Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm và đề xuất giải pháp tổng hợp quản lý chất lượng nước các hồ Châu Pha, Kim Long và Đá Bàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đảm bảo an toàn cấp nước sinh hoạt và công nghiệp :Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN CÔNG SOÁI
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN GÂY Ô
NHIỄM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG HỢP
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC HỒ
CHÂU PHA, KIM LONG VÀ ĐÁ BÀNG TỈNH
BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẢM BẢO AN TOÀN
CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã số : 60.85.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Việt Thắng
Người phản biện 1: .......................................................................................................
Người phản biện 2: .......................................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. .........................................................................- Chủ tịch Hội đồng
2. .........................................................................- Phản biện 1
3. .........................................................................- Phản biện 2
4. .........................................................................- Ủy viên
5. .........................................................................- Thư ký
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG VIỆN TRUỞNG VIỆN KHCN&QLMT
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: PHAN CÔNG SOÁI MSHV: 15001991
Ngày, tháng, năm sinh: 19/6/1984 Nơi sinh: Bình Trị Thiên
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 60.85.01.01
I. TÊN ĐỀ TÀI: “Điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm và đề xuất giải pháp
quản lý tổng hợp chất lượng nước các hồ Châu Pha, Kim Long và Đá Bàng tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu đảm bảo an toàn cấp nước sinh hoạt và công nghiệp”.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Điều tra các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường
nước các hồ chứa Châu Pha, Kim Long, Đá Bàng thông qua khảo sát thực địa và lấy
mẫu hiện trường, phỏng vấn, thu thập thông tin về các hoạt động sản xuất kinh
doanh; đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng nước, bùn đáy tại 03 hồ chứa nước
và các sông, suối thượng nguồn; đề xuất giải pháp tổng hợp quản lý chất lượng môi
trường nước các hồ chứa Châu Pha, Kim Long, Đá Bàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
đảm bảo an toàn cấp nước sinh hoạt và công nghiệp.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Thực hiện Quyết định số 2743/QĐ-ĐHCN ngày
26/12/2018 của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh về việc giao
đề tài và cử người hướng dẫn luận văn thạc sĩ.
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 01 tháng 8 năm 2019.
V. NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Lê Việt Thắng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
TS. Lê Việt Thắng
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN&QLMT
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, học viên xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng
Đào tạo, Phòng Quản lý sau đại học Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, cùng
các thầy cô giáo Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường đã tận tình giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện cho học viên trong quá trình học tập và thực hiện đề tài trong
thời gian qua. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn TS. Lê Việt Thắng đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ học viên hoàn
thành đề tài tốt nghiệp.
Học viên xin cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND và Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Châu Đức, huyện Đất Đỏ, huyện Tân Thành và thị xã
Phú Mỹ, cùng với các cơ sở sản xuất trên địa bàn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong
quá trình điều tra thực địa, giúp học viên có những số liệu thực tế xác thực, góp
phần không nhỏ để học viên hoàn thành bài đề tài này.
Cuối cùng học viên xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh, động
viên, giúp đỡ học viên hoàn thành đề tài này.
