơ thể chuyển vận thấp ra khỏi cơ thể. Khi Tỳ dương yếu (hư, khuyết

một miếng) thấp nhập cơ thể. Thận dương giúp cơ thể chống lại Hàn (lạnh). Khi

thận dương yếu (hư, khuyết một miếng) thì Hàn nhập cơ thể.

Khi huyết hư, Tỳ dương hư, Thận dương hư thì Phong, Hàn, Thấp cùng tấn công cơ

thể. Cơ thể bị Phong thấp.

TheGioiEbook.com 5

Lại nói :

"Ngũ tạng giai hữu hợp, bệnh cửu nhi bất khứ giả, nội hãm vu kỳ hợp giã.

... Mạch tý bất di, phục cảm vu tà, nội hãm vu tâm"

(Nội Kinh, thiên Tý Luận)

Nghĩa là : ngũ tạng đều có "hợp", nếu người bệnh lâu mà không dứt, thì chuyển

vào trong mà hợp lại... Mạch tý không khỏi, lại cảm tà, thì chuyển vào tâm.

Nói tóm lại thì chứng Tê thấp ngày càng nặng, không trị đúng phép, thì chuyển vào

tim, rất nguy hại. Y học Tây phương không trị được tận gốc, mà chỉ làm cho ngưng

phác tác, làm trấn tĩnh mà thôi. Y học Đông phương từ cổ thời đã trị được hoàn

toàn. Từ sau Nội kinh, thì các nhà y học Trung hoa, Việt nam, Nhật bản, Triều tiên

đã có những phương pháp luận trị rất uyên thâm, kết quả tốt đẹp.

Y Học Cổ Phương nói :

"Chứng tê thấp thường thấy trong dân gian, trị cũng dễ, mà chúng nhân không mấy

kiên nhẫn, trị cho tận gốc.

Nhân Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt xâm nhập có thể mà thành bệnh. Chủ yếu là Phong.

Nhưng một tà xâm nhập thì không thành chứng Tê thấp. Tùy theo tà nào mạnh, mà

bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau. Nếu Phong mạnh thì có chứng Tê thấp không

nhất định, nay đau chỗ này, mai đau chỗ khác. Bởi Phong là Dương tà, tính của nó là

"chạy giỏi" mà "hay biến đổi". Nếu Hàn xâm nhập mạnh thì đau nhức như dần như

cắt cố định một nơi. Nếu Thấp thắng thì nước trong người nhiều, người úng những

nước tưởng như béo, đi đứng nặng nề, tê mà đau... Nếu Nhiệt mạnh thì có Phong

nhiệt ..."

Sách Thương Hàn Luận và Kim Quỹ Yếu Lược cũng nói nhiều về chứng Tê thấp.

"Người bị bệnh, đau nhức, phát nhiệt, ngày càng nặng, bệnh gọi là Phong Thấp.

Bệnh này do Phong nhập hoặc vì do hàn lạnh lâu ngày nhập vậy", "Phong thấp

truyền vào cơ thể, khớp xương đau nhức, đau như cắt, không co duỗi được các khớp

xương, sờ tay vào thấy đau. Mồ hôi xuất, hơi thở ngắn, tiểu tiện bất lợi, ác phong

TheGioiEbook.com 6

mà không muốn bỏ y phục. Hoặc thân hơi phù thủng, dùng Camthảo phụ tử thang

mà chữa".

Ngoài ra Trương Cảnh Nhạc, chú giải Nội Kinh, bàn về Tý chứng còn đặt ra một tên

nữa là Thương Tiết Chứng (chứng đau khớp xương).

Bên Trung Hoa từ đời Đường, Tống về sau, bên Việt nam từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần,

Lê, Nguyễn về sau đều có những nhà y học nghiên cứu về các căn bệnh này.

3. BIỂU HÌNH PHONG THẤP.

3.1. Biểu hình1, cơ thể bình thường : nửa bên phải là dương, là khí, có thể là thận

dương, hay tỳ dương. Nửa bên trái là âm, là huyết.

