Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
987.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1077

Điều chỉnh pháp lý hoạt động công chứng tại văn phòng công chứng dưới góc độ pháp luật về doanh nghiệp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



HOÀNG MẠNH THẮNG

ĐIỀU CHỈNH PHÁP LÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TẠI VĂN

PHÒNG CÔNG CHỨNG DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT

VỀ DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



HOÀNG MẠNH THẮNG

ĐIỀU CHỈNH PHÁP LÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TẠI VĂN

PHÒNG CÔNG CHỨNG DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT

VỀ DOANH NGHIỆP

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60-38-50

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Mai Hồng Quỳ

iii

Lời cam đoan

Tôi cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu và thông tin nêu trong Luận văn này là trung thực; các dữ liệu, luận điểm được

trích dẫn đầy đủ, nếu không thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính bản

thân tôi.

Tác giả

Hoàng Mạnh Thắng

iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật dân sự

BLDS 2005 Bộ luật dân sự 2005

BLDS 1995 Bộ luật dân sự 1995

CCV Công chứng viên

CTHD Công ty hợp danh

CHXHCN Việt Nam Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

PCC Phòng Công chứng

VBCC Văn bản công chứng

VPCC Văn phòng công chứng

XHCN Xã hội chủ nghĩa

TTTT Trung tâm thông tin

v

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG 6

1.1. Khát quát về công chứng và mô hình công chứng 6

1.2. Các loại hình tổ chức hành nghề công chứng Việt Nam 8

1.2.1. Tổ chức hành nghề công chứng tại Việt Nam 8

1.2.2. Loại hình tổ chức hành nghề công chứng theo Luật Công chứng 2006 10

1.3. Điều chỉnh pháp lý tổ chức và hoạt động của VPCC 11

1.3.1. VPCC được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp 11

1.3.2. Thành lập và đăng ký hoạt động của doanh nghiệp - VPCC 15

1.3.3. Chế độ tài chính, mức thu và sử dụng phí của VPCC 16

1.4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp - VPCC 19

1.4.1. VPCC có các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp 19

1.4.2. VPCC có các quyền và nghĩa vụ đặc thù 20

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TẠI DOANH NGHIỆP

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG - HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH ĐẶC THÙ 23