Học viên
Phan Công Soái
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế được đẩy nhanh, đi đôi với quá
trình phát triển kinh tế trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và đang
nảy sinh những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng tới tài nguyên môi trường và
nguồn nước mặt trên lưu vực 03 hồ chứa nước Châu Pha, Kim Long, Đá Bàng
thuộc huyện Châu Đức, TX Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Việc điều tra nguồn
thải với tỷ lệ đủ lớn (1/50.000) kết hợp đánh giá chất lượng nước mặt sông suối
thượng nguồn, hồ chứa đối với các nguồn thải (>10 m3
/ngày.đêm) kết hợp phân tích
các thông số bổ sung chỉ tiêu chất độc hại trong môi trường nước như kim loại
nặng, thuốc BVTV làm cơ sở đề xuất các giải pháp tổng hợp bảo vệ nguồn nước
sinh hoạt và công nghiệp trên lưu vực các hồ chứa là cần thiết và cấp bách. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Chất lượng nước mặt tại lưu vực 03 hồ chứa điều tra có dấu
hiệu ô nhiễm về hàm lượng chất hữu cơ (COD), hàm lượng kim loại (Fe), chất dinh
dưỡng (Nitrit, Nitrat) và vi sinh (Coliform). Vào mùa mưa, các thông số ô nhiễm
trong nước mặt lưu vực 03 hồ cao hơn so với mùa khô; Những vị trí có giá trị các
thông số ô nhiễm cao tập trung ở khu vực sông, suối thượng nguồn, là nơi tiếp nhận
các chất ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi và nông nghiệp trên lưu vực. Trong đó,
hoạt động chăn nuôi heo là nguồn phát sinh lưu lượng và tải lượng ô nhiễm nhiều
nhất và gấp nhiều lần so với các nguồn thải khác. Từ kết quả điều tra, phân tích, đề
tài đã đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa và hạn chế tác
động xấu tới môi trường nước mặt trên lưu vực 03 hồ chứa nước điều tra đảm bảo
nguồn cấp nước an toàn cho địa phương và các vùng lân cận.
Từ khóa: Chăn nuôi heo, chất lượng nước mặt, nguồn thải, Bà Rịa - Vũng Tàu.
iii
ABSTRACT
In recent years, the speed of economic development has been accelerated, coupled
with the process of economic development in the context of climate change impacts,
which have been negatively impacting on natural resources, environment and
surface water sources on basin 3 reservoirs of Chau Pha, Kim Long and Da Bang in
Chau Duc district, Phu My town, Ba Ria - Vung Tau province. The investigation of
the waste source with a large enough rate (1/50.000) combined with the assessment
of upstream river water quality, reservoirs for waste sources (> 10 m3
/day. Night)
and the analysis of additional parameters of toxic substances in water environment
such as heavy metals, pesticides to propose integrated solutions to protect domestic
and industrial water sources in reservoirs are necessary and urgent. Research results
show that surface water quality in the basin of 3 investigated reservoirs has signs of
pollution on organic matter content (COD), metal content (Fe), nutrients (Nitrit,
Nitrate) and microorganisms (Coliform). In the rainy season, pollution parameters
in the basin are higher than in the dry season. The locations with high pollution
parameters are concentrated in upstream rivers and streams, which receive
pollutants from livestock and agricultural activities. In particular, pig raising
produces most toxic pollutant, many times more than other waste sources. From the
survey and analysis results, the thesis has provided practical solutions to minimize,
prevent and limit bad impacts on the surface water environment on basin 3 reservoir
to ensure water supply safe for local and surrounding areas.
Keywords: Pig breeding, surface water quality, waste source, Ba Ria - Vung Tau.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Là học viên lớp cao học của Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, nay được vinh
dự viết đề tài để hoàn tất chương trình đào tạo. Trong quá trình thực hiện đề tài này
học viên xin cam đoan những số liệu và nội dung trong đề tài này đều được cho
phép thu thập một cách trung thực. Nội dung đề tài là công trình nghiên cứu của
riêng học viên, chưa từng được ai sử dụng để công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Học viên xin cam đoan rằng các thông tin, tài liệu trích dẫn trong đề tài đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Học viên
Phan Công Soái
v
MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................xi
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Sự cần thiết thực hiện đề tài.........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................2
2.1 Mục tiêu tổng quát .....................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................2
3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................2