3.2. Biểu hình 2, Thận dương hư (phần dương khuyết một miếng)

3.3. Biểu hình 3, Tỳ dương hư ( phần dương dưới khuyết một miếng).

3.4. Biểu hình 4, Huyết hư, phần âm bị khuyết một miếng.

3.5. Biểu hình 5, Tà khí Hàn (Lạnh)

3.6. Biểu hình 6, Thấp (Ướt)

TheGioiEbook.com 7

3.7. Biểu hình 7, Phong (Virus, siêu vi trùng)

3.8. Biểu hình 8, Nhiệt (nóng)

TheGioiEbook.com 8

PHẦN THỨ NHÌ

BIỆN CHỨNG và DƯỢC TRỊ

MỤC LỤC

1. TRIỆU CHỨNG, PHƯƠNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRONG SÁCH CỔ

1.1. Sách Thiên Kim Phương Tôn Tư Mạo (581-682) đời Đường

1.1.1. Nhuyên nhân phát bệnh

1.1.2. Triệu chứng của bệnh

1.1.3. Thang thuốc điều trị

1.2. Sách Y Học Cổ Phương (thế kỷ thứ 11-12)

1.2.1. Nguyên nhân phát bệnh

1.2.2. Triệu chứng của bệnh

1.2.2. Thang thuốc điều trị

1.3. Sách Tam Nhân Phương của Trần Vưu Trạch (1174) đời Tống

1.3.1. Nguyên nhân phát bệnh

1.3.2. Triệu chứng của bệnh

1.3.3. Thang thuốc điều trị

1.4. Sách Nho Môn Sự Tán của Lưu Hà Giản (1217 - 1221) đời Kim, Nguyên

1.4.1. Nguyên nhân phát bệnh

1.4.2. Triệu chứng của bệnh

1.4.3. Thang thuốc điều trị

1.5. Sách Chứng Nhân Mạch Trị của Trần Cảnh Minh (1644) đời Minh

1.5.1. Nguyên nhân phát bệnh

1.5.2. Triệu chứng của bệnh

1.5.3. Thang thuốc điều trị

1.6. Sách Chứng Trị Hối Bổ của Lý Dụng Túy (1687) đời Thanh

1.6.1. Nguyên nhân phát bệnh

1.6.2. Triệu chứng của bệnh

1.6.3. Thang thuốc điều trị

1.7. Sách Y Tông Kim Giám của Ngô Khiêm (1742) đời Thanh

1.7.1. Nguyên nhân phát bệnh

1.7.2. Triệu chứng của bệnh

1.7.3. Thang thuốc điều trị

2. NGUYÊN DO PHÁT SINH

TheGioiEbook.com 9

2.1. HOÀN CẢNH SINH HOẠT : Thấp tà nhập

2.2. KHÍ HẬU THAY ĐỔI : Phong tà, Hàn tà nhập

2.3. NGƯỜI YẾU DƯƠNG HƯ : Phong, Hàn, Thấp nhập

2.4. BIỂU HÌNH NGUYÊN DO CHỨNG PHONG THẤP

3. ĐẶC TÍNH CỦA CHỨNG PHONG THẤP

3.1. BỆNH PHÁT TOÀN THÂN : Diễn tiến

3.2. KHỚP XƯƠNG TỔN THƯƠNG

3.3. TÂM TẠNG BỊ TỔN THƯƠNG

3.4. THẤP KẾT LẠI (calcification)

3.5. BỆNH CHẨN NGOÀI DA

3.6. CHÂN TAY RUN

3.7. MẠCH VÀ LƯỠI CỦA CHỨNG PHONG THẤP

4. CHỨNG PHONG THẤP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

5. PHƯƠNG PHÁP CHẨN BỆNH

5.1. TỨ CHẨN

5.1.1. VỌNG

5.1.2. VĂN

5.1.3. VẤN

5.1.4. THIẾT

5.2. DÙNG CÁC PHƯƠNG THỨC TÂY Y

6. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH PHONG THẤP

6.1. BIẾN CHỨNG THỨ NHẤT

6.2. BIẾN CHỨNG THỨ NHÌ

7. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

7.1. THỨ NHẤT : Sơ phong trừ thấp, ôn kinh thông lạc

7.2. THỨ NHÌ : Thanh nhiệt trừ thấp, ôn kinh thông lạc

7.3. THỨ BA : Trị bệnh Phong thấp cần phải có phụ trợ

7.4. LỜI KHUYÊN CĂN BẢN

7.5. TÓM LƯỢC BỐN LOẠI PHONG THẤP

7.5.1. HÀNH TÝ, phong thấp chạy, tê thấp chạy

7.5.2. THỐNG TÝ, phong thấp lạnh, tê thấp lạnh

7.5.3. TRỨ TÝ, phong thấp tê, tê thấp tê

7.5.4. NHIỆT TÝ, phong thấp nhiệt, tê thấp nhiệt

8. LIỆT KÊ 17 DANH GIA CỔ TRỊ BỆNH PHONG THẤP

8.1. Ô DẦU THANG trong sách Kim Quĩ Yếu Lược

8.2. QUẾ CHI PHỤ TỬ THANG trong sách Thương Hàn Luận

8.3. ĐỘC HOẠT KỲ SINH THANG trong sách Thiên Kim Phương

8.4. TIỂU HOẠT LẠC ĐƠN trong sách Cúc Phương

8.5. CAN TÝ THANG trong sách Thọ Thế Bảo Nguyên

8.6. ĐẠI TẦN GIA TÝ THANG trong sách Chứng Nhân Mạch Trị

8.7. KHƯƠNG HOẠT THẮNG THẤP THANG trong sách Chứng Trị Hối Bổ

8.8. CẢI ĐỊNH TÂM TÝ THANG trong sách Trương Thị Y Thông

TheGioiEbook.com 10

8.9. HÀNH TÝ CHỦ PHƯƠNG trong sách Cố Thị Y Cảnh

8.10. QUYÊN TÝ THANG trong sách Y Học Tâm Ngữ

8.11. TAM TÝ THANG trong sách Y Tông Kim Giám

8.12. XẢ CÂN TÁN trong sách Lan Đài Qui Hoàn

8.13. THÂN THỐNG TRỤC Ô THANG trong sách Y Lâm Cải Thác

8.14. GIA VỊ TAM DIÊU TÁN trong sách Nghiệm Phương

8.15. HỔ TIỀM HOÀN trong sách Đơn Khê Phương

8.16. KHU PHONG THANG, TÁN HÀN THANG, TÁO THẤP THANG, TÁN NHIỆT

THANG trong Y Học Cổ Phương

8.17. PHONG THẤP ĐƠN trong sách Y Học Cải Phương

9. BIỆN CHỨNG DƯỢC TRỊ

9.1. PHONG MẠNH

9.1.1. CHỦ CHỨNG

9.1.2. PHÂN TÍCH BỆNH LÝ

9.1.3. NGUYÊN TẮC THI TRỊ

9.1.4. DƯỢC TRỊ

9.2. HÀN MẠNH

9.2.1. CHỦ CHỨNG

9.2.2. PHÂN TÁCH BỆNH LÝ

9.2.3. NGUYÊN TẮC THI TRỊ

9.2.4. DƯỢC TRỊ

9.3. THẤP MẠNH

9.3.1. CHỦ CHỨNG,

9.3.2. PHÂN TÍCH BỆNH LÝ

9.3.3. NGUYÊN TẮC THI TRỊ

9.3.4. DƯỢC TRỊ

9.4. NHIỆT MẠNH

9.4.1. CHỦ CHỨNG

9.4.2. PHÂN TÍCH BỆNH LÝ

9.4.3. NGUYÊN TẮC THI TRỊ

9.4.4. DƯỢC TRỊ

9.5. TRONG LÒNG HỒI HỘP LO ÂU

9.5.1. CHỦ CHỨNG

9.5.2. PHÂN TÍCH BỆNH LÝ

9.5.3. NGUYÊN TẮC THI TRỊ

9.5.4. DƯỢC TRỊ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!