2.1. Hoạt động kinh doanh đặc thù và người thực hiện 23

2.1.1. Hoạt động kinh doanh mang tính bổ trợ tư pháp 23

2.1.2. Người thực hiện hoạt động kinh doanh đặc thù tại VPCC 24

2.1.2.1. Công chứng viên hành nghề tại VPCC 24

2.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên 25

2.1.2.3. Đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên 27

2.1.2.4. Nhiệm vụ của công chứng viên tại văn phòng công chứng 30

2.2. Sản phẩm thương mại tại VPCC 33

2.2.1. Kết quả của hoạt động kinh doanh đặc thù tại VPCC 33

2.2.2. Khái quát về sản phẩm VBCC 34

2.2.2.1. Hợp đồng, giao dịch 35

2.2.2.2. Lời chứng của công chứng viên 37

2.3. Quy trình tạo ra sản phẩm thương mại - văn bản công chứng 38

2.3.1. Quy trình chung 38

vi

2.3.2. Quy trình đối với một số việc cụ thể 42

2.4. Đánh giá hoạt động công chứng ở VPCC so với PCC 44

2.4.1. Đánh giá chung 44

2.4.2. Đánh giá dưới góc độ thương mại và thực hiện chức năng bổ trợ tư pháp 46

CHƯƠNG 3 CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG SẢN

PHẨM VĂN BẢN CÔNG CHỨNG 49

3.1. Vai trò và chất lượng của sản phẩm văn bản công chứng 49

3.1.1. Vai trò của sản phẩm văn bản công chứng trong đời sống kinh tế - xã hội 49

3.1.2. Chất lượng sản phẩm văn bản công chứng 51

3.2. Xây dựng sản phẩm văn bản công chứng đạt chất lượng 51

3.2.1. Đánh giá và định hướng cho chất lượng sản phẩm văn bản công chứng 51

3.2.2. Nâng cao chất lượng VBCC thông qua việc hoàn thiện lời chứng 54

3.2.2.1. Một số vấn đề pháp lý khi xây dựng và hoàn thiện lời chứng 54

3.2.2.2. Xây dựng bộ mẫu các lời chứng 57

3.2.3. Bảo đảm chất lượng cho sản phẩm văn bản công chứng 63

3.2.3.1. Biện pháp bảo đảm về mặt pháp lý 64

3.2.3.2. Biện pháp bảo đảm về mặt kinh tế 65

3.2.3.3. Biện pháp bảo đảm về mặt kỹ thuật 70

3.3. Một số đề xuất và kiến nghị 73

3.3.1. Một số đề xuất nâng cao chất lượng sản phẩm văn bản công chứng 73

3.3.1.1. Đề xuất về việc xây dựng bộ mẫu các lời chứng 73

3.3.1.2. Đề xuất về việc xây dựng Trung tâm thông tin và lưu trữ công chứng 73

3.3.1.3. Đề xuất về việc thành lập Hiệp hội nghề công chứng 73

3.3.1.4. Đề xuất xây dựng quy tắc đạo đức nghề công chứng 74

3.3.2. Một số kiến nghị cụ thể 74

3.3.2.1. Kiến nghị về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp 74

3.3.2.2. Kiến nghị về quy hoạch phát triển hệ thống các VPCC 75

3.3.2.3. Một số kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng 2006 75

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO vii

PHỤ LỤC CÁC MẪU LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN x

1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, nền kinh tế nước ta

có nhiều chuyển biến. Với sự hình thành nền kinh tế thị trường với nhiều thành

phần kinh tế, đã tạo điều kiện cho các giao dịch trong đời sống kinh tế, thương mại

và dân sự phát triển không ngừng. Nhu cầu về giao dịch dân sự, kinh tế và thương

mại rất lớn và ngày càng gia tăng. Điều này tất yếu dẫn đến nhu cầu công chứng các

hợp đồng, giao dịch cũng tăng cao.

Cùng với sự gia tăng về nhu cầu công chứng, tính đa dạng, phức tạp và yếu

tố mới trong các hợp đồng, giao dịch cũng phát sinh, nên áp lực đối với hoạt động

công chứng rất lớn, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước cũng như tổ chức hành nghề

công chứng và công chứng viên phải có sự đầu tư nhiều và sâu hơn cho hoạt động

công chứng, cũng như đầu tư về cơ sở vật chất để phục vụ nhu cầu công chứng

trong xã hội.

Luật Công chứng số 82/2006/QH11 đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ

10, thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007, là đạo luật đầu tiên

của nước CHXHCN Việt Nam về hoạt động công chứng bao gồm phạm vi công

chứng, CCV, tổ chức hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà

nước về công chứng.

Hoạt động công chứng là hoạt động hỗ trợ và bổ trợ cho hoạt động tư pháp

do CCV thực hiện thông qua việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp

đồng, giao dịch bằng văn bản mà pháp luật quy định phải công chứng hoặc các cá

nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Nó vừa là hoạt động mang tính công

quyền, do người có chức danh tư pháp thực hiện, nhưng đồng thời cũng mang tính

dịch vụ, do thực hiện theo yêu cầu của khách hàng, còn khách hàng phải đóng phí

khi thụ hưởng những sản phẩm của dịch vụ này.

Hình thức của tổ chức hành nghề công chứng có thể là Phòng Công chứng

hoặc Văn phòng công chứng. PCC do Nhà nước thành thành lập hoạt động theo loại

hình cơ quan nhà nước là đơn vị sự nghiệp có thu, còn VPCC do cá nhân CCV

thành lập, hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh.

Trưởng phòng PCC hoặc Trưởng VPCC là CCV đại diện theo pháp luật, quản lý và

điều hành hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.