3.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .....................................................4
4.1 Ý nghĩa khoa học .......................................................................................4
4.2 Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................5
1.1 Tổng quan tài liệu ......................................................................................5
1.1.1 Một số nghiên cứu của tác giả ngoài nước .............................................5
1.1.2 Một số nghiên cứu của tác giả trong nước..............................................7
1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu ...............................................................11
1.2.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................11
1.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .................................17
1.2.3 Hiện trạng mạng lưới sông suối và tình hình cấp nước tại lưu vực 03 hồ
chứa nước sinh hoạt .............................................................................20
1.2.4 Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và hiện trạng phát
triển kinh tế xã hội đến môi trường nước lưu vực hồ chứa .................22
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................24
2.1 Nội dung nghiên cứu................................................................................24
2.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................25
2.2.1 Phương pháp kế thừa ............................................................................25
2.2.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn .........................................................26
2.2.3 Phương pháp đo đạc hiện trường, lấy mẫu phân tích ...........................28
2.2.4 Phương pháp so sánh ............................................................................31
2.2.5 Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp số liệu, tài liệu..............31
2.2.6 Phương pháp bản đồ - Gis.....................................................................31
vi
2.2.7 Phương pháp xác định lưu lượng nước thải từng nguồn thải ...............32
2.2.8 Phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm.............................................33
2.2.9 Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước ....................................34
2.2.10 Các kỹ thuật chính được sử dụng........................................................35
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................36
3.1 Đánh giá các nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường trên lưu
vực 03 hồ chứa nước sinh hoạt điều tra ..................................................36
3.1.1 Nguồn phát sinh nước thải....................................................................36
3.1.2 Tổng lưu lượng nước thải của từng nguồn thải phát sinh nước thải trên
lưu vực 03 hồ chứa...............................................................................40
3.1.3 Hiện trạng xử lý nước thải trên lưu vực hồ điều tra .............................43
3.1.4 Đánh giá các nguồn thải tiềm tàng có khả năng gây ô nhiễm lưu vực 03
hồ chứa nước........................................................................................51
3.2 Hiện trạng môi trường nước mặt và trầm trích lưu vực 03 hồ chứa nước
sinh hoạt Châu Pha, Kim Long, Đá Bàng...............................................59
3.2.1 Đánh giá diễn biến chất lượng nước trên lưu vực 03 hồ chứa nước theo
chỉ số WQI giai đoạn 2012-2017.........................................................59
3.2.2 Hiện trạng chất lượng nước hồ chứa và sông suối thượng nguồn ........61
3.2.3 Hiện trạng chất lượng trầm tích 03 hồ chứa nước ................................88
3.2.4 Đánh giá chất lượng nước hồ và sông suối thượng nguồn theo chỉ số
chất lương nước WQI ..........................................................................91
3.3 Đánh giá thực trạng quản lý môi trường trên lưu vực 03 hồ chứa nước
sinh hoạt điều tra.....................................................................................97
3.3.1 Hệ thống chính sách và văn bản pháp luật............................................97
3.3.2 Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm ........................................99
3.3.3 Hoạt động truyền thông và sự tham gia của cộng đồng .....................100
3.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra và quan trắc môi trường nước ...............102
3.3.5 Công cụ kinh tế ...................................................................................103
3.4 Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước 03 hồ chứa nước sinh hoạt
điều tra trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu........................................105
3.4.1 Giải pháp phi công trình .....................................................................105
3.4.2 Các giải pháp công trình .....................................................................118
3.4.3 Các giải pháp khả thi để giảm thiểu ô nhiễm trên từng lưu vực nghiên
cứu......................................................................................................122
1. Kết luận.................................................................................................133
2. Kiến nghị...............................................................................................134
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................136
PHỤ LỤC...........................................................................................................139
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN ..................................................176
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...............................................11
Hình 1.2 Sơ đồ mạng lưới sông suối các lưu vực sông.............................................16
Hình 2.1 Khung tiến trình nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài ...............................26
Hình 3.1 Bản đồ vị trí các cơ sở phát sinh nước thải lưu vực hồ Châu Pha .............37
Hình 3.2 Bản đồ vị trí các cơ sở phát sinh nước thải lưu vực hồ Kim Long ............38
Hình 3.3 Bản đồ vị trí các cơ sở phát sinh nước thải lưu vực hồ Đá Bàng...............39
Hình 3.4 Vị trí cống đô thị xả nước thải ra lưu vực hồ Đá Bàng..............................44
Hình 3.5 Quy trình chăn nuôi heo chưa có HTXLNT ..............................................46
Hình 3.6 Quy trình xử lý nước thải bằng biogas, sử dụng 1 bể chứa .......................46
Hình 3.7 Quy trình xử lý nước thải bằng biogas, sử dụng từ 2 bể lắng trở lên ........47
Hình 3.8 Quy trình xử lý nước thải có HTXLNT hoàn chỉnh ..................................47
Hình 3.9 Biểu đồ tải lượng ô nhiễm có trong dư lượng phân bón hiện trạng và quy
hoạch từ hoạt động canh tác nông lâm nghiệp phát sinh tại 03 LV hồ điều
tra ...............................................................................................................52
Hình 3.10 Biểu đồ lượng thuốc BVTV rửa trôi tại thời điểm hiện trạng và quy
hoạch từ hoạt động canh tác nông nghiệp phát sinh tại 03 LV hồ điều tra
.................................................................................................................56
Hình 3.11 Bao bì thuốc BVTV vứt bỏ tại suối, khu vực canh tác nông nghiệp .......57
Hình 3.12 Rác thải sinh hoạt xả thải bừa bãi tại các suối thượng nguồn..................59
Hình 3.13 Giá trị WQI tại các vị trí lấy mẫu nước mặt trên lưu vực hồ Châu Pha
mùa mưa và mùa khô từ năm 2012 đến năm 2017..................................60
Hình 3.14 Giá trị WQI tại các vị trí lấy mẫu nước mặt trên lưu vực hồ Kim Long
mùa mưa và mùa khô từ năm 2012 đến năm 2017..................................60
Hình 3.15 Giá trị WQI tại các vị trí lấy mẫu nước mặt trên lưu vực hồ Đá Bàng mùa
mưa và mùa khô từ năm 2012 đến năm 2017..........................................61
Hình 3.16 Giá trị pH nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Châu Pha ..............62
Hình 3.17 Nồng độ TSS nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Châu Pha.........62
Hình 3.18 Nồng độ DO nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Châu Pha..........63
Hình 3.19 Nồng độ COD nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Châu Pha .......64
Hình 3.20 Nồng độ BOD5 nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Châu Pha......65
Hình 3.21 Nồng độ (N-NH4
+
) nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Châu Pha 66
Hình 3.22 Nồng độ Nitrit nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Châu Pha.......66
Hình 3.23 Nồng độ Nitrat nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Châu Pha ......67
Hình 3.24 Nồng độ Phosphat nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Châu Pha.68
Hình 3.25 Nồng độ Fe nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Châu Pha ...........69
Hình 3.26 Nồng độ Mn nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Châu Pha ..........70
Hình 3.27 Nồng độ Coliform nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Châu Pha.70
viii
Hình 3.28 Giá trị pH nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Kim Long .............71