Trong tổ chức hành nghề công chứng thì hoạt động chứng nhận của cá nhân

CCV tương đối độc lập so với hoạt động quản lý, điều hành của người đại diện theo

pháp luật của tổ chức hành nghề công chứng. CCV phải tuân theo một số nguyên

tắc hành nghề như: tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; khách quan, trung thực; chịu

trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng; theo quy tắc đạo đức nghề

nghiệp.

2

CCV là người có chức danh tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm,

hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. CCV thực hiện việc chứng nhận

tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch bằng văn bản thông qua lời

chứng thành văn. Bằng hoạt động công chứng, CCV góp phần bảo đảm an toàn

pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, bảo

đảm các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch.

Hiện nay loại hình VPCC còn rất mới so với loại hình PCC của Nhà nước đã

và đang hoạt động, vẫn còn có những ý kiến trái ngược nhau về VPCC. Tuy nhiên,

CCV hành nghề tại VPCC cũng giống như CCV tại PCC, đều do Bộ trưởng Bộ Tư

pháp bổ nhiệm, nhưng CCV của VPCC không phải là cán bộ, công chức nhà nước,

không hưởng lương từ ngân sách. VPCC hoạt động bằng nguồn thu từ kinh phí

đóng góp ban đầu của CCV, phí công chứng và thù lao công chứng thu do cung cấp

“sản phẩm văn bản công chứng” theo yêu cầu của khách hàng. VBCC của VPCC có

giá trị như VBCC của PCC.

Trong giai đoạn hiện nay, có nhiều hoạt động cung ứng dịch vụ cho xã hội

của Nhà nước đã và đang từng bước được xã hội hóa do tư nhân đảm nhiệm, cung

cấp các dịch vụ cho người dân mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện. Hoạt

động xã hội hóa công chứng cũng ở trong xu hướng này. Sự ra đời của các VPCC

thể hiện sự nhận thức, đánh giá mới về hoạt động công chứng, cũng là giai đoạn

khởi đầu cho quá trình xã hội hóa công chứng. Việc xã hội hóa công chứng cần

được tiến hành từng bước qua từng giai đoạn. Còn nhiều ý kiến cho rằng nếu giao

hoạt động công chứng cho tư nhân làm sẽ bất ổn, vì tư nhân thường vì lợi nhuận mà

xem nhẹ những mục tiêu khác. Tuy nhiên xã hội luôn tự hình thành các cơ chế phục

vụ cho các nhu cầu của mình, hoạt động trên cơ sở tự nguyện, tự chịu trách nhiệm

và tự trang trải.

Đến nay chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về hoạt động và kết quả

hoạt động công chứng tại VPCC, là VBCC - sản phẩm thương mại của doanh

nghiệp có hoạt động kinh doanh đặc thù. Sản phẩm này có ý nghĩa rất quan trong

trong các giao dịch của đời sống kinh tế - xã hội. Nếu những sản phẩm này có chất

lượng kém, bị “lỗi” nhưng lại được “lưu thông” trên thị trường sẽ gây những hậu

quả xấu cho đời sống kinh tế, thương mại và dân sự. Do vậy, rất cần thiết phải tìm

hiểu sâu về hoạt động của VPCC và sản phẩm của hoạt động này. Với mục đích

nâng cao chất lượng sản phẩm của VPCC, bảo đảm tính khách quan, tính chính xác,

tính phù hợp với quy định pháp luật và đạo đức xã hội của sản phẩm VBCC nhằm

hình thành các chứng cứ xác đáng, không bị bác bỏ, nhằm loại bỏ và phòng ngừa

các tranh chấp trong đời sống kinh tế - xã hội.

Việc nhận thức đúng đắn về hoạt động công chứng và kết quả của hoạt động

công chứng của CCV tại doanh nghiệp - VPCC, là một yêu cầu cần thiết cho việc

thực hiện nhiệm vụ: “hoàn thiện chế định công chứng, xác định rõ phạm vi của

công chứng và chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng, xây dựng mô

hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan

3

công chứng thích hợp, có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này”,

theo như định hướng của Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2006 của Bộ Chính trị

về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.

2. Tình hình nghiên cứu

Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động công chứng đã được nhiều người

nghiên cứu, trong đó có đề cập đến việc nâng cao chất lượng VBCC do CCV soạn

thảo hoặc hướng dẫn các bên tham gia hợp đồng, giao dịch soạn thảo hoặc công

nhận nội dung do các bên tự soạn thảo khi nội dung này phù hợp với quy định của

pháp luật và không trái đạo đức xã hội, cụ thể như:

“Một số vấn đề chung về công chứng nhà nước và tổ chức công chứng nhà

nước” viết năm 1996 của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hiến có đề cập đến

“giá trị pháp lý của văn bản công chứng” đó là giá trị chứng cứ. Khi hợp đồng đã

được công chứng thì nó trở thành chứng cứ, nhưng có thể sau đó, nếu có tranh chấp

xảy ra thì nó như một bằng chứng để minh chứng sự việc đó1

.

“Những bất cập trong tổ chức và hoạt động công chứng ở nước ta hiện nay”

của Tiến sỹ Trần Thất - Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp, viết năm

2004 (Tài liệu lớp bồi dưỡng công chứng 2004 tại Hà Nội), có chỉ ra “tính công

quyền không thể thiếu của hành vi công chứng để biến một văn bản từ chỗ là tư

chứng thư (văn bản tự lập của các cá nhân, tổ chức không thuộc về Nhà nước) thành

văn bản công chứng thư (văn bản có tính chất công như của cơ quan nhà nước)”.

“Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất” của ông

Dương Đình Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp, viết năm

2004 (Tài liệu lớp bồi dưỡng công chứng 2004 tại Hà Nội), có hướng dẫn thủ tục

công chứng hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và mẫu hợp đồng.

Hầu hết các bài viết, khảo luận đều trăn trở về mô hình tổ chức và hoạt động

công chứng, giá trị pháp lý của hợp đồng, giao dịch được công chứng hoặc hướng

dẫn việc xây dựng, soạn thảo hợp đồng, giao dịch có nội dung không vi phạm pháp

luật, không trái đạo đức xã hội.

Các nghiên cứu trên chủ yếu đi vào phân tích mô hình tổ chức, hoạt động của

PCC của Nhà nước, giá trị chứng cứ của hợp đồng, giao dịch đã được công chứng,

việc xây dựng và soạn thảo, sử dụng một số loại mẫu hợp đồng. Thực tiễn cho thấy

các giao dịch trong đời sống kinh tế, dân sự rất đa dạng, phức tạp, vì vậy sản phẩm

của hoạt động công chứng cũng rất đa dạng, phong phú và có chất lượng khác nhau.

Do đó cần có sự đánh giá, nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về sản

phẩm VBCC của CCV hành nghề tại VPCC, như là một thương phẩm trên thị

trường, các phương thức và trình tự để tạo ra thương phẩm, điều chỉnh pháp lý và

1 Bộ Tư pháp (1996), Những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước (Tài liệu nghiệp

vụ), Hà Nội, trang 269.

4

định hướng chất lượng cho thương phẩm đạt chuẩn, để phụ vụ tốt cho nhu cầu công

chứng trong đời sống kinh tế - xã hội.

3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

Mục đích của đề tài:

Đánh giá và làm rõ được hoạt động của CCV tại VPCC ở góc độ doanh

nghiệp hoạt động kinh doanh đồng thời thực hiện hoạt động bổ trợ tư pháp.

Làm rõ khái niệm VBCC và lời chứng của CCV trong VBCC ở góc độ là sản

phẩm thương mại đặc thù tại VPCC.

Hướng hoàn thiện các cơ sở pháp lý, biện pháp kinh tế và kỹ thuật là ứng

dụng công nghệ thông tin cho việc tạo ra sản phẩm VBCC như là thương phẩm có

giá trị, chất lượng và đạt chuẩn pháp lý phục vụ cho đời sống kinh tế - xã hội.