Hình 3.29 Nồng độ TSS nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Kim Long .......72
Hình 3.30 Nồng độ DO nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Kim Long.........72
Hình 3.31 Nồng độ COD nước mặt hồm, sông suối thượng nguồn hồ Kim Long...73
Hình 3.32 Nồng độ BOD5 nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Kim Long.....74
Hình 3.33 Nồng độ (N-NH4
+
) nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Kim Long
.................................................................................................................74
Hình 3.34 Nồng độ Nitrit nước mặt hồ, sông suối thượng nguồnhồ Kim Long.......75
Hình 3.35 Nồng độ Nitrat nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Kim Long .....75
Hình 3.36 Nồng độ Phosphat nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Kim Long76
Hình 3.37 Nồng độ Fe nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Kim Long ..........77
Hình 3.38 Nồng độ Mn nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Kim Long.........77
Hình 3.39 Nồng độ Coliforms nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Kim Long
.................................................................................................................78
Hình 3.40 Giá trị pH nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Đá Bàng................79
Hình 3.41 Nồng độ TSS nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Đá Bàng..........80
Hình 3.42 Nồng độ DO nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Đá Bàng ...........80
Hình 3.43 Nồng độ COD nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Đá Bàng ........81
Hình 3.44 Nồng độ BOD5 nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Đá Bàng .......82
Hình 3.45 Nồng độ (N-NH4
+
) nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Đá Bàng .82
Hình 3.46 Nồng độ Nitrit nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Đá Bàng ........83
Hình 3.47 Nồng độ Nitrat nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Đá Bàng .......84
Hình 3.48 Nồng độ Phosphat nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Đá Bàng ..85
Hình 3.49 Nồng độ Fe nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Đá Bàng.............85
Hình 3.50 Nồng độ Mn nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Đá Bàng ...........86
Hình 3.51 Nồng độ Coliforms nước mặt hồ, sông suối thượng nguồn hồ Đá Bàng.87
Hình 3.52 Chất lượng trầm tích hồ Châu Pha ...........................................................88
Hình 3.53 Chất lượng trầm tích hồ Kim Long..........................................................89
Hình 3.54 Chất lượng trầm tích hồ Đá Bàng ............................................................90
Hình 3.55 Bản đồ chất lượng nước lưu vực hồ Châu Pha theo chỉ số WQI.............93
Hình 3.56 Bản đồ chất lượng nước lưu vực hồ Kim Long theo chỉ số WQI............94
Hình 3.57 Bản đồ chất lượng nước lưu vực hồ Đá Bàng theo chỉ số WQI ..............96
Hình 3.58 Mô hình tổ thu gom rác thải...................................................................112
Hình 3.59 Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi cho cơ sở chăn nuôi quy mô
nhỏ (hộ gia đình)....................................................................................120
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 0.1 Lưu vực và phần diện tích lưu vực điều tra [3] ...........................................3
Bảng 0.2 Thống kê danh sách xã, phường, thị trấn điều tra theo từng .......................3
Bảng 1.1 Thống kê diện tích theo độ cao địa hình....................................................12
Bảng 1.2 Tổng hợp phân loại đất vùng nghiên cứu [29] ..........................................13
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn nước cho sinh hoạt trong các CSSX công nghiệp ..................33
Bảng 2.2 Phân mức đánh giá chất lượng nước theo WQI ........................................35
Bảng 3.1 Tổng lượng nước thải sinh hoạt theo từng lưu vực hồ chứa nước ............40
Bảng 3.2 Lượng nước thải chăn nuôi các lưu vực điều tra .......................................40
Bảng 3.3 Lưu lượng nước thải trường học các lưu vực điều tra ...............................41
Bảng 3.4 Thống kê tổng số cơ sở theo quy mô về lưu lượng Qt (m3
/ngày.đêm) trên
các lưu vực điều tra....................................................................................42
Bảng 3.5 Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt lưu vực hồ Đá Bàng..............45
Bảng 3.6 Hiện trạng xử lý nước thải chăn nuôi trên các lưu vực .............................46
Bảng 3.7 Hiện trạng xử lý nước thải trường học trên các lưu vực hồ ......................49
Bảng 3.8 Hiện trạng xử lý nước thải y tế trên các lưu vực hồ chứa nước ................50
Bảng 3.9 Hiện trạng XLNT của các cơ sở sản xuất khác trên lưu vực điều tra........50
Bảng 3.10 Tải lượng ô nhiễm có trong dư lượng phân bón hiện trạng và quy hoạch
đất nông lâm nghiệp phát sinh vào lưu vực các hồ chứa.........................52
Bảng 3.11 Hệ số lượng thuốc trừ sâu sử dụng cho 01 đơn vị diện tích ....................54
Bảng 3.12 Dự báo dư lượng thuốc BVTV từ hoạt động nông nghiệp tại lưu vực hồ
Châu Pha đến năm 2020 ..........................................................................55
Bảng 3.13 Dự báo dư lượng thuốc BVTV từ hoạt động nông nghiệp tại lưu vực hồ
Kim Long đến năm 2020 .........................................................................55
Bảng 3.14 Dự báo dư lượng thuốc BVTV từ hoạt động nông nghiệp tại lưu vực hồ
Đá Bàng đến năm 2020............................................................................56
Bảng 3.15 Kết quả tính toán WQI của lưu vực hồ Châu Pha ...................................92
Bảng 3.16 Kết quả tính toán WQI của lưu vực hồ Kim Long ..................................94
Bảng 3.17 Kết quả tính toán WQI của lưu vực hồ Đá Bàng.....................................95
Bảng 3.18 Diện tích rừng trồng trong hành lang bảo vệ các hồ cấp nước [32]......106
Bảng 3.19 Hiện trạng quan trắc CLN tại LV 03 hồ cấp nước sinh hoạt (Châu Pha,
Kim Long và Đá Bàng trên địa bàn tỉnh BR-VT [36]...........................116
Bảng 3.20 Vị trí đề xuất quan trắc CLN bổ sung tại LV các hồ cấp nước sinh hoạt
nghiên cứu trên địa bàn tỉnh BR-VT .....................................................117
Bảng 3.21 Vị trí đề xuất quan trắc CLN tự động tại LV các hồ cấp nước sinh hoạt
nghiên cứu trên địa bàn tỉnh BR-VT .....................................................117
Bảng 3.22 Tổng hợp đề xuất các giải pháp khả thi ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm
x
trên từng lưu vực hồ chứa nước.............................................................123
Bảng 3.23 Đề xuất các dự án ưu tiên triển khai thực hiện ......................................126
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
BR-VT Bà Rịa - Vũng Tàu
CCN Cụm công nghiệp
CTR Chất thải rắn
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
KCN Khu công nghiệp
KHCN Khoa học Công nghệ
NĐ-CP Nghị định Chính phủ
NN - TTCN Nông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
ONMT Ô nhiễm môi trường
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
XLNT Xử lý nước thải
WQI Chỉ số chất lượng nước
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết thực hiện đề tài
Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng cho cuộc sống sinh tồn. Một trong những
nguy cơ lớn nhất về môi trường hiện nay là khan hiếm nước. Bà Rịa - Vũng Tàu là
một tỉnh có nhiều sông suối, ao hồ có khả năng cung cấp nguồn nước cho sản xuất,
ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thiếu nước mùa khô và ô
nhiễm nước do các hoạt động kinh tế xã hội đang diễn ra ở nhiều địa phương trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Công trình hồ chứa nước Châu Pha, Kim Long, Đá Bàng là 03 hồ chứa nước đa
mục tiêu, cung cấp nước phục vụ cho công nghiệp sản xuất, nông nghiệp và cấp
nước sinh hoạt cho dân cư 03 huyện Tân Thành, Châu Đức, Đất Đỏ và vùng lân
cận. Tuy nhiên, chất lượng nước hồ và hệ thống kênh dẫn cấp nước sinh hoạt đã,
đang và sẽ chịu các tác động tiêu cực bởi các hoạt động kinh tế - xã hội (hoạt động
nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất, …) trên lưu vực. Kết quả quan trắc môi trường
nước tại một số hồ chứa do Sở TN&MT tỉnh BR-VT Tàu thực hiện trong năm 2015
đã cho thấy một số hồ đã bị ô nhiễm chất lơ lửng, hữu cơ, dinh dưỡng sắt, coliform
tại một số thời điểm quan trắc. Trong đó, hồ Châu Pha ô nhiễm chất lơ lửng, COD,
BOD5, sắt và ammonia; hồ Kim Long bị ô nhiễm chất lơ lửng, COD, BOD5
coliform và sắt và hồ Đá Bàng bị ô nhiễm chất lơ lửng, COD, BOD5 và sắt [1,2].
Nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống các công trình hồ chứa Châu Pha, Kim
Long và Đá Bàng đối với sự phát triển kinh tế trong vùng cũng như để có cơ sở đề
xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước các hồ chứa là nhiệm vụ hết sức quan
trọng và cấp bách ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Từ những lý do nêu trên
việc triển khai thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm và đề
xuất giải pháp quản lý tổng hợp chất lượng nước các hồ Châu Pha, Kim Long và
Đá Bàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đảm bảo an toàn cấp nước sinh hoạt và công
nghiệp” là hết sức cần thiết.