Nhiệm vụ của đề tài:

Đề tài nghiên cứu hoạt động chứng nhận của CCV, quá trình hình thành sản

phẩm VBCC, mối quan hệ giữa lời chứng CCV với nội dung của hợp đồng, giao

dịch trong VBCC tại VPCC.

Nghiên cứu những nguyên tắc hành nghề công chứng, quy trình và thủ tục

công chứng, những biện pháp bảo đảm về mặt pháp lý, kinh tế và kỹ thuật là việc

ứng dụng công nghệ thông tin đối với sản phẩm VBCC.

Xây dựng và hoàn thiện sản phẩm VBCC của VPCC có giá trị, có chất lượng

và đạt chuẩn pháp lý để khi đưa vào lưu thông, nó hoàn thành được vai trò và sứ

mạng pháp lý là bảo đảm và định hướng cho các hợp đồng, giao dịch phù hợp với

quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, giảm thiểu các tranh chấp trong

đời sống kinh tế - xã hội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu:

Các điều chỉnh pháp lý về hoạt động công chứng, thực tiễn hoạt động công

chứng và người thực hiện công chứng tại VPCC.

Kết quả của hoạt động công chứng tại VPCC là sản phẩm VBCC, gồm nội

dung của hợp đồng, giao dịch và lời chứng của CCV. Quy trình và các biện pháp

bảo đảm cho sản phẩm VBCC của CCV hành nghề tại VPCC có giá trị, có chất

lượng và đạt chuẩn pháp lý.

Phạm vi nghiên cứu:

Trong phạm vi của luận văn chuyên ngành luật kinh tế, tác giả tập trung

nghiên cứu những vấn đề sau:

Hoạt động chứng nhận của CCV tại VPCC tổ chức theo loại hình doanh

nghiệp.

Quá trình hình thành và hoàn thiện VBCC, đặc biệt là lời chứng của CCV

trong VBCC.

5

Những biện pháp về kinh tế, pháp lý và kỹ thuật là ứng dụng công nghệ

thông tin để bảo đảm cho giá trị của VBCC.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Cơ sở lý luận của luận văn là Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước

XHCN Việt Nam liên quan đến nội dung của đề tài; những nghiên cứu của các nhà

khoa học về các lĩnh vực liên quan.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên phép duy vật biện chứng và duy

vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện

luận văn tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: so sánh

pháp luật, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp và khảo sát thực tiễn để làm sáng tỏ nội

dung nghiên cứu của đề tài.

6. Đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài là một nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên về hoạt động và sản phẩm của

hoạt động của VPCC dưới góc độ là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đặc thù,

nên kết quả nghiên cứu được coi là mới. Đó là:

- Đưa ra khái niệm về VBCC do CCV của VPCC thực hiện như là một sản

phẩm thương mại của doanh nghiệp VPCC.

- Phương thức để tạo sản phẩm thương mại là VBCC có giá trị, có chất

lượng, đạt chuẩn pháp lý và được bảo đảm.

- Những biện pháp bảo đảm về mặt kinh tế, pháp lý và kỹ thuật là ứng

dụng cong nghệ thông tin đối với sản phẩm là VBCC.

- Đánh giá hiệu quả tích cực của sản phẩm VBCC đạt chất lượng khi lưu

thông trong đời sống kinh tế - xã hội. Tác giả xin chỉ ra một số mặt hạn chế trong

hoạt động công chứng và một số quy định chưa khả thi của pháp luật về hoạt động

công chứng tại VPCC, nguyên nhân của tình trạng này và đề xuất một số kiến nghị

sửa đổi, bổ sung, để khắc phục những mặt hạn chế và chưa khả thi này.

Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao nhận thức về hoạt động công

chứng, vai trò và giá trị của sản phẩm VBCC tại VPCC đối với đời sống kinh tế - xã

hội.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm:

Chương 1: Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Văn phòng công

chứng

Chương 2: Hoạt động công chứng tại Văn phòng công chứng - Hoạt động

kinh doanh dặc biệt

Chương 3: Chất lượng và bảo đảm chất lượng sản phẩm văn bản công chứng